Thai 34 Tuần Tuổi Phát Triển Thế Nào, Mẹ ăn Gì để Con Cải Thiện Cân ...
Có thể bạn quan tâm
Thai 34 tuần đang ở tháng thứ 8 và chỉ còn khoảng 4 - 6 tuần nữa là mẹ sẽ sinh em bé. Ngày “lâm bồn” có thể đến sớm hoặc muộn hơn ngày dự sinh, vì vậy từ tuần 34 mẹ nên chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đi để bất cứ lúc nào nếu thấy có các dấu hiệu chuyển dạ.
Thai tuần 34 tuổi phát triển thế nào?
1. Trọng lượng cơ thể
Ở tuần tuổi thai này, bé yêu của bạn đã tăng nhanh về trọng lượng, đạt cân nặng khoảng 2,2kg và chiều dài khoảng 45cm. Chiều dài cơ thể bé được đo từ đầu đến gót chân. Kích thước của thai nhi tương đương với quả dưa vàng.
Do thai 34 tuần tuổi đã to, tử cung chất hơn, còn ít chỗ trống để bé nhào lộn, vùng vẫy vì thế mẹ sẽ cảm thấy bé không còn nhào lộn, nghịch như các tuần thai trước nữa, nhưng số lần đạp của bé vẫn giữ nguyên, bé vẫn đạp bình thường.
Kích thước của bé tuần thai này bằng quả dưa vàng (Ảnh minh họa)
2. Chỉ số thai 34 tuần theo từng ngày
Để theo dõi chính xác, rõ nhất về sự phát triển của thai tuần 34 tăng theo chỉ số thai nhi thế nào, các mẹ có thể tham khảo và so sánh chỉ số thai nhi của con yêu theo bảng dưới đây.
Các chỉ số phát triển | Đường kính lưỡng đỉnh (BPD) | Chiều dài xương đùi (FL) | Chu vi vòng bụng (AC) | Chu vi vòng đầu (HC) | Cân nặng ước tính (EFW) |
Tuần 34 + 0 | 77,9-90mm trung bình: 8,5mm | 60-72mm, trung bình 65mm | 277-326m, trung bình 302mm | 297-333m, trung bình 315mm | 1973-2781, trung bình 2377g |
Tuần 34 + 1 | 83-95 mm, trung bình 89mm | 60-72mm, trung bình 65mm | 277-330m, trung bình 304mm | 298-334m, trung bình 316mm | 1999-2817, trung bình 2408g |
Tuần 34 + 2 | 80-92mm, trung bình 86mm | 61-73mm, trung bình 66mm | 278-333mm, trung bình 306mm | 299-335mm, trung bình 317mm | 2025-2854g, trung bình 2439g |
Tuần 34 +3 | 80-92mm, trung bình 86mm | 61-73mm, trung bình 66mm | 278-336mm, trung bình 308mm | 300-336mm, trung bình 318mm | 2051-2890g, trung bình 2470g |
Tuần 34 +4 | 80-92mm, trung bình 86mm | 61-73mm, trung bình 66mm | 278-340mm, trung bình 309mm | 301-338mm, trung bình 319mm | 2076-2927g, trung bình 2502g |
Tuần 34 +5 | 80-92mm, trung bình 86mm | 61-73mm, trung bình 66mm | 278-343mm, trung bình 311mm | 302-339mm, trung bình 320mm | 2102-2963g, trung bình 2533g |
Tuần 34 +6 | 81-93 mm, trung bình 87mm | 62-74mm, trung bình 67mm | 279-347mm, trung bình 313mm | 303-340mm, trung bình 321mm | 2129-3000g, trung bình 2564g |
Lưu ý:
- Các chỉ số thai tuầ 34n tuổi này được tính dựa trên số tuần tuổi cộng với ngày xê dịch trong tuần thai từ 0 - 6 ngày.
- Bé có thể chênh lệch chỉ số thai nhi lớn hoặc nhỏ, không nhất thiết phải đặt đúng chỉ số đó.
3. Thai 34 tuần tuổi đã biết làm gì?
Ở thời điểm này bé đã hoàn thiện các chức năng, bộ phận của cơ thể vì vậy bé yêu của bạn đã làm được những việc sau:
- Bé đã biết quay đầu: Đến tuần 34 các bé đã quay đầu và di chuyển xuống phía xương chậu chuẩn bị thuận lợi cho quá trình sắp sinh. Tuy nhiên vẫn có trường hợp thai 34 tuần ngôi ngược, không quay đầu thì cần thăm khám, nghe tư vấn của bác sĩ.
