[ Thai 37 Tuần ] : Là Mấy Tháng , Chỉ Số Thai , Bảng Cân Nặng - 2Khoe
Có thể bạn quan tâm
Tham vấn y khoa : Bác sĩ Hà Mạnh Vĩ
Thai 37 tuần được coi là những tháng cuối của thai kỳ. Đây là khoảng khắc thiêng liêng để các mẹ bầu chuẩn bị chào đón thiên thần của mình. Chính vì thế thai 37 tuần cần chú ý những gì. Thai 37 tuần đạp nhiều, hoặc đạp ít hơn có sao không. Thai ở tuần này cần khám những gì . Cùng 2khoe tìm hiểu nhé !
Nội dung bài viết hôm nay sẽ là sự tham vấn của các bác sĩ chuyên khoa về các vấn đề thai 37 tuần tuổi. Các bạn hãy theo dõi để chuẩn bị mọi thứ tốt nhất cho con yêu của mình nhé!
Thai 37 tuần phát triển như thế nào?
Thai nhi 37 tuần tuổi được coi là những tuần cuối của thai kỳ. Trọng lượng của thai nhi thường giao động từ 2900g- 3000g, chiều dài sẽ khoảng 50-53 cm. Trung bình mỗi ngày bé sẽ tăng khoảng 14g và 1 tuần là khoảng 200g.
Thai nhi giai đoạn này khá tròn trĩnh, bé đã biết nắm tay thật chặt. Các cơ quan của bé đã phát triển gần như là hoàn chỉnh, để tồn tại độc lập trong môi trường bên ngoài tử cung. Tuy nhiên, não và phổi vẫn cần nhiều thời gian hơn để trưởng thành hoàn toàn.
Lúc này, diện tích trong bụng mẹ không còn phù hợp với kích thước của thai nhi. Thai cũng đã bắt đầu quay đầu xuống vùng xương chậu của thai phụ. Vì thế, bé sẽ ít vận động hơn trước nhưng bé vẫn tiếp tục thực hiện những cú đá hoặc đạp. Nếu mẹ cảm thấy bé quá yên ắng ở giai đoạn này, cần liên hệ với bác sĩ sản khoa để tiến hành kiểm tra.
Thai phụ tuần 37 có gì thay đổi?
Cũng giống như thai nhi, thai phụ ở tuần thứ 37 sẽ có nhiều thay. Bởi ngày sinh đã gần kề. Cụ thể:
Một số vị trí trên cơ thể bị sưng
Thời điểm này mẹ bầu sẽ thấy một số vị trí trên cơ thể của mình xuất hiện triệu chứng bị sưng như mắt cá chân. Đây là một triệu chứng hết sức bình thường, chị em không cần phải quá lo lắng.
Tuy nhiên, nếu như chị em thường xuyên bị đau đầu, chân, lòng bàn chân, bàn tay, mặt bị sưng nặng, thị lực thay đổi; bụng dưới bị đau dữ dội kèm thêm hiện tượng nôn ói… thì cần phải báo cho bác sĩ chuyên khoa ngay. Bởi đây là những dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng gọi là tiền sản giật.
Ợ nóng và khó tiêu
Thời gian này, một số triệu chứng trên hệ tiêu hóa có thể trở nên trầm trọng hơn, điển hình là chứng ợ nóng, khó tiêu. Nguyên nhân là do lượng hormone progesterone trong cơ thể gia tăng.
Xem thêm : [ Thai 6 tuần tuổi ] : Phát triển như thế nào , có tim thai chưa ?
Dịch âm đạo có lẫn máu
Thai 37 tuần tuổi, cổ tử cung của thai phụ dễ bị kích thích. Nếu thai phụ quan hệ tình dục trong giai đoạn này, vùng kín sẽ xuất hiện một vài đốm máu. Thai phụ không cần phải quá lo lắng bởi đây là dấu hiệu bình thường. Nhưng nếu thai phụ thấy nhiều máu. Hãy đến bác sĩ ngay vì đó là dấu hiệu cho thấy nhau thai có vấn đề hoặc các mạch máu ở cổ tử cung đã bị vỡ khi cổ tử cung giãn ra để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ.
Suy tĩnh mạch
Tình trạng suy tĩnh mạch thường trở nên nặng nề hơn đối với bà bầu tuần 37. Để hỗ trợ lưu thông máu, phụ nữ mang thai nên ngủ nghiêng về bên trái.
Ngoài ra, khi nằm nghỉ, thai phụ nên đặt một chiếc gối dưới chân để kê cao phần chân lên.
Đau vùng chậu
Ngôi thai thay đổi tạo ra áp lực lên xương chậu, hông và bàng quang. Khiến cho thai phụ bị đau và gặp khó khăn khi sinh hoạt.
Nếu cảm thấy không thoải mái, bà bầu có thể dùng một chiếc địu để hỗ trợ trọng lượng