Thạc Sỹ, Bác Sỹ Huỳnh Phương Nguyệt Anh: Tuổi Trẻ Là Nỗ Lực Và ...
Có thể bạn quan tâm
Thạc sĩ, bác sĩ Huỳnh Phương Nguyệt Anh (bên trái) luôn được bệnh nhân và đồng nghiệp tin tưởng, yêu mến bởi kiến thức chuyên môn, sự tận tâm, năng động, nhiệt tình và hòa đồng. (Ảnh: NVCC). |
Mái tóc tém gọn gàng, dáng người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, trên môi luôn nở nụ cười khi trò chuyện với người đối diện là những ấn tượng đầu tiên khi tôi gặp bác sỹ Huỳnh Phương Nguyệt Anh, Khoa Chấn thương Chỉnh hình của Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
Chia sẻ về mong muốn của mình khi Ngày Thầy thuốc đang đến gần, Bác sỹ Nguyệt Anh mong sao dịch bệnh qua thật nhanh để đội ngũ y, bác sỹ, tình nguyện viên không còn phải khoác trên mình bộ đồ bảo hộ nóng bức, không còn bệnh nhân bị mắc COVID-19 để điều trị.
Xung phong tình nguyện vào vùng nguy hiểm
9 tháng trước (tháng 6/2021), thời điểm dịch bệnh COVID-19 ở tỉnh Bắc Giang bùng phát, không ngần ngại thạc sỹ, bác sỹ Huỳnh Phương Nguyệt Anh và một đồng nghiệp nam đã nhận lệnh lên đường đến Bắc Giang để hỗ trợ công tác điều trị cho bệnh nhân.
“Hình ảnh đồng nghiệp bị cháy da dưới cái nắng gắt ở Bắc Giang, nhân lực y tế thiếu thốn và số ca mắc tăng nhanh thời điểm đó khiến tôi không thể ngồi im, đó là lý do tôi đến Bắc Giang". Bác sỹ Nguyệt Anh cho biết.
“Ai cũng hỏi tôi “không sợ à, có lo lắng không? Lo chứ, dịch bệnh chết người mà, rồi Bắc Giang là một địa phương tôi chỉ nghe chứ chưa từng đến, văn hóa, cách sống khác nhau, tôi sợ sẽ gặp những khó khăn trong việc hợp tác làm việc. Thế nhưng khi cùng ăn chung, ở chung và cùng nhau vượt qua những khó khăn, vượt qua thách thức trong điều trị giành giật sự sống cho người bệnh, thì những lo lắng nó không còn nữa. Ngược lại, trong muôn vàn khó khăn chúng ta mới thấy hết được tình yêu thương, sự sẻ chia và tinh thần đoàn kết mạnh mẽ của người Việt Nam". Bác sỹ Nguyệt Anh chia sẻ.
Trong mọi hoàn cảnh bác sỹ Huỳnh Phương Nguyệt Anh luôn hết lòng vì người bệnh. (Ảnh: NVCC). |
Là bác sỹ ngoại khoa, khi tham chống dịch tại Bắc Giang, dù kinh nghiệm điều trị cho bệnh nhân COVID-19 chưa có, những việc từ trước đến nay không phải chuyên môn của mình bác sỹ Nguyệt Anh cũng sẵn sàng nhận, dù nguy cơ nhiễm bệnh cũng rất cao.
Khi tình hình dịch bệnh tại TP Hồ Chí Minh bùng phát, cuối tháng 6 năm 2021 bác sỹ Nguyệt Anh được lãnh đạo Bệnh viện rút về và tham gia chống dịch tại Bệnh viện điều trị COVID-19 Củ Chi. Đây là một trong những chiến trường ác liệt điều trị bệnh nhân COVID-19.
Cuối tháng 7 đầu tháng 8 năm 2021, Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh được giao triển khai Trung tâm Hồi sức người bệnh COVID-19. Và đây mới thật sự là cuộc chiến không bao giờ quên trong cuộc đời làm ngành y.
“10 năm công tác tại bệnh viện Y Dược, chưa bao giờ tôi nhìn thấy nhiều người bệnh đến thế. Bệnh nhẹ có, nặng có và cả bệnh nhân tử vong cũng rất nhiều. Thời điểm đó nhiều bạn bác sỹ trẻ, nhiều tình nguyện viên tham gia phòng, chống dịch chưa có kinh nghiệm đã “sốc”, thậm chí sang chấn tâm lý khi bệnh nhân cao tuổi nhiều, chuyển biến bệnh nhanh và thường rất khó đưa ra phán đoán. Y, bác sỹ, nhân viên y tế, các tình nguyện viên mất ăn, mất ngủ diễn ra thường xuyên. Nhiều bạn khi phải quyết định ngừng máy thở hay phải gọi cho gia đình của bệnh nhân để thông báo tin buồn đều rất đau lòng, cuộc chiến này đã lấy đi quá nhiều nước mắt của mọi người”. Bác sỹ Nguyệt Anh trải lòng.