Hầu hết thai nhi đều quay đầu ở tuần 34 (Ảnh minh họa)
- Gan của bé bắt đầu thải độc: Chức năng gan của bé thời điểm này có thể tự lọc chất bẩn được, đây là dấu hiệu bé phát triển tốt.
- Bé biết mỉm cười: Đây là hoạt động của bé luyện cơ mặt và phản ứng lại trước những tác động từ bên ngoài, các phương pháp thai giáo bố mẹ làm.
- Bé biết phân biệt được ngày và đêm: Đồng tử của thai tuần 34 tuổi đã có thể nhận thức, phân biệt được ban ngày và ban đêm trong bụng mẹ.
Thai 34 tuần tuổi cơ thể mẹ thay đổi thế nào?
Ở mỗi tuổi thai, mẹ lại có những dấu hiệu thay đổi khác nhau. Giai đoạn tam nguyệt cá thứ 3 này, mẹ sẽ phải đối mặt với những triệu chứng sau đây:
1. Thị lực giảm
Bắt đầu tuần thai này, mẹ sẽ thấy mắt mờ hơn, nhìn khó hơn bình thường. Đây chỉ là triệu chứng mang thai ở 3 tháng cuối, mẹ không nên quá lo lắng. Sau sinh, triệu chứng này sẽ chấm dứt, mẹ cần bổ sung các thực phẩm tốt cho mắt hơn như: Cà rốt, cá hồi, bơ, khoai lang…
2. Chuột rút
Tình trạng chuột rút sẽ diễn ra nhiều, tập trung ở 3 tháng cuối khiến mẹ hay mệt mỏi, đau cứng chân. Mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi và tập thể dục để giảm thiểu tình trạng này.
Chuột rút khi thai 34 tuần (Ảnh minh họa)
3. Rò rỉ sữa non
Đến tuần 34, ngực bạn bắt đầu quá trình tiết và tích tụ sữa để chuẩn bị lượng sữa tốt nhất cho bé yêu chào đời bú. Tuy nhiên ở tuần 34 lượng sữa non không nhiều, vì vậy bạn chỉ cần dùng miếng đệm để thấm hút lượng sữa rỉ ra.
4. Các cơn gò Braxton - hicks
Các cơn đau chuyển dạ giả này thường làm bụng mẹ nhồi lên nhồi xuống nhiều lần, căng cứng bụng, đau giống dấu hiệu chuyển dạ thật sắp sinh làm nhiều mẹ hoang mang, sợ đẻ non.
Tuy nhiên thai 34 tuần gò cứng bụng, các cơn gò thường diễn ra nhanh chỉ là dấu hiệu chuyển dạ giả mẹ không quá lo lắng. Nhưng nếu thai gò nhiều, đau bụng dữ dội mẹ nên tới bệnh viện kiểm tra.
5. Rạn da, ngứa bụng
Thai 34 tuần, các vết rạn da sẽ xuất hiện nhiều, rõ hơn ở bụng mẹ và phần đùi, hông do trọng lượng cơ thể mẹ và bé đều tăng lên rõ rệt. Lúc này, mẹ có cảm giác ngứa, khó chịu bụng tuy nhiên mẹ không nên gãi gây viêm nhiễm da.
6. Dịch âm đạo tăng lên
Ở tháng cuối thai kỳ, estrogen tăng lên làm tăng lưu lượng máu đến vùng xương chậu, kích thích tiết dịch nhầy nhiều, đặc hơn trước. Vì thế mẹ bầu nên thường xuyên vệ sinh vùng kín để tránh viêm nhiễm phụ khoa.
7. Khó thở
Thai to hơn khiến phổi của mẹ bầu không thể mở rộng như bình thường, mẹ bầu sẽ có cảm giác khó thở, hơi thở mệt nhọc ngay cả lúc ngủ. Tốt nhất, mẹ nên chọn tư thế ngủ nghiêng bên trái để dễ ngủ, dễ thở nhất.
Mẹ sẽ cảm thấy khó thở, tức ngực (Ảnh minh họa)
8. Mất ngủ
Thai tuần 34, sắp đến ngày sinh mẹ sẽ lo lắng kèm theo nhiều triệu chứng như đau lưng, đau bụng, chuột rút… khiến mẹ khó ngủ hơn. Để dễ ngủ, đảm bảo sức khỏe mẹ nên thư giãn, massage và giữ tâm trạng vui vẻ.
9. Đau lưng
Thai 34 tuần quay đầu sẽ tạo áp lực xuống phần lưng dưới của bạn, sẽ gây ra các cơn đau mỏi lưng dưới khiến mẹ bầu khó chịu, khó nằm một chỗ.
