Thai 30 Tuần : Là Mấy Tháng , Nặng Bao Nhiêu , Hình ảnh Siêu âm
Có thể bạn quan tâm
Tham vấn y khoa : Bác sĩ Hà Mạnh Vĩ
Thai 30 tuần tương đương với 1/3 chặng đường trong tam cá nguyệt thai kỳ của nữ giới. Ở thời điểm này cả thai nhi lẫn thai phụ đều có những thay đổi đáng kể và vượt bậc. Vì thế thai 30 tuần mẹ nặng bao nhiêu kg. Sự phát triển của thai nhi tuần 30. Thai 30 tuần nên ăn gì. Thai 30 tuần là mấy tháng?. Là những vấn đề mà hầu hết các mẹ bầu đặc biệt quan tâm.
Thai 30 tuần nằm trong cá nguyệt nào của thai kỳ?
Một thai kỳ của nữ giới trải qua 3 cá nguyệt. Mỗi cá nguyệt tương đương với 3 tháng của thai kỳ. Vì thế, thai 30 tuần tức là đang nằm trong tháng thứ 7, điều này đồng nghĩa với việc thai của bạn đang ở tam cá nguyệt cuối cùng.
Thai 30 tuần được coi là một cột mốc quan trọng. Thai phụ có thể chuẩn bị mọi thứ để chuẩn bị tốt cho quá trình sinh nở sau này của mình. Ở giai đoạn này, mẹ bầu cần phải tập trung cao độ bao gồm cả về sức khỏe, chế độ dinh dưỡng, để giúp thai nhi phát triển một cách hoàn chỉnh và cân xứng.
Cơ thể người mẹ thay đổi như thế nào khi ở tuần thứ 30 của thai kỳ?
So với cá nguyệt thứ 2, thai phụ ở tuần thứ 30 sức khỏe sẽ kém đi. Tình trạng mất ngủ, khó ngủ đã bắt đầu xuất hiện. Vùng bụng và xương chậu của thai phụ thường xuyên cảm thấy khó chịu do thai nhi vận động liên tục. Thêm vào đó, tử cung của thai phụ lại thi thoảng bị co thắt. Điều này khiến cho mẹ bầu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi.
Đặc biệt hơn, ở giai đoạn này, cơ thể của mẹ bầu sẽ có sự thay đổi một cách khác biệt và nổi bật. Cụ thể:
- Kích thước vòng 1 sẽ lớn hơn, sữa non đã bắt đầu xuất hiện và bị rỉ ra. Mún vú sẽ thâm quầng và lớn hơn so với những tuần trước.
- Tuần 30 mẹ bầu sẽ thường xuyên bị ợ nóng, đầy bụng và khó tiêu.
- Vòng 2 có kích thước vượt trội. Mẹ bầu đã bắt đầu không nhìn thấy đầu gối của mình. Rốn đã bắt đầu bị lồi ra. Khoảng cách vòng 1 với vòng 2 được rút ngắn.
- Tử cung của thai phụ ở tuần 30 đã phình to, bắt đầu chèn ép lên các dây thần kinh liên kết khiến cho tứ chi của mẹ bầu dễ bị tê cứng.
- Trọng lượng cơ thể của người mẹ sẽ tăng nhanh, song song với sự phát triển của thai nhi.
- Các hoócmôn tiếp tục làm mềm các mô liên kết trong cơ thể để chuẩn bị cho việc sinh con. Mẹ có thể nhận thấy mình bị đau hông, nhiều khả năng chỉ đau một bên, cũng như đau thắt lưng do tử cung đang phình to.
- Cảm giác thèm ăn tăng lên nhiều. Tuy nhiên mẹ bầu vẫn cần phải thực hiện cho mình một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Đảm bảo các khoáng chất và vitamin, cần bổ sung lượng omega 3.
- Thời điểm này, tâm lý của mẹ lên xuống thất thường do những thay đổi của cơ thể gây ra. Bên cạnh đó là những lo lắng, áp lực cho quá trình sắp sinh khiến cho các mẹ thường lo lắng bất an.
Xem thêm : Thai 28 tuần : Là mấy tháng , nên ăn gì , chỉ số thai và lưu ý !
Các bệnh mẹ bầu thường gặp khi thai 30 tuần
Thai 30 tuần điều đó đồng nghĩa với việc mẹ bầu sẽ phải đối mặt với một số bệnh lí sau:
Bị chuột rút
Đây là bệnh lý phổ biến mà mẹ bầu nào cũng sẽ gặp phải. Mẹ bầu có thể bị chuột rút ở ngang mông kéo xuống hoặc chỉ bị ở chân.
Nguyên nhân là do, bụng bầu quá lớn khiến cho dây thần kinh của chị em bị chèn ép.
Bị co thắt tử cung
Bệnh này thường xuất hiện vào những tháng cuối của thai kỳ. Mỗi lần tử cung bị co thắt chỉ kéo dài trong khoảng 30 giấy và không diễn ra thường xuyên.
