Thai 22 Tuần Nặng Bao Nhiêu? Phát Triển Hơn Trước Rất Nhiều

Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc – TCI Hospital gb

Trang chủ » Sống khỏe » Sản khoa

Thai 22 tuần nặng bao nhiêu? phát triển hơn trước rất nhiều 28/12/2017 - 08:14 Tác giả: Bệnh viện ĐKQT Thu CúcTheo dõi Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc trên Google NewsTham vấn bác sĩ Nguyễn Văn Hà Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản1900 55 88 92Đặt lịch khám

Khi thai bước sang tam cá nguyệt thứ 2, bé yêu đã phát triển hơn trước rất nhiều, các cơ quan cơ thể trẻ đã hình thành phát triển đầy đủ. Thai 22 tuần nặng bao nhiêu là quan tâm của nhiều mẹ bầu.

Khi thai bước sang tam cá nguyệt thứ 2, bé yêu đã phát triển hơn trước rất nhiều

Khi thai bước sang tam cá nguyệt thứ 2, bé yêu đã phát triển hơn trước rất nhiều

Thai 22 tuần nặng bao nhiêu, bé phát triển thế nào?

– Tuần 22, bé nặng khoảng từ 360 – 500 gram, kích thước chiều dài tính từ đầu đến gót chân khoảng 27-30cm, tương đương với một trái đu đủ nhỏ. Đây cũng là giai đoạn mà thai nhi bắt đầu phát triển mạnh mẽ.

Tuần 22, bé nặng khoảng từ 360 - 500 gram, kích thước chiều dài tính từ đầu đến gót chân khoảng 27-30cm

Tuần 22, bé nặng khoảng từ 360 – 500 gram, kích thước chiều dài tính từ đầu đến gót chân khoảng 27-30cm

– Lúc này làn da của bé được bao phủ bởi một lớp lông tơ dày, tác dụng của lớp lông tơ sẽ giúp điều hòa thân nhiệt cơ thể cho trẻ. Da của bé có nhiều nếp nhăn chưa căng phồng do bé chưa lên cân nhiều. – Mi mắt và lông mày của bé đang trong giai đoạn hoàn thiện. Đôi mắt bé đã có hình dáng nhưng con ngươi thiếu sắc tố. – Các đốt sống liên kết nhau để tạo thành cột sống bảo vệ tủy sống. – Lá lách và các mạch máu tại phổi cũng đang phát triển để bé dễ thở hơn. – Từ tuần 22, các cử động của thai nhi cũng đã trở nên rõ ràng do các dây thần kinh liên kết với nhau thành một khối hoàn chỉnh. Lúc này bé có thể uốn mình, quẫy đạp, mẹ cũng cảm nhận rõ những chuyển động của con yêu, dưới lớp da bụng của mình. – Các giác quan cảm nhận sự di chuyển của bé đã phát triển đầy đủ, bé cảm nhận được những chuyển động của mẹ, nhạy cảm với âm thanh bên ngoài, giọng nói của mẹ, tiếng âm nhạc, tivi… Đây chính là thời điểm tuyệt vời để mẹ có thể trò chuyện với con yêu, đọc truyện cho con nghe, cho bé nghe nhạc…

Cơ thể mẹ có thay đổi gì trong tuần mang thai này?

Trong 9 tháng thai kỳ thì thời điểm này, có thể nói là giai đoạn thoải mái, dễ chịu nhất. Mẹ bầu đã qua giai đoạn nghén, thích nghi hơn với việc mang thai, cũng chưa bị quá khệ nệ như thời điểm tam cá nguyệt cuối. Mẹ sẽ thấy, cùng tuần thai nhưng có mẹ bụng nhỏ, có mẹ bụng to, đây là chuyện bình thường, mẹ không có gì phải lo lắng. Tốc độ phát triển của từng bé khác nhau, chỉ cần mẹ cần đảm bảo thai nhi vẫn đang khỏe mạnh, phát triển ổn định. Hiện tượng phù nề có thể đã xuất hiện. Nguyên nhân là do sự chèn ép của thai nhi xuống khu vực thân dưới khiến lưu thông máu chậm hơn, cùng những thay đổi hóa chất trong máu gây ra hiện tượng trữ nước trong cơ thể. Mẹ hãy chú ý ở tư thế của mình. Lúc nằm, nên nằm nghiêng về bên trái, khi ngồi thì kê cao chân, duỗi chân thẳng tránh ngồi hoặc đứng trong thời gian dài ở một tư thế. Nếu tình trạng phù nề xảy ra nghiêm trọng, nên đi khám vì đây có thể là dấu hiệu hiện tượng tiền sản giật nguy hiểm cho mẹ bầu.

Nếu tình trạng phù nề xảy ra nghiêm trọng, nên đi khám tại cơ sở y tế.

Nếu tình trạng phù nề xảy ra nghiêm trọng, nên đi khám tại cơ sở y tế.