10. Táo bón
Ở tháng thứ 8 mẹ sẽ thường xuyên gặp các triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu, táo bón do nóng trong. Vì vậy, mẹ cân bằng lại chế độ ăn, sử dụng các thực phẩm nhuận tràng như trái cây, rau xanh, bột ngũ cốc…
11. Sưng phù nề chân tay
Lúc này, chân tay của bạn sẽ trở lên to, mập mạp hơn do các mô cơ thể tích tụ và giữ lại chất lỏng là nguyên nhân gây sưng phù nề ở bàn chân, ngón tay, mắt cá chân.
Thai 34 tuần nên ăn gì cải thiện cân nặng của con?
Cân nặng của thai nhi phụ thuộc phần lớn vào chế độ ăn của mẹ, nếu mẹ ăn không đủ chất, thiếu chất sẽ dẫn tới việc thai nhi chậm phát triển, chỉ số cân nặng thấp hơn mức bình thường.
Mẹ có thể căn cứ vào lần siêu âm gần nhất và so sánh với bảng cân nặng chuẩn thai nhi để biết bé yêu đã đủ cân, thừa hay thiếu cân để điều chỉnh chế độ ăn phù hợp.
Thai tuần 34 nên ăn gì để con tăng cân? (Ảnh minh họa)
Thai 34 tuần nên ăn gì để con đủ cân, khỏe mạnh mẹ ăn các thực phẩm sau:
1. Ăn và uống các thực phẩm giàu chất đạm
3 tháng cuối, mẹ cần bổ sung lượng đạm nhiều hơn để giúp bé phát triển cơ xương nhanh, tăng cân và giúp kích thích tuyến sữa tiết sữa đủ để cho bé bú sau sinh. Mẹ nên ăn các thực phẩm như:
- Thịt bò, thịt lợn nạc
- Trứng gà
- Cá hồi
- Tôm, cua, các loại cá nhỏ
- Sữa tươi tiệt trùng
2. Ăn thực phẩm giàu sắt
Thai 34 tuần nên ăn gì, mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu sắt để giảm tình trạng đau lưng, hoa mắt chóng mặt… Đồng thời chất sắt có trong các thực phẩm giúp bé yêu tăng cân, phát triển toàn diện. Chất sắt đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bé yêu.
Thực phẩm giàu sắt (Ảnh minh họa)
Mẹ cần bổ sung các thực phẩm như:
- Lòng đỏ trứng gà
- Thịt bò
- Bí đỏ
- Các loại hạt
- Súp lơ xanh
- Cải bỏ xôi
- Yến mạch
- Viên uống sắt
3. Thực phẩm giàu canxi
Canxi là dưỡng chất cần thiết cho thai 34 tuần tuổi, giúp bé yêu phát triển tốt hơn, tăng cân đúng chuẩn tiêu chuẩn cân nặng và hoàn thiện, giúp hệ xương khớp của bé tốt hơn. Bổ sung đủ canxi cũng giúp mẹ bầu giảm các triệu chứng như chuột rút, đau lưng, thoái hóa xương, mệt mỏi…
Mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi tốt cho thai 34 tuần sau đây:
- Các loại sữa: Sữa tươi tiệt trùng, sữa bầu, phô mai, sữa đậu nành…
- Cua biển
- Quả kiwi
- Cá hồi
- Các loại đậu
- Trứng gà
- Viên uống canxi
Mẹ nên bổ sung thực phẩm giàu canxi (Ảnh minh họa)
4. Thực phẩm giàu vitamin
Thai 34 tuần nên ăn gì tốt, con tăng cân nhanh mẹ nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, B6, B12. Những thực phẩm này rất cần thiết cho sự phát triển của con yêu, giúp mẹ giảm tình trạng táo bón ở giai đoạn này.
Mẹ nên ăn và uống các thực phẩm, loại nước ép của các loại trái cây như:
- Chuối
- Cam
- Bưởi
- Ổi
- Ngũ cốc nguyên hạt
- Hạnh nhân
- Cà rốt
- Đậu hũ
- Nước dừa
Ngoài ra thai tuần 34 tuổi mẹ nên bổ sung thêm các loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất như: DHA, kẽm, axit folic, magie, tinh bột…
Những thắc mắc của mẹ bầu về thai 34 tuần tuổi
- Thai tuần 34 nặng bao nhiêu kg? Ở tuần 34, thai bắt đầu bước vào giai đoạn tăng tốc, vì thế trọng lượng cơ thể của bé đã tăng lên đáng kể. Ở tuần này bé có cân nặng khoảng 2,2kg và chiều dài khoảng 45cm.