Nhưng nếu tủ cung bị co thắt thường xuyên lại kèm thêm các dấu hiệu bất thường. Chị em cần báo ngay cho bác sĩ, bởi đây là dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu có thể sinh non.
Cổ tay bị sưng và đau
Do phải gánh thêm trọng lượng của thai nhi, các dây thần kinh ở cổ tay của thai phụ bị chèn ép. Khiến cổ tay của chị em bị sưng, tê cứng.
Khó thở
Bệnh lý này sẽ xảy ra trong suốt những tháng cuối của thai kỳ. Do tửu cung của thai phụ lức này đã phình to khiến cho mẹ bầu có cảm giác bị nghẹt thở.
Trào ngược dạ dày
Những tháng cuối của thai kỳ, hệ tiêu hóa của người mẹ thường bị rối loạn do thai chèn ép vào vùng bụng.
Thai nhi 30 tuần tuổi và chỉ số phát triển của thai nhi
Bé tiếp tục tăng cân và hình thành các lớp mỡ cho cơ thể. Chỉ số phát triển của thai nhi tuần thứ 30 như sau:
Thai nhi 30 tuần + 0 ngày:
BPD: Đường kính lưỡng đỉnh: 70-82 mm
FL: Chiều dài xương đùi: 53-63 mm
AC: Chu vi bụng: 229-284 mm
HC: Chu vi đầu: 268-300 mm
EFW: Cân nặng thai nhi ước tính: 1294-1824
Xem thêm : Thai 5 tuần tuổi : Có tim thai chưa , nên ăn gì , sự phát triển thai
Thai nhi 30 tuần + 1 ngày
BPD: Đường kính lưỡng đỉnh: 70-82 mm
FL: Chiều dài xương đùi: 53-63 mm
AC: Chu vi bụng: 232-289 mm
HC: Chu vi đầu: 269-302 mm
EFW: Cân nặng thai nhi ước tính: 1317 – 1856 gram
Thai nhi 30 tuần + 2 ngày
BPD: Đường kính lưỡng đỉnh: 71-83 mm
FL: Chiều dài xương đùi: 54-64 mm
AC: Chu vi bụng: 234-292 mm
HC: Chu vi đầu: 270-303 mm
EFW: Cân nặng thai nhi ước tính: 1229-1888 gram
Thai nhi 30 tuần + 3 ngày
BPD: Đường kính lưỡng đỉnh: 71-83 mm
FL: Chiều dài xương đùi: 54-64 mm
AC: Chu vi bụng: 236-296 mm
HC: Chu vi đầu: 272-304 mm
EFW: Cân nặng thai nhi ước tính: 1362-1920 gram
Thai 30 tuần + 4 ngày
BPD: Đường kính lưỡng đỉnh: 71-83 mm
FL: Chiều dài xương đùi: 54-64 mm
AC: Chu vi bụng: 238-299 mm
HC: Chu vi đầu: 273-306 mm
EFW: Cân nặng thai nhi ước tính: 1385-1953 gram
Thai nhi 30 tuần + 5 ngày
BPD: Đường kính lưỡng đỉnh: 71-83 mm
FL: Chiều dài xương đùi: 54-64 mm
AC: Chu vi bụng: 240-303 mm
HC: Chu vi đầu: 274-307 mm
EFW: Cân nặng thai nhi ước tính: 1408-1985 gram
Thai nhi 30 tuần + 6 ngày
BPD: Đường kính lưỡng đỉnh: 72-84 mm
FL: Chiều dài xương đùi: 55-65 mm
AC: Chu vi bụng: 243-307 mm
HC: Chu vi đầu: 275-309 mm
EFW: Cân nặng thai nhi ước tính: 1430-2017 gram
Thai 30 tuần đã quay đầu chưa?
Theo các số liệu trung bình thì vào tuần thứ 35 của thai kỳ bé sẽ bắt đầu xoay đầu theo ngôi thuận.
Tuy nhiên, thời gian quay đầu của mỗi bé là khác nhau. Có nhiều thai nhi tuần thứ 28 đã quay đầu nhưng có nhiều bé đến tận tuần 36, 37 mới chịu quay đầu thuận.
Do đó, nếu đến tuần 30 mà thai nhi vẫn giữ nguyên vị trí cũ thì mẹ không cần quá lo lắng nhé. Hãy chờ thêm khoảng 4 – 5 tuần nữa, nếu thai nhi vẫn chưa chịu quay đầu thì mẹ có thể gặp bác sĩ để được tư vấn.
Trong những trường hợp đến gần lúc chuyển dạ, thai vẫn không xoay thì bác sĩ có thể chỉ định mổ đẻ để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.