Thế nhưng hơn ai hết chúng tôi luôn hiểu rằng, trách nhiệm của người thầy thuốc chính là cứu người, chúng tôi đã động viên nhau, chủ động chia sẻ những câu chuyện,về chuyên môn, về cuộc sống, để tạm vơi đi những nỗi buồn, vơi đi những nhọc nhằn, cùng cố gắng để làm sao cứu, chữa khỏi cho nhiều bệnh nhân nhất”. Bác sỹ Nguyệt Anh chia sẻ.
Cũng theo bác sỹ Huỳnh Phương Nguyệt Anh: Có lẽ quãng thời gian công tác tại Trung tâm Hồi sức của Bệnh viện Y Dược là khoảng thời gian chị sẽ không thể nào quên được. Bản thân chị tin rằng rất nhiều đồng nghiệp của mình cũng sẽ cảm thấy như vậy. Và không ai mong mình sẽ phải chứng kiến cảnh thương tâm đó một lần nào nữa trong cuộc đời.
Bác sỹ Huỳnh Phương Nguyệt Anh cũng dành nhiều thời gian tham gia các hoạt động khám bệnh cho người dân có hoàn cảnh khó khăn.(Ảnh: NVCC) |
Chuyện buồn cũng nhiều, nhưng cũng có những niềm vui, đó chính là nụ cười của những bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh, là ánh mắt hạnh phúc của bệnh nhân nhìn bác sỹ khi đã cai máy thở, đó cũng chính là mong muốn được sống mãnh liệt của bệnh nhân… mỗi bệnh nhân là một câu chuyện, và những điều đó chính là động lực cho đội ngũ y, bác sỹ nỗ lực hơn mỗi ngày.
“Nhiều bệnh nhân sau khi cai được máy thở đã nói bác sỹ quay hình ảnh của mình cùng những lời nói vô cùng xúc động cảm ơn từ bác sỹ, đến tình nguyện viên đã gội đầu, chải tóc cho mình… đó là niềm động lực vô cùng to lớn cho chúng tôi”. Bác sỹ Nguyệt Anh bộc bạch.
Đặc biệt, trong đợt dịch này TP có rất nhiều bác sỹ trẻ tiến bộ, thậm chí nhiều bác sỹ trẻ tiến bộ nhanh chóng. Đây sẽ là đội ngũ y, bác sỹ trẻ có kinh nghiệm, có thực thế để hỗ trợ cho ngành y tế của TP trong thời gian sau này.
Đam mê nghiên cứu khoa học
Thời gian của Nguyệt Anh là dành chủ yếu cho bệnh nhân và công việc nghiên cứu. Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh như ngôi nhà thứ hai của mình vậy. Một mình đảm nhận nhiều vai trò là vậy, nhưng bác sỹ Nguyệt Anh chỉ đơn giản nghĩ rằng, đó là những điều là người trẻ cần phải làm.
Ngoài chuyên môn, nghiên cứu khoa học thì chị vẫn luôn dành thời gian để tham gia các hoạt động đoàn thể. Chị thường xuyên tham gia các chương trình khám, phát thuốc tình nguyện; tổ chức hiến máu tình nguyện tại Bệnh viện. Đặc biệt chị cũng là người rất năng động, giỏi và có niềm đam mê với thể thao. Nhìn bác sỹ Huỳnh Phương Nguyệt Anh ít ai nghĩ rằng chị đã tham gia nhiều giải Futsan của Thành phố và đoạt nhiều huy chương.
Ngoài công việc, bác sỹ Huỳnh Phương Nguyệt Anh muốn sẽ dành nhiều thời gian hơn cho bố mẹ và những người thân yêu. (Ảnh: NVCC) |
Cũng chính niềm đam mê với thể thao đã khiến bác sỹ Nguyệt Anh để ý nhiều hơn đến các chấn thương, cách thức điều trị chấn thương cho các vận động viên. Trong quá trình làm việc tại Khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, bác sỹ Huỳnh Phương Nguyệt Anh đã chữa trị cho nhiều cầu thủ của Đội tuyển Bóng đá nam, bóng đá nữ Việt Nam như: Nguyễn Phan Hồng Duy, Công Phượng, Đoàn Văn Hậu… và hiện bác sỹ Nguyệt Anh vẫn tham gia điều trị cho nhiều vận động viên nữ.
