Thác Prenn – Wikipedia Tiếng Việt

Thác Prenn trên bản đồ Việt NamThác PrennThác PrennThác Prenn (Việt Nam)

Thác Prenn là một thác nước ở thành phố Đà Lạt thuộc tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam [1][2][3].

Thác Prenn năm 2015

Thác Prenn nằm cạnh quốc lộ 20, ở cửa ngõ vào TP.Đà Lạt là một trong những KDL sinh thái về rừng, suối. Thác ở chân đèo Prenn cách trung tâm Đà Lạt khoảng 10 km. Thác nằm trong khu rừng nguyên sinh còn sót lại. Dòng nước từ trên ghềnh đá với độ cao hơn 20m cao đổ xuống trắng xóa như một dải lụa bạch trông tựa mái tóc của nàng Bạch Mao Tiên cô. Có thể vì thế mà một số du khách gọi là thác Tiên Sa.

Giữa rừng thông trầm mặc, dáng núi hình rồng, lịch sử huyền thoại ở đất này như hòa làm một, cách mô phỏng khéo léo về mặt kiến trúc tạo sự linh thiêng từ địa thế,địa linh. Tâm hồn chiêm bái như hướng về đất tổ hướng về lịch sử xa xưa của dân tộc Việt Nam.

Nguồn gốc tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo truyền thuyết mà các già làng kể lại thì thác có tên gọi trên là xuất phát từ tiếng K’Ho đầu tiên có tên gọi Prềnh – có nghĩa là Cà đắng, sau người dân đọc lại thành Prenn. Bằng chứng là ngày nay, ở khu vực thượng nguồn của thác, dọc hai bên bờ suối vẫn còn rất nhiều cây Cà đắng mọc hoang. Loại cà này có trái nhỏ và tròn như cà pháo nhưng vỏ xanh và có điểm nhiều chấm trắng, khi chín có màu vàng. Ngày xưa người dân tộc đem chế biến và ăn có vị đắng rất ngon.

Còn theo các nhà dân tộc học thì tên của thác nước này, lại xuất phát từ tiếng Chăm. Prenn có nghĩa là “vùng lấn chiếm”. Tên gọi này xuất phát từ cuộc chiến tranh khá dai dẳng của các bộ tộc người thiểu số sống trên vùng đất này để chống lại những lần “Tây tiến” của người Chăm ở Panduranga (Ninh Thuận) vào thế kỷ 17, và người dân địa phương lấy tên này đặt tên cho thác nước hùng vĩ quanh năm nước chảy tạo sương trắng bảng lảng cả một vùng và từ đó thác có tên gọi Prenn.

Miêu tả

[sửa | sửa mã nguồn]

Để vào thác, du khách phải qua một chiếc cầu ngắn bắc ngang dòng suối đã được kè chắn bằng bêtông nhằm tránh bị xói lở. Con đường xuống thác thật đẹp với những bậc đá ôm theo sườn đồi được bố trí một cách hợp lý; Du khách sẽ nhìn thấy một bức màn nước buông mình từ độ cao gần 10m xuống thung lũng nhỏ đã được chỉnh sửa thành vườn hoa mà từ đây có nhiều lối đẹp đưa chân lên các đồi thông thoáng đãng chung quanh.

Du khách có thể men theo các con đường dẫn đến vườn thú, vườn lan hay thư thả dạo gót hoa viên ngắm nhìn những bông hoa khoe sắc, những căn chòi xinh xinh trên ngọn cây hoặc đung đưa cùng cầu treo bắc ngang dòng suối nhỏ. Ở một góc độ khác, vườn đá Thái Dương với sự sắp xếp đầy ngẫu hứng tạo được một bất ngờ thú vị. Đặc biệt với hệ thống cáp treo, du khách có thể ngang qua dòng thác trong cảm giác phiêu bồng, tưởng như đang đi vào cõi thần tiên...

Trải nghiệm các dịch vụ tại khu du lịch thác Prenn: Cưỡi Voi lội suối; cưỡi đà điểu, lạc đà, cưỡi ngựa, cưỡi trâu

Tham gia các trò chơi dân gian: Bắn cung, bắn nỏ, bắn súng; dịch vụ hóa trang dân tộc, bơi thuyền lội suối...

Thác Prenn đã được bộ VH-TT công nhận và cấp bằng di tích lịch sử văn hoá quốc gia (năm 2000).

Đặc biệt trong năm 2002, đơn vị quản lý đã đầu tư xây dựng đền thờ Âu Lạc trên đỉnh núi cao nhìn xuống thác.(dựa theo truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ) ở phía trên đồi cao để khách tham quan, dâng hương.

