Thai 29 Tuần Phát Triển Như Thế Nào, Mẹ Nên Bổ Sung Gì để Con Lớn ...
Có thể bạn quan tâm
Thai 29 tuần là mấy tháng? Lúc này mẹ đã mang thai ở tháng thứ 7 và bước sang tam nguyệt cá thứ 3. Kích thước thai nhi to hơn, kèm theo những triệu chứng mệt mỏi, táo bón, khó di chuyển ở mẹ sẽ khiến mẹ cảm thấy nặng nề hơn.
Thai 29 tuần phát triển thế nào?
Ở tuần tuổi thai này bé đã nặng khoảng 1,15kg và có chiều dài khoảng 38, 6cm (Kích thước của con được đo từ đầu đến chân). Lúc này bé yêu sẽ tương đương với một quả bí nghệ. Thông thường bé trai sẽ nặng hơn bé gái.
Những bộ phận trên cơ thể bé cũng phát triển như:
- Tóc mọc nhiều hơn, đều hơn.
- Phổi và cơ bắp cũng phát triển.
- Tai bé đã được định dạng ở đúng vị trí.
- Mí mắt được hoàn thiện và mắt có thể nhắm mở.
Kích thước của bé tương ứng với quả bí ngô dài (Ảnh minh họa)
- Đầu cũng đang lớn dần, to ra tạo điều kiện thuận lợi cho bộ não lớn lên.
- Hệ xương khớp của thai nhi trở nên cứng cáp và hoàn thiện hơn.
- Các móng tay, móng chân đang mọc và dài ra.
- Lớp mỡ dưới da được hình thành, các nếp nhăn dần biến mất.
- Mầm răng đã hình thành phía trong lợi, tuy nhiên phải sau sinh từ 3 - 6 tháng răng mới nhú lên.
- Máu được vận chuyển đến gan và tủy sống. Vì vậy giai đoạn này mẹ cần bổ sung chất sắt nhiều hơn.
- Toàn bộ cơ thể bé được phủ một lớp lông tơ bao bọc cơ thể.
Thai 29 tuần đã biết làm gì?
Bước sang tuần 29, bé đã có những thay đổi đáng kể và biết làm gì để chuẩn bị cho việc chào đời vào bất cứ lúc nào trong 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ có thể tham khảo như.
1. Bé biết phản ứng với tiếng động và ánh sáng
Thai 29 tuần tuổi có phản ứng rất nhanh khi gặp ánh sáng và âm thanh mạnh tác động vào bụng bầu. Mẹ chỉ cần để ý khi có tiếng động lớn, ánh sáng mạnh bé sẽ đạp, thúc vào bụng mẹ liên tục.
2. Bé biết quay đầu
Thai 29 tuần đã quay đầu chưa? Ở tuần tuổi này, bé đã bắt đầu biết quay đầu để tạo điều kiện, sẵn sàng ra ngoài bụng mẹ chuẩn bị cho quá trình sinh sở sắp tới.
Thai 29 tuần đã quay đầu (Ảnh minh họa)
3. Bé biết cảm nhận và nghe ngóng sự vật
Vỏ não của bé ở tuần tuổi thai đang phát triển, hỗ trợ bộ nhớ và ý thức của bé. Vì vậy, khi mẹ trò chuyện, bật nhạc hay thể hiện cảm xúc vui buồn qua lời nói, biểu cảm bé có thể cảm nhận được và phản ứng lại bằng việc gò lên trong bụng mẹ.
4. Bé đạp, gò nhiều hơn
Các bộ phận cơ thể của thai 29 tuần tuổi hầu như phát triển gần hết, tử cung vẫn còn chỗ và khá rộng rãi tạo điều kiện cho bé đạp nhiều hơn. Đây là khoảng thời gian bé khá hiếu động, đạp thúc bụng mẹ nhiều vì thế mẹ nên dành thời gian để đếm những cú huých của bé.
5. Bé biết mở, nhắm mắt
Thai 29 tuần tuổi là giai đoạn bé yêu biết mở nhắm mắt một cách thuần thuộc và đồng tử của bé đã đủ sắt tố. Tuy nhiên bé chỉ mở mắt vài giây khi thức và trước khi ngủ bé thường đảo mắt liên tục.
6. Bé biết vung tay, đưa tay lên miệng và mút ngón tay
Giai đoạn này tay của bé phát triển gần như hoàn thiện, khi thức bé thường vung tay để phản ứng với tác động bên ngoài bụng mẹ và biết mút ngón tay để tập dượt, chuẩn bị sau khi chào đời bú sữa mẹ.
7. Bé biết cuộn người
Khi thai 29 tuần tuổi, bé khá hiếu động và tuần thai này tử cung còn khá rộng, trọng lượng cơ thể bé chưa quá lớn nên bé thường xuyên cuộn người, nhào lộn trong nước ối.