Những dấu hiệu cho thấy thai nhi tuần 30 phát triển khỏe mạnh
Các bác sĩ Sản phụ khoa cho biết: thai 30 tuần giống như một vận động nhí tí hon đang nhào lộn trong bụng mẹ. Các mẹ có thể căn cứ vào các dấu hiệu dưới đây để biết thai nhi của mình có phát triển khỏe mạnh hay không?:
Sự hiếu động của thai nhi
Từ tháng thứ 5 của thai kỳ, thai nhi sẽ bắt đầu hoạt động mạnh trong tử cung người mẹ. Đạp là một trong những dấu hiệu mà mẹ bầu dễ dàng nhận biết nhất.
Bắt đầu từ tháng thứ 6 trở đi thai nhi sẽ phản ứng lại với âm thanh, kích thích bên ngoài cho nên bé sẽ đạp nhiều hơn.
Và theo các bác sĩ, thai nhi 30 tuần đạp 10 cái trong vòng 2 giờ chứng tỏ bé đang khỏe mạnh.
Càng về cuối thai kỳ, thai nhi sẽ đạp ít hơn vì thai nhi đã trưởng thành đầy đủ trong tử cung nên chỗ trống không còn nhiều cho bé đạp.
Sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi
Thông qua việc siêu âm, người mẹ cũng có thể xác định được sự phát triển của thai nhi có khỏe mạnh hay không.
Thông thường, tháng thứ 5, em bé bình phát triển ổn định sẽ đạt chiều dài 25cm, mỗi tháng tiếp theo tăng 5cm.
Tháng thứ 7 đạt 30cm và tháng thứ 9 dao động từ 45-50cm.
Nhịp tim của em bé
Bác sĩ có thể chạm vào bụng mẹ bầu để nghe nhịp tim thai nhi, tháng thứ 8 thì nhịp tim thai nhi khỏe mạnh dao động từ 110-160 nhịp đập/phút.
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu tuần 30 luôn khỏe mạnh
Để thai nhi phát triển khỏe mạnh, mẹ bầu cần chú ý đảm bảo lượng khoáng chất và vitamin nạp vào. Omega-3 là một chất cần thiết để thúc đẩy sự phát triển não bộ của bé. Vì thế, mẹ bầu cần phải bổ sung đầy đủ các thực phẩm:
- Giàu omega-3 vào thực đơn hàng ngày của mình nhé. Omega-3 có trong cải bó xôi, các loại đậu, quả hạch và dầu cá, dầu hạt cải, dầu oliu,…
- Nhiều protein, vitamin C, axit folic, và canxi (khoảng 200mg mỗi ngày cho sự phát triển khung xương của thai nhi); vì vậy, mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu các loại dưỡng chất này.
Ngoài ra, mẹ bầu cần đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ chất sắt, có tác dụng giúp sản sinh các tế bào hồng cầu cho quá trình tạo máu ở thai nhi.
Lưu ý viên sắt có thể gây ra các tác dụng phụ như táo bón. Mẹ nên ăn nhiều các thực phẩm như thịt nạc, rau màu xanh đậm, ngũ cốc và các thực phẩm giàu chất xơ để bổ sung thêm sắt mà vẫn hạn chế tình trạng táo bón thường gặp khi mang thai.
Vừa rồi là sự tổng hợp và chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa về thai nhi 30 tuổi. Hi vọng sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn về sự phát triển của thai nhi cũng như sự thay đổi của của cơ thể. Chúc chị em có một thai kỳ khỏe mạnh. Chuẩn bị tốt mọi thứ cho việc vượt cạn thành công.
Từ khóa » Hình ảnh Siêu âm Thai 30 Tuần
-
Chỉ Số Thai Nhi 30 Tuần Như Thế Nào Là Tốt? | Vinmec
-
Khám Thai Tuần 30: Sự Phát Triển Của Thai Nhi Và Cơ Thể Mẹ
-
Siêu âm Thai 30 Tuần Tuổi: Chỉ Số Phát Triển, Tư Thế Nằm, Tư Vấn Dinh ...
-
Lý Do Siêu âm Thai 32 Tuần Là Mốc Quan Trọng Cuối Cùng Của Thai Kỳ
-
Chỉ Số Siêu âm Thai Tuần 30
-
Thai Nhi 30 Tuần Tuổi - Huggies
-
Hỏi đáp: Những Mốc Siêu âm Thai Các Mẹ Bầu Cần Lưu ý?
-
Thai Nhi Quay đầu ở Tuần 30 Có Phải Sớm Không - Mẹ Bầu Thắc Mắc
-
Các Mốc Siêu âm Thai Phụ Cần Nhớ
-
Bác Sĩ Giải đáp Tỉ Mỉ Các Chỉ Số Thai Nhi Theo Tuần | Medlatec
-
Các Chỉ Số Thai Nhi Chi Tiết Theo Từng Tuần - MarryBaby
-
Hình ảnh, Video Siêu âm 4D Cho Mỗi Giai đoạn - Mediplus
-
Tuần Thai Thứ 30 - Ihope