Thai 32 Tuần Nặng Bao Nhiêu Kg? được Nhiều Mẹ Quan Tâm

Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc – TCI Hospital gb

Trang chủ » Sống khỏe » Sản khoa

Thai 32 tuần nặng bao nhiêu kg? được nhiều mẹ quan tâm 30/10/2017 - 08:31 Tác giả: Bệnh viện ĐKQT Thu CúcTheo dõi Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc trên Google NewsTham vấn bác sĩ Nguyễn Văn Hà Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản1900 55 88 92Đặt lịch khám

Thai nhi bước sang tuần thứ 32 lúc này mẹ đã rất hồi hộp vì chỉ còn không đầy 2 tháng nữa bé sẽ chào đời. Lúc này băn khoăn thai 32 tuần nặng bao nhiêu kg đạt chuẩn được nhiều mẹ quan tâm. Hãy tìm hiểu vấn đề này ngay ở thông tin sau đây của chúng tôi.

Băn khoăn thai 32 tuần nặng bao nhiêu kg đạt chuẩn được nhiều mẹ quan tâm.

Băn khoăn thai 32 tuần nặng bao nhiêu kg đạt chuẩn được nhiều mẹ quan tâm.

1. Thai 32 tuần nặng bao nhiêu kg là đạt chuẩn?

Theo bảng cân nặng chuẩn của thai nhi theo tuần tuổi, thì khi thai được 32 tuần, thai sẽ nặng khoảng 1.8 kg, dài khoảng 42,4 cm, kích cỡ bằng một trái bí ngô vàng. Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của các lớp mỡ dưới da, làn da bé lúc này không còn nhăn nheo nữa. Hệ thống thần kinh, hệ tiêu hóa, bài tiết lúc này vẫn không ngừng phát triển để chuẩn bị chào đời. Xương trên hộp sọ thai nhi lúc này chưa chụm vào có thể dịch chuyển, hơi chồng lên nhau để bé chui lọt qua đường sinh, còn hệ thống xương của cơ thể bé lúc này đã cứng cáp hơn nhiều. Móng tay móng chân bé đã cứng, nhọn hơn. Cũng từ tuần này, lượng nước ối có xu hướng giảm, thai nhi nằm gọn giữa tử cung mẹ, không trôi nổi tự do như trước nữa. Mi mắt, lông mày, tóc của bé cũng đã phát triển rõ ràng. Lớp lông tơ phủ cơ thể bé đã bắt đầu rụng. Các chức năng khác cũng đang dần hoàn thiện đảm bảo cho khả năng sống độc lập bên ngoài nếu như bé sinh sớm vào thời điểm này. Như vậy thai 32 tuần tốt nhất đạt khoảng 1,7 – 1,8 kg. Mẹ không cần quá lo lắng nếu như cân nặng của bé thấp hơn mức này. Bởi vì thai lúc này đang phát triển nhanh hơn bất cứ lúc nào khác, có thể tăng hơn 200g mỗi tuần. Nhu cầu dinh dưỡng cho thai nhi lúc này rất quan trọng.

2. Bổ sung đủ dinh dưỡng trong thai kỳ giai đoạn từ 32 tuần

Bổ sung đủ dinh dưỡng trong thai kỳ giai đoạn từ 32 tuần

Bổ sung đủ dinh dưỡng trong thai kỳ giai đoạn từ 32 tuần

Để đảm bảo sự phát triển hoàn thiện của thai, chị em cần đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ: – Chất đạm: Chất đạm chứa các axit amin cần thiết cho mẹ và tham gia vào cấu tạo tế bào của bé. Chất đạm có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa và sản phẩm từ đậu nành, sữa, ngũ cốc…

– Đường: Cung cấp năng lượng cho mẹ và bé. Tuy nhiên, mẹ nên bổ sung bằng các loại đường tự nhiên có trong trái cây, cà rốt, ngũ cốc, mật ong… tốt hơn là loại đường hóa học trong nước ngọt,bánh kẹo. – Chất béo: Chất béo cần thiết cho phát triển tế bào não của thai, cung cấp năng lượng, thêm vào đó, chất béo còn giúp cơ thể mẹ dễ hấp thu một số loại vitamin. Nên bổ sung thêm các loại chất béo có nguồn gốc từ thực vật, hạn chế tăng cholesterol trong máu dẫn đến béo phì, tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp. – Chất khoáng: Hai loại chất khoáng mẹ cần bổ sung trong giai đoạn này đó là canxi và sắt để giúp phát triển hệ xương của bé, tránh loãng xương và thiếu máu. Canxi có nhiều trong các thực phẩm như trứng, sữa, tôm, cua… sắt có nhiều trong thịt bò, rau dền, mùng tơi, gan động vật… – Cung cấp các loại vitamin A, B, C, D, E… có trong trái cây, rau củ đặc biệt là rau quả có màu đậm. – Uống đủ nước 2-2.5 lít mỗi ngày để giúp cơ thể khỏe mạnh, hạn chế bệnh cuối thai kỳ đảm bảo cân nặng cho thai.