8. Bé biết nhăn mặt, cau mày và cười
Bé sẽ có nhăn mặt, cau mày hay cười khi gặp tác động từ bên ngoài hoặc do hoạt động của cơ mặt bé. Tuy nhiên việc mẹ giận dữ, quát tháo lớn sẽ khiến bé nhăn mặt, cau mày. Và mẹ có thể quan sát biểu cảm của bé qua hình ảnh siêu âm.
Bé yêu đã có biết nhăn mặt, cười, cau mày ngay cả khi đang ngủ (Ảnh minh họa)
Thai 29 tuần mẹ nên bổ sung dưỡng chất gì để con phát triển?
Bước sang tam nguyệt cá thứ 3, cả mẹ và bé yêu đều tăng nhanh về cân nặng. Vì thế mẹ phải bổ sung các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng đặc biệt là sắt và canxi.
1. Thực phẩm giàu canxi
Thai 29 tuần tuổi đang trong thời kỳ phát triển mạnh, vì thế mẹ phải bổ sung các thực phẩm giàu hàm lượng canxi như: Các loại sữa, phô mai, đậu trắng, bột ngũ cốc, các loại rau có màu xanh sẫm, yến mạch…
Mẹ hãy uống sữa bầu đều đặn và lựa chọn loại sữa bầu thích hợp, không gây nóng trong táo bón. Mẹ cũng không nhất thiết phải uống sữa công thức nếu không hợp, mẹ có thể uống các loại sữa tươi tiệt trùng và sữa đậu nành, yến mạch vẫn cung cấp đủ nguồn canxi cho cơ thể.
Nếu mẹ bầu thiếu hụt nhiều canxi, các thực phẩm chưa đáp ứng đủ lượng canxi cần thiết thì có thể uống thêm viên canxi do bác sĩ kê đơn.
Thai 29 tuần mẹ nên bổ sung thực phẩm giàu canxi và sắt (Ảnh minh họa)
2. Thực phẩm giàu sắt
Chất sắt rất cần thiết, quan trọng với bà bầu trong 3 tháng cuối. Thiếu sắt sẽ dẫn đến hiện tượng chóng mặt, tụt huyết áp và ngất. Vì vậy, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ, tránh hiện tượng thiếu máu ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Các thực phẩm giàu chất sắt mẹ bầu nên bổ sung như: Thịt nạc, thịt bò, bí ngô, yến mạch, lòng đỏ trứng gà, các loại hạt… Ngoài ra mẹ bầu nên uống thêm các loại thuốc sắt để đảm bảo chất sắt cơ thể cần thiết.
3. Thực phẩm giàu DHA
Thai 29 tuần tuổi đang phát triển các tế bào não và hệ thần kinh của bé yêu đang phát triển, vì thế DHA có chức năng hỗ trợ thúc đẩy quá trình phát triển não bộ của thai nhi tốt hơn. Ngoài ra, DHA còn làm tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch của bé tốt hơn.
Mẹ có thể bổ sung các thực phẩm giàu DHA như: Cá hồi, cá thu, sữa, các loại hạt như hạt óc chó, hạnh nhân, hạt điều…
4. Thực phẩm giàu chất đạm
3 tháng cuối thai kỳ, mẹ cần bổ sung các thực phẩm giàu chất đạm hơn. Khi thai 29 tuần tuổi phát triển nhanh về cân nặng, đòi hỏi mẹ luôn phải bổ sung đầy đủ hàm lượng protein cơ thể cần thiết.
Mẹ bầu có thể bổ sung các thực phẩm giàu chất đạm sau: Trứng, cá hồi, đu đủ chín, ngô, chuối, bông cải xanh, măng cụt…
5. Thực phẩm giàu vitamin C
Khi thai 29 tuần, da mẹ xuất hiện những vết rạn, nám da, khô da… việc mẹ bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C rất tốt và giúp giảm các triệu chứng ở 3 tháng cuối như chuột rút, đau lưng, sạm da và giúp bé yêu phát triển tốt, khỏe mạnh.
Mẹ có thể bổ sung các loại thực phẩm và nước uống giàu vitamin C như: Ổi, dâu tây, cam, bưởi, việt quất, bơ… các loại nước ép như: Nước ép cam, bưởi, táo…
6. Thực phẩm giàu axit folic
Axit folic rất cần thiết cho mẹ và thai nhi, nó giúp thai nhi phát triển tốt, khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch cho bé yêu.
Mẹ có thể bổ sung các thực phẩm giàu hàm lượng axit folic như: Khoai tây, lòng đỏ trứng gà, sữa, măng tây, quả bơ, bông cải xanh…
Mẹ nên bổ sung các thực phẩm tốt, giàu chất dinh dưỡng (Ảnh minh họa)
Thai 29 tuần tuổi mẹ sẽ gặp các triệu chứng nào?