Hiện nay, thác Prenn do Công ty cổ phần Dịch vụ Du lịch Đà Lạt quản lý khai thác.[4]

  • Thác Prenn mùa bão lũ năm 2006 Thác Prenn mùa bão lũ năm 2006
  • Thác Prenn tháng 6 năm 2011 Thác Prenn tháng 6 năm 2011

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tập bản đồ hành chính Việt Nam. Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Hà Nội, 2013.
  2. ^ Bản đồ tỷ lệ 1:50.000 tờ C-49-1-B. Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, 2004.
  3. ^ 16 thác nước đẹp nhất Việt Nam từ Bắc vào Nam. Dulich Việt Nam, 17/05/2018. Truy cập 22/12/2018.
  4. ^ “Xung quanh việc 2 di tích quốc gia ở Lâm Đồng xin "khai tử"”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2009.
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Thác Prenn.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Bài viết tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • x
  • t
  • s
Du lịch Lâm Đồng – Đà Lạt
Công trình kiến trúc
  • Biệt thự Hằng Nga
  • Dinh I
  • Dinh II
  • Dinh III
  • Ga Đà Lạt
  • Nhà Thủy Tạ
  • Khách sạn Dalat Palace
  • Trường Cao đẳng Đà Lạt
  • Trường Đại học Đà Lạt
  • Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú
  • Lăng Nguyễn Hữu Hào
  • Viện Sinh học Tây Nguyên
Ga Đà Lạt
Công trình tôn giáo
  • Nhà thờ chính tòa Đà Lạt
  • Nhà thờ Domaine de Marie
  • Nhà thờ Cam Ly
  • Chùa Linh Sơn
  • Chùa Linh Phước
  • Chùa Linh Quang
  • Chùa Linh Phong
  • Thiên Vương Cổ Sát
  • Thiền viện Trúc Lâm
  • Thiền viện Vạn Hạnh
  • Thánh thất Đa Phước
Địa điểm du lịch – văn hóa
  • Bảo tàng Lâm Đồng
  • Biệt điện Trần Lệ Xuân
  • Cáp treo Đà Lạt
  • Chợ Đà Lạt
  • Chợ Âm Phủ
  • Vườn hoa thành phố Đà Lạt
  • Đồi Mộng Mơ
  • Đồi thông hai mộ
  • Khu du lịch Đankia – Suối Vàng
  • Làng Cù Lần
  • Khu du lịch Trúc Lâm Viên
  • Khu du lịch Đa Mê
  • Khu du lịch Rừng Madagui
  • Quảng trường Lâm Viên
  • Vườn hoa Minh Tâm
  • XQ Sử quán
Thắng cảnh thiên nhiên
  • Đồi Cù
  • Hồ Than Thở
  • Hồ Xuân Hương
  • Hồ Tuyền Lâm
  • Hồ Đankia – Suối Vàng
  • Hồ Đơn Dương
  • Núi Langbiang
  • Thung lũng Tình Yêu
  • Đèo Ngoạn Mục
  • Đèo Prenn
  • Vườn quốc gia Cát Tiên
  • Thác Bobla
  • Thác Cam Ly
  • Thác Cửa Thần
  • Thác Đa M'bri
  • Thác Datanla
  • Thác Gougah
  • Thác Hang Cọp
  • Thác Liên Khương
  • Thác Pongour
  • Thác Prenn
  • Thác Voi
Văn hóa – lễ hội
  • Festival Hoa Đà Lạt
  • Lễ hội văn hóa trà
  • Hoa hậu các dân tộc Việt Nam
  • Trâu Langbiang
  • Ngựa Đà Lạt
Ẩm thực – đặc sản
  • Vang Đà Lạt
  • Trà B'Lao
  • Atisô
  • Mứt trái cây
Du lịch Việt Nam

7 khu du lịch quốc gia • An Giang • Bà Rịa – Vũng Tàu • Bạc Liêu • Bắc Giang • Bắc Kạn • Bắc Ninh • Bến Tre • Bình Dương • Bình Định • Bình Phước • Bình Thuận • Cà Mau • Cần Thơ • Cao Bằng • Đà Nẵng • Đắk Lắk • Đắk Nông • Điện Biên • Đồng Nai • Đồng Tháp • Gia Lai • Hà Giang • Hà Nam • Hà Nội • Hà Tĩnh • Hải Dương • Hải Phòng • Hậu Giang • Hòa Bình • Thành phố Hồ Chí Minh • Hưng Yên • Khánh Hòa • Kiên Giang • Kon Tum • Lai Châu • Lạng Sơn • Lào Cai • Lâm Đồng • Long An • Nam Định • Nghệ An • Ninh Bình • Ninh Thuận • Phú Thọ • Phú Yên • Quảng Bình • Quảng Nam • Quảng Ngãi • Quảng Ninh • Quảng Trị • Sóc Trăng • Sơn La • Tây Ninh • Thái Bình • Thái Nguyên • Thanh Hóa • Thừa Thiên Huế • Tiền Giang • Trà Vinh • Tuyên Quang • Vĩnh Long • Vĩnh Phúc • Yên Bái