- Thai 34 tuần nặng 2kg có nhỏ không?: Mức cân nặng thai nhi theo tiêu chuẩn ở tuần 34 là 2,2 kg. Bé yêu của bạn kém 0,2 gam, mức chênh lệch không đáng kể vì và bé cũng không quá nhỏ vì vậy mẹ không nên lo lắng. Mẹ có thể bổ sung thực phẩm giàu chất sắt, canxi, đạm, vitamin để con tăng cân hơn.
Tuần 34 mẹ cũng tăng cân đáng kể (Ảnh minh họa)
- Thai 34 tuần tuổi là mấy tháng? Lúc này bé yêu của bạn đã bước sang tuần thứ 8 của thai kỳ. Chỉ còn 1 tháng nữa là mẹ sẽ vượt cạn, vì vậy mẹ nên chuẩn bị tâm lý đi sinh thật tốt.
- Thai 34 tuần đạp nhiều không? Tuần 34 thai đã lớn nhanh, tử cung mẹ chật hơn vì thế các hoạt động của bé sẽ bị hạn chế. Mẹ theo dõi nếu bé đạp 10 lần trong 1 tiếng thì bình thường và bé khỏe mạnh, còn nếu số lần đạp ít hơn mẹ nên đi khám.
- Thai 34 tuần tuổi gò nhiều có phải dấu hiệu sắp sinh? Các cơn gò ở tuần 34 thường tới từ phía góc phải tử cung và lan khắp tử cung tạo ra các cơn gò nhẹ vài lần trong ngày, các cơn gò diễn ra trong khoảng 30 - 60 giây, không gây đau nên đây chỉ là cơn chuyển dạ giả, không phải dấu hiệu sắp sinh.
- Thai 34 tuần ra dịch màu nâu có sao không? Dịch màu nâu xuất hiện là do mạch máu ở cổ tử cung bị tổn thương, vỡ ra hoặc do nút nhầy cổ tử cung bung ra. Nếu dịch ít, màu nhạt thì mẹ không có vấn đề gì nhưng nếu lượng dịch nhiều kèm theo các cơn gò, rò rỉ nước ối mẹ nên đến viện kiểm tra.
Thai tuần 34 tuổi có sự thay đổi rõ rệt về trọng lượng cơ thể và đã biết cười, quay đầu, phân biệt được ngày và đêm. Đồng thời mẹ sẽ có những thay đổi ở cơ thể rõ rệt. Tuần thai này, mẹ cần bổ sung các thực phẩm giàu sắt, canxi, chất đạm, vitamin hơn để bé tăng đủ cân, phát triển tốt nhất.
40 tuần thai an toàn Dưới đây là top những việc cần làm để có thai kỳ khỏe mạnh nhất! Bấm xem >>Từ khóa » Trọng Lượng Thai 34 Tuần
-
Sự Phát Triển Của Thai Nhi Tuần 34 | Vinmec
-
Bảng Cân Nặng Và Chiều Dài Thai Nhi Theo Tiêu Chuẩn Của WHO
-
Thai 34 Tuần Nặng Bao Nhiêu Và Sự Phát Triển Của Thai Nhi 34 Tuần Tuổi
-
Thai 34 Tuần Nặng Bao Nhiêu? Mẹ Cần Lưu Tâm điều Gì - Fitobimbi
-
Chỉ Số Siêu âm Thai Tuần 34
-
Thai Nhi 34 Tuần: Bé Phát Triển Thế Nào, Mẹ Thay đổi Ra Sao?
-
Thai Nhi 34 Tuần Nặng Bao Nhiêu Kg Là Bình Thường
-
Thai 34 Tuần Nặng Bao Nhiêu Kg Thì Được Xem Là Tốt Nhất?
-
Bật Mí Bảng Cân Nặng Thai Nhi Theo Tuần để Các Mẹ Bầu Theo Dõi
-
Sự Phát Triển Thai Nhi 34 Tuần Tuổi Và Thay đổi Của Mẹ | Huggies
-
Bảng Các Chỉ Số Thai Nhi Theo Tuần Chuẩn WHO Mới Nhất | Huggies
-
Hé Lộ: Vì Sao Mẹ Bầu Nên Siêu âm Thai 34-35 Tuần Tuổi
-
Cân Nặng Thai Nhi 34 Tuần Khoảng Bao Nhiêu? - Yêu Trẻ