Ở tháng thứ 7 của thai kỳ, mẹ sẽ gặp những triệu chứng sau đây. Nó gây khó chịu cho mẹ nhưng các triệu chứng này sẽ chấm dứt, cơ thể mẹ trở lại bình thường sau khi sinh bé.
- Rạn da, ngứa bụng
- Da bị sạm, thâm nám
- Ợ nóng, táo bón, khó tiêu
- Thị lực của mẹ suy giảm
- Hoa mắt, chóng mặt
- Đau nửa đầu
- Rò rỉ sữa non ở ngực
- Mệt mỏi, khó thở
- Đau lưng
- Trí nhớ suy giảm
- Bệnh trĩ
- Móng tay, móng chân mọc nhanh và dễ bị gãy
- Tâm lý bất ổn, hay suy nghĩ, lo lắng.
Ở tuần 29 của thai kỳ cơ thể mẹ sẽ có những thay đổi đáng kể (Ảnh minh họa)
Thai 29 tuần mẹ nên làm gì?
Bắt đầu sang tháng thứ 7 của thai kỳ, mẹ phải chuẩn bị tâm lý và nên làm những việc sau đây để theo dõi sự phát triển của con yêu cũng như giúp mẹ khỏe, con phát triển tốt nhất, không gặp các vấn đề về bệnh lý trong 3 tháng còn lại của thai kỳ.
- Mẹ đi khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để phát hiện thai 29 tuần đã quay đầu chưa, nặng bao nhiêu.
- Tìm hiểu về các chỉ số phát triển của thai nhi để so sánh bé yêu có phát triển theo tiêu chuẩn hay không.
- Bổ sung các thực phẩm giàu canxi, sắt và viên uống sắt, canxi.
- Tham gia các lớp tập yoga, đi bộ mỗi ngày.
- Tham gia các khóa, lớp học tiền sản.
- Mẹ nên sử dụng các loại kem rạn da có thành phần tự nhiên, tốt nhất mẹ nên sử dụng dầu dừa để làm đẹp.
- Chuẩn bị đồ đi sinh.
- Tìm hiểu và đặt tên cho con yêu.
Thai 29 tuần nặng bao nhiêu kg là chuẩn và tốt nhất? Ở tuần thai 29 bé đạt mức cân nặng trong khoảng 1,15kg và không chênh lệch quá nhiều là thai nhi phát triển tốt ổn định. Mẹ có thể theo dõi và đếm thai 29 tuần đạp nhiều hay ít, nếu bé đạp ít thì thai đang gặp vấn đề mẹ nên đến bệnh viện kiểm tra ngay.
Để thai 29 tuần tuổi phát triển tốt nhất, thời gian này mẹ cần bổ sung canxi và sắt nhiều hơn. 2 dưỡng chất này giúp bé yêu phát triển hệ xương khớp chắc khỏe, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu dẫn đến các triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, ngất… ở mẹ bầu.
Cân nặng thai nhi theo tuần chuẩn trọng lượng và chiều dài Bảng cân nặng thai nhi theo tuần chuẩn trọng lượng và chiều dài, hình dáng và kích thước được mô tả trực quan. Những điều cần lưu ý cho mẹ khi thai... Bấm xem >>Từ khóa » Hình ảnh Siêu âm Thai Nhi 29 Tuần
-
Thai Nhi 29 Tuần - Mốc Khám Thai Quan Trọng Thứ 5 Mẹ Không Nên Bỏ Lỡ
-
Sự Phát Triển Của Thai Nhi Tuần 29 | Vinmec
-
Một Số đặc điểm Của Thai Nhi 29 Tuần Mẹ Bầu Không Nên Bỏ Qua
-
Chỉ Số Siêu âm Thai Tuần 29
-
Mẹ Mang Thai 29 Tuần Có Thay đổi Gì? Thai 29 Tuần Phát Triển Như Thế ...
-
Tuần Thai Thứ 29 - Ihope
-
Hình ảnh Siêu âm Thai Nhi 29 Tuần?
-
Siêu âm Thai 29 Tuần Tuổi: Các Chỉ Số Về Sự Phát Triển, Sức Khỏe Của Bé
-
Thai Nhi 29 Tuần Tuổi - Suckhoe123
-
Tuần 29 - Hello Bacsi
-
Lý Do Siêu âm Thai 32 Tuần Là Mốc Quan Trọng Cuối Cùng Của Thai Kỳ
-
Bảng Các Chỉ Số Thai Nhi Theo Tuần Chuẩn WHO Mới Nhất | Huggies
-
Các Chỉ Số Thai Nhi 29 Tuần Tuổi: Bé Nặng Bao Nhiêu Kg Và Phát Triển ...