Mẹ cần làm gì trong tuần mang thai 22? – Tiêm phòng uốn ván: Đây cũng là thời điểm mẹ cần tiêm mũi uốn ván đầu tiên trong thai kỳ (nếu mẹ chưa tiêm), mẹ bầu cần tiêm 2 mũi uốn ván, mũi 2 cách mũi đầu tiên 1 tháng. – Đây là một trong những mốc siêu âm quan trọng của mẹ bầu. Thời điểm này bác sĩ có thể phát hiện được những bất thường, dị tật bẩm sinh ở thai dễ hơn so với các tuần thai sau. Và khi phát hiện những bất thường, bác sĩ cần tiến hành các xét nghiệm quyết định nên bỏ thai hay không. – Duy trì chế độ ăn uống nghỉ ngơi đầy đủ, hợp lý với thực đơn phong phú, bổ sung các loại trái cây giàu vitamin C tăng đề kháng cơ thể.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Ưu đãi thai sản trọn gói Ưu đãi thai sản trọn gói Chia sẻ: Từ khóa: Hành trình mang thaithai 22 tuần Ưu đãi thai sản trọn gói Bài viết liên quan
  • Những dấu hiệu nhận biết ngôi thai thuận tuần 32

    Những dấu hiệu nhận biết ngôi thai thuận tuần 32

    Ngôi thai thuận sẽ giúp cho quá trình vượt cạn của chị em được diễn ra thuận lợi,...

  • Hở eo tử cung là gì, có nguy hiểm không?

    Hở eo tử cung là gì, có nguy hiểm không?

    Hở eo tử cung hay còn được gọi hở eo cổ tử cung là một tình trạng nguy...

  • Những lưu ý đặc biệt vào thời điểm siêu âm mốc 22 tuần

    Những lưu ý đặc biệt vào thời điểm siêu âm mốc 22 tuần

    Siêu âm mốc 22 tuần là dấu mốc vô cùng quan trọng mà mẹ không được bỏ lỡ,...

  • Mẹ bầu có tiền sử sinh non cần lưu ý gì trong lần mang thai sau

    Mẹ bầu có tiền sử sinh non cần lưu ý gì trong lần mang thai sau

    Trẻ sinh non (chào đời chưa đủ ngày đủ tháng) thường có nguy cơ cao gặp nhiều vấn...

  • Chuyên gia giải đáp: Siêu âm có ảnh hưởng đến thai nhi không?

    Chuyên gia giải đáp: Siêu âm có ảnh hưởng đến thai nhi không?

    Hiện nay, rất nhiều mẹ bầu luôn muốn theo dõi thai kỳ bằng phương pháp siêu âm. Ngoài...

  • Những xét nghiệm cần thiết khi khám thai tuần 12?

    Những xét nghiệm cần thiết khi khám thai tuần 12?

    Khám thai tuần 12 là mốc quan trọng đối với tất cả phụ nữ khi mang thai. Lúc...

Câu hỏi liên quan
  • Độ mờ da gáy 1.5 mm có đáng lo ngại không?

  • Khám xương chậu tuần bao nhiêu để biết sinh thường hay sinh mổ?

  • Tháng cuối thai kỳ có cần siêu âm 3D 1 tuần 1 lần không?

  • Cách cải thiện tình trạng đa ối tuần 35?

  • Thai tụ dịch màng nuôi có ảnh hưởng gì không?

Tin tức mới
  • Siêu âm thai: Hướng dẫn những thông tin cơ bản mẹ bầu cần biết

    Siêu âm thai: Hướng dẫn những thông tin cơ bản mẹ bầu cần biết

    Siêu âm thai là một trong những phương pháp theo dõi thai kỳ quan trọng và phổ biến…
  • Hội chứng ống cổ tay ở bà bầu: Nguyên nhân, cách chữa hiệu quả

    Hội chứng ống cổ tay ở bà bầu: Nguyên nhân, cách chữa hiệu quả

    Hội chứng ống cổ tay ở bà bầu gây ra tê, đau, làm giảm sức lực của các…
  • Tư vấn rối loạn nhịp tim có ảnh hưởng đến thai nhi hay không

    Tư vấn rối loạn nhịp tim có ảnh hưởng đến thai nhi hay không

    “Mẹ bị rối loạn nhịp tim có ảnh hưởng đến thai nhi không” là câu hỏi rất nhiều…
  • So sánh 4 kiểu siêu âm thai, lý do bác sĩ kết hợp siêu âm 5D và 2D

    So sánh 4 kiểu siêu âm thai, lý do bác sĩ kết hợp siêu âm 5D và 2D

    Siêu âm thai là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh trong thai kỳ quan trọng, giúp theo dõi…
  • Chửa ngoài tử cung nguy hiểm thế nào và cách nhận biết sớm

    Chửa ngoài tử cung nguy hiểm thế nào và cách nhận biết sớm

    Chửa ngoài tử cung là một biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ, có thể đe dọa tính…
  • Những kinh nghiệm hay cho mẹ bầu lần đầu đến phòng khám thai

    Những kinh nghiệm hay cho mẹ bầu lần đầu đến phòng khám thai

    Lần đầu đến phòng khám thai chắc hẳn chị em nào cũng rất bỡ ngỡ vì không biết…
Đăng ký nhận tư vấnVui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn Đăng ký ngay
  • 0936 388 288
  • 0936 388 288
  • Đặt lịch khám
Connect Zalo TCI Hospital

Từ khóa » Tiêu Chuẩn Cân Nặng Của Thai Nhi 22 Tuần