Uống đủ nước 2-2.5 lít mỗi ngày để giúp cơ thể khỏe mạnh, hạn chế bệnh cuối thai kỳ

Uống đủ nước 2-2.5 lít mỗi ngày để giúp cơ thể khỏe mạnh, hạn chế bệnh cuối thai kỳ

Những thông tin trên đây hi vọng đã mang đến những kiến thức bổ ích cho mẹ bầu. Chúc chị em có một sức khỏe tốt, thai kỳ an toàn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Ưu đãi thai sản trọn gói Ưu đãi thai sản trọn gói Chia sẻ: Từ khóa: các mốc khám thaiHành trình mang thai Ưu đãi thai sản trọn gói Bài viết liên quan
  • Những điều cần biết khi khám thai 25 tuần tuổi

    Những điều cần biết khi khám thai 25 tuần tuổi

    Khám thai 25 tuần tuổi là điều vô cùng quan trọng mà mẹ phải làm trong thai kỳ....

  • Tư vấn khám thai – Quy trình cần thiết cho thai kỳ khỏe mạnh

    Tư vấn khám thai – Quy trình cần thiết cho thai kỳ khỏe mạnh

    Tư vấn khám thai là quy trình mà mẹ bầu nào cũng sẽ được phổ biến khi đi...

  • Mẹ bầu khám thai tuần 18 thực hiện những dịch vụ nào?

    Mẹ bầu khám thai tuần 18 thực hiện những dịch vụ nào?

    Khám thai định kỳ là việc mà thai phụ không thể lơ là. Trong các mốc tuần thai,...

  • Tất tần tật về lần khám thai đầu tiên, mẹ đừng bỏ lỡ

    Tất tần tật về lần khám thai đầu tiên, mẹ đừng bỏ lỡ

    Lần khám thai đầu tiên mang ý nghĩa rất quan trọng. Khi đó người phụ nữ sẽ tiến...

  • Mẹ bầu khám thai tuần 38 cần chú ý những gì? 

    Mẹ bầu khám thai tuần 38 cần chú ý những gì? 

    Ở thời điểm thai 38 tuần, các mẹ đã tiến gần hơn với “đích đến” của thai kỳ....

  • Những thông tin cần nhớ về lịch khám thai từ tuần 36 trở đi

    Những thông tin cần nhớ về lịch khám thai từ tuần 36 trở đi

    Từ tuần 36, thai nhi đã phát triển hoàn thiện và sẵn sàng cho việc thích nghi với...

Câu hỏi liên quan
  • Độ mờ da gáy 1.5 mm có đáng lo ngại không?

  • Khám xương chậu tuần bao nhiêu để biết sinh thường hay sinh mổ?

  • Tháng cuối thai kỳ có cần siêu âm 3D 1 tuần 1 lần không?

  • Cách cải thiện tình trạng đa ối tuần 35?

  • Thai tụ dịch màng nuôi có ảnh hưởng gì không?

Tin tức mới
  • Siêu âm thai: Hướng dẫn những thông tin cơ bản mẹ bầu cần biết

    Siêu âm thai: Hướng dẫn những thông tin cơ bản mẹ bầu cần biết

    Siêu âm thai là một trong những phương pháp theo dõi thai kỳ quan trọng và phổ biến…
  • Hội chứng ống cổ tay ở bà bầu: Nguyên nhân, cách chữa hiệu quả

    Hội chứng ống cổ tay ở bà bầu: Nguyên nhân, cách chữa hiệu quả

    Hội chứng ống cổ tay ở bà bầu gây ra tê, đau, làm giảm sức lực của các…
  • Tư vấn rối loạn nhịp tim có ảnh hưởng đến thai nhi hay không

    Tư vấn rối loạn nhịp tim có ảnh hưởng đến thai nhi hay không

    “Mẹ bị rối loạn nhịp tim có ảnh hưởng đến thai nhi không” là câu hỏi rất nhiều…
  • So sánh 4 kiểu siêu âm thai, lý do bác sĩ kết hợp siêu âm 5D và 2D

    So sánh 4 kiểu siêu âm thai, lý do bác sĩ kết hợp siêu âm 5D và 2D

    Siêu âm thai là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh trong thai kỳ quan trọng, giúp theo dõi…
  • Chửa ngoài tử cung nguy hiểm thế nào và cách nhận biết sớm

    Chửa ngoài tử cung nguy hiểm thế nào và cách nhận biết sớm

    Chửa ngoài tử cung là một biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ, có thể đe dọa tính…
  • Những kinh nghiệm hay cho mẹ bầu lần đầu đến phòng khám thai

    Những kinh nghiệm hay cho mẹ bầu lần đầu đến phòng khám thai

    Lần đầu đến phòng khám thai chắc hẳn chị em nào cũng rất bỡ ngỡ vì không biết…
Đăng ký nhận tư vấnVui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn Đăng ký ngay
  • 0936 388 288
  • 0936 388 288
  • Đặt lịch khám
Connect Zalo TCI Hospital

Từ khóa » Bảng Cân Nặng Thai Nhi 32 Tuần