“Khi chơi thể thao gặp chấn thương thì sẽ càng hiểu rõ hơn nỗi đau của vận động viên lúc ấy và tôi từng là vận động viên nên tôi hiểu được điều đó. Và trong thể thao, mỗi bộ môn sẽ có những chấn thương riêng, nên việc điều trị cho vận động viên thể thao là phải cá nhân hóa, không chỉ điều trị chấn thương mà điều trị về tâm lý. Tôi hiểu rõ những điều đó nên bệnh nhân thường tìm đến tôi để điều trị”. Bác sỹ Nguyệt Anh cho hay.
Đến nay chị đã nghiên cứu thành công và được nghiệm thu đưa vào ứng dụng tại bệnh viện 02 đề tài nghiên cứu khóa học là “Xác định giá trị ngưỡng và tính khả lặp của phép đo mức di lệch mâm chày ra trước trên khớp gối bình thường người Việt Nam bằng dụng cụ KT – 1000” và “Phẫu thuật nội soi khớp cổ chân sử dụng dụng cụ khớp gối: tính khả thi, an toàn và hiệu quả”.
Riêng với đề tài “Xác định giá trị ngưỡng và tính khả lặp của phép đo mức di lệch mâm chày ra trước trên khớp gối bình thường người Việt Nam bằng dụng cụ KT – 1000”, đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam xác định được mức di lệch mâm chày ra trước trên khớp gối khỏe mạnh của người Việt Nam trưởng thành, đồng thời đánh giá tính khả lặp của phép đo bằng máy KT – 1000. Từ đó là nền tảng tham chiếu cho thực tế lâm sàng cũng như nhiều nghiên cứu khác về chẩn đoán chính xác và chọn lựa phương pháp điều trị tối ưu nhẩt cho người bệnh tổn thương dây chằng chéo trước.
Chia sẻ về kế hoạch trong thời gian tới, bác sỹ Huỳnh Phương Nguyệt Anh khoe: Một niềm vui nho nhỏ của bản thân là sắp tới chị sẽ được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Dù ở bất cứ cương vị nào chị cũng luôn nỗ lực không ngừng, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Hiện ngoài công tác chuyên môn, chị tập trung nhiều hơn cho hoạt động nghiên cứu khoa học. Chị đang thực hiện đề tài nghiên cứu sinh về nội soi khớp cổ tay, công trình hiện cũng đã đang trong quá trình hoàn thiện.
“Bên cạnh công việc, tôi cũng muốn sẽ dành thời gian nhiều hơn cho gia đình, cho bố mẹ. Tôi chỉ mong bố mẹ sẽ đồng ý dành thời gian đi du lịch cùng mình, vậy là đã hạnh phúc lắm rồi”. Bác sỹ Huỳnh Phương Nguyệt Anh bày tỏ.
Với những thành tích ấy, năm 2021, Nguyệt Anh đã vinh dự nhận Bằng khen Thủ tướng Chính Phủ khen thưởng cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong công tác phòng chống dịch COVID-19 tại đợt dịch lần thứ 4, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân; Bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang khen tặng đã có đóng góp tích cực trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang,… và nhiều thành tích xuất sắc khác./.
Từ khóa » Bs Huỳnh Phượng Hải
-
20. Siêu âm Tử Cung - ThS.BS Huỳnh Phượng Hải (SATQ ĐHYD)
-
Siêu âm Tử Cung (Bs. Huỳnh Phượng Hải) - YouTube
-
Thông Tin Chương Trình - Bệnh Viện Đại Học Y Dược
-
BS HUỲNH PHƯỢNG HẢI | Hình ảnh Y Khoa | Siêu âm, XQ, CT, MRI
-
[Video] Siêu âm Tử Cung - ThS.BS Huỳnh Phượng Hải (SATQ ĐHYD)
-
[Video] Hình ảnh Học Phụ Khoa, Bs Huỳnh Phượng Hải
-
Giới Thiệu Bộ Môn Chẩn đoán Hình ảnh - Khoa Y - UMP
-
Chúc Mừng Bác Sĩ Huỳnh Phương... - Bệnh Viện Đại Học Y Dược
-
Vai Trò Của MRI Trong Chẩn đoán Bệnh Lý Lạc Nội Mạc Tử Cung - Hosrem
-
Phòng Khám Sản Phụ Khoa Bs Huỳnh Kim Phượng: Địa Chỉ, Dịch Vụ,...
-
Trọn Bộ Tài Liệu Khóa Học Siêu âm Sản Phụ Khoa BV Từ Dũ
-
THS.BS HUỲNH HOÀI PHƯƠNG - Bệnh Viện Đa Khoa Tâm Anh
-
PGS.TS.BS. Huỳnh Kim Phượng | SIHG