  • x
  • t
  • s
Việt Nam Thác nước Việt Nam
Đông Bắc
  • Ba Tia
  • Bạc (Tam Đảo)
  • Bạch Vân
  • Bản Ba
  • Bản Coóng
  • Bản Giốc
  • Cò Là
  • Đá Bàn
  • Đăng Mò
  • Đầu Đẳng
  • Đầu Nhuần
  • Giềng
  • Khe Vằn
  • Khuôn Tát
  • Luồng
  • Mơ (Na Hang • Quảng Yên)
  • Nà Khoang
  • Nà Noọc
  • Na Pao
  • Nậm Me
  • Nặm Tạu
  • Nậm Rứt
  • Ô Đồ
  • Pác Ban
  • Pạc Sủi
  • Tà Lâm
  • Tam Đảo
  • Táng Tinh (Tiên)
  • Tát Lụa
  • Trăn
Thác Bản GiốcThác Bạc Sa Pa
Tây Bắc
  • Bạc (Sa Pa • Tú Sơn)
  • Cát Cát
  • Chiềng Khoa
  • Dải Yếm
  • Đa Ba Vì
  • Gò Lào
  • Hàm Rồng
  • Háng Tề Chơ
  • Mơ (Mù Cang Chải • Thanh Sơn)
  • Mu
  • Pú Nhu
  • Tác Tình
  • Tênh Phông
  • Thăng Thiên
  • Tình Yêu
  • Tiên (Lào Cai)
Bắc Trung bộ
  • A Dơi
  • A Nor
  • Bụt
  • Bảy Tầng
  • Cây Đơn
  • Chênh Vênh
  • Đá Dần
  • Đỗ Quyên
  • Hiêu
  • Khe Kèm
  • Luồi
  • Mây
  • Mơ (Bá Thước • Minh Hóa • Nam Đông)
  • Mưa
  • Nà Nhạn
  • Nhị Hồ
  • Quả Xẳng
  • Ra Ka
  • Sao Va
  • Tà Puồng
  • Voi (Thạch Thành)
  • Xói Voi
Nam Trung bộ
  • Cây Đu
  • Đa Mi
  • Grăng
  • H'Ly
  • Lệ Trinh
  • Mây Treo
  • Ồ Ồ
  • R'Cung
  • Tà Gụ
  • Tà Manh
  • Tà Pứa
  • Thác Bà
  • Tiên (Ninh Thuận)
  • Trắng Minh Long
  • Vực Hòm
  • Yang Bay
Tây Nguyên
  • Ba Tầng
  • Bàu Cạn
  • Bay
  • Bảy Nhánh
  • Bobla
  • Cam Ly
  • Chín Tầng
  • Cửa Thần
  • Đá Cao
  • Đa M'bri
  • Đăk Chè
  • Đăk G'Lun
  • Đăk Lang
  • Đăk Lung
  • Đăk Rong
  • Datanla
  • Diệu Thanh
  • Drai Dlông
  • Drai Yông
  • Dray H'Jie
  • Đray H'linh
  • Đray K'nao
  • Dray Kpơr
  • Đray Nur
  • Đray Sáp
  • Gia Long
  • Gougah
  • Hang Cọp
  • Hang Dơi
  • Ia Dom
  • Ia Grăng
  • Ia Nhí
  • Ia Rsai
  • Khỉ
  • Kôi Tó
  • Kon Bông
  • Kon Lok
  • Krông Kmar
  • Kueng O
  • Lệ Kim
  • Liên Khương
  • Liêng Nung
  • Lô Ba
  • Lưu Ly
  • Mơ (Ia Khai)
  • Pa Sỹ
  • Phú Cường
  • Pongour
  • Prenn
  • Thủy Tiên
  • Trinh Nữ
  • Trời (Nam Cát Tiên)
  • Voi (Nam Ban)
  • Xung Khoeng
  • Yaly
Nam bộ
  • Ba Giọt
  • Bù Xa
  • Đá Bàn (Vĩnh Cửu • Phú Quốc)
  • Đá Hàn
  • Đăk Mai
  • Đứng
  • Giang Điền
  • K'Reo
  • Mai
  • Mơ (Đồng Nai)
  • Pan Toong
  • Ràng
  • Suối Reo
  • Tà Lài
  • Trời (Xuân Lộc)
  • Tranh
  • Voi (Bù Đăng)

Thể loại Di tích quốc gia đặc biệt Thể loại Hang động Thể loại Thác nước Thể loại Đèo Thể loại Chùa Thể loại Đình Thể loại Đền Thể loại Nhà thờ Thể loại Tháp cổ Thể loại Tháp Chăm

Từ khóa » đà Lạt Thác Prenn