Thai 12 Tuần Nặng Bao Nhiêu Gram? Mẹ Cần Lưu ý Những Gì?

Thai 12 tuần nặng bao nhiêu gram là vấn đề được nhiều mẹ bầu quan tâm. Thông qua đó, mẹ sẽ biết được rằng thai nhi của mình có phát triển tốt không và có cần bổ sung hay giảm bớt gì không để phù hợp với sự phát triển của bé. Trong bài viết này, Happy Family sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề cân nặng của bé trong giai đoạn này.

Thai 12 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn?

Theo các bác sĩ chuyên khoa sản cho biết, xem thai nhi 12 tuần tuổi sẽ có cân nặng không tăng hơn nhiều so với những tuần trước khi bé chỉ nặng có 12g. Kích thước thai nhi 12 tuần tuổi đo từ đầu đến mông là khoảng 5,4cm. Tuy nhiên, trong giai đoạn này thai nhi sẽ phát triển đầy đủ các bộ phận để chuẩn bị phát triển nhanh chóng trong giai đoạn tiếp theo.

  • Trẻ sơ sinh hay đánh rắm nhiều – Nguyên nhân, cách xử lý
  • Rụng trứng bao lâu thì có kinh? Dấu hiệu rụng trứng cần biết
  • Phương pháp luyện ngủ không nước mắt “Bế lên đặt xuống”
  • Thai 40 tuần tuổi nặng bao nhiêu? Kích thước của thai nhi
  • Trẻ 11 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg bạn đã biết chưa?

Và một trong những dấu hiệu tích cực xuất hiện khi thai nhi đạt 12 tuần tuổi chính là phản xạ của bé. Các ngón tay của thai nhi đã có thể cử động, co duỗi và miệng có phản xạ mút, chân cong vềnh, cơ mắt khép. Nếu mẹ lấy tay gõ nhẹ vào bụng thì bé có thể phản ứng bằng cách vặn vẹo thân mình. Tuy nhiên, những cảm nhận nhỏ này bạn sẽ khó cảm nhận được mà hãy đợi đến khi thai nhi 19 – 20 tuần tuổi bạn sẽ thấy những tác động mạnh hơn từ thai nhi.

Khi thai nhi được 12 tuần tuổi, nếu để ý bạn sẽ thấy được các cử động của bé

Bên cạnh đó, khi thai được 12 tuần thì phần ruột nối trực tiếp với dây sơn bên ngoài cơ thể mẹ và được gấp gọn lại và di chuyển vào khoang bụng. Thận sẽ bắt đầu thực hiện chức năng của mình là bài tiết nước tiểu vào bàng quang. Não bộ của thai nhi bắt đầu phát triển nhanh và mạnh, xương ở trước hộp sọ sẽ mở rộng ra cho phù hợp với kích thước não bộ đang bắt đầu phát triển.

Phần cổ của bé khi đạt 12 tuần tuổi đã bắt đầu phát triển và có thể thấy rõ, đầu và thân mình không còn dính vào nhau như trước, nhịp tim của bé cũng tăng cao cấp 2 lần so với người trưởng thành.

Cơ thể mẹ như thế nào khi thai nhi được 12 tuần tuổi

Trong những tuần đầu của thai kỳ mẹ sẽ có khả năng sảy thai cao hơn. Đồng thời, nồng độ hormone trong cơ thể của mẹ sẽ thay đổi và bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nhờ những hormone này, tình trạng ốm nghén cũng bắt đầu giảm.

Khi thai nhi đạt 12 tuần tuổi thì cơ thể của mẹ cũng dần trở nên đầy đặn hơn và bụng đã bắt đầu nhô ra, nhất là những mẹ mang sinh đôi trở lên thì bụng sẽ to hơn những người mang thai bình thường.

Khi thai nhi đạt 12 tuần tuổi, bụng mẹ sẽ bắt đầu to dần ra

Trong giai đoạn này nhau thai sẽ sản xuất nhiều hormone progesterone có tác dụng làm lỏng vách ngăn ngừa dạ dày và thực quản khiến axit bên trong dạ dày trào ra ngoài ống dẫn thức ăn, gây cảm giác khó chịu, bóng rát cho chị em mang thai. Đồng thời, bạn có thể nhận thấy rằng vùng kín của mình luôn luôn ấm ướt do huyết trắng ra ở âm đạo nhiều hơn. Tuy nhiên, hiện tượng này ở những phụ nữ mang thai là hoàn toàn bình thường và bạn không cần quá lo lắng.

Mẹ bầu cần lưu ý gì khi thai nhi được 12 tuần tuổi

Đầu tiên, khi mẹ bầu đạt 12 tuần tuổi bạn cần đi khám và siêu âm thai nhi để bác sĩ đo được độ mở sau gáy và chẩn đoán các nguy cơ sáng lọc cho thai nhi. Vì thế, bạn hãy cố gắng khi khám bác sĩ trong giai đoạn này, vì nếu để quá lâu thì sẽ không có khả năng chẩn đoán bệnh Down nữa.

Mẹ hãy đưa bé đi siêu âm sớm để chẩn đoán được các bệnh tình kịp thời

Mặc dù đã đến tuần thứ 12, bạn đã cảm thấy thoải mái hơn nhưng chứng chán ăn, buồn nôn sẽ vẫn đến đối với mẹ bầu. Đặc biệt, máu trong cơ thể mẹ trong giai đoạn này sẽ phát triển tốt để chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mạnh mẽ của thai nhi. Do đó, ngoài việc uống viên sắt mẹ hãy bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng khác trong bữa ăn của mình. Đồng thời, bạn cũng nên chia ra nhiều bữa ăn trong ngày để tránh tình trạng chướng bụng, đầy hơi trong giai đoạn mang thai.

Mặc khác, mẹ nên tránh dùng những loại thực phẩm có chứa nhiều axit, nhứng món ăn có nhiều dầu mỡ, làm chiên hoặc xào, đồ uống hoặc nước ngọt có gas,…vì những loại đồ ăn này sẽ làm cho chứng ợ hơi trong người mẹ trở nên trầm trọng hơn.

Ngoài ra, với những mẹ bầu bị thừa cân thì trong giai đoạn này nên hạn chế ăn nhiều tinh bột sẽ hạn chế tình trạng béo phì và lượng đường trong máu tăng cao.

Bên cạnh đó, dù giai đoạn mang thai đã bước qua thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất nhưng nguy cơ sảy thai là vẫn còn đối với mẹ bầu. Do đó, mẹ cần đi khám định kỳ và làm theo những lời hướng dẫn kịp thời của bác sĩ để có thể xử ký kịp thời những vấn đề xảy ra trong giai đoạn thai sản.

Xem thêm:
  • Thắc mắc: Phụ nữ hơ mặt bằng gì sau sinh là tốt nhất?
  • Phương pháp luyện ngủ không nước mắt “Bế lên đặt xuống”
  • 45+ stt bình yên bên gia đình hạnh phúc
  • Trẻ 4 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu kg là đủ tiêu chuẩn?
  • Sau khi bơm tinh trùng ăn gì, kiêng gì để thụ thai tốt nhất

Từ khóa » Trọng Lượng Thai Nhi 12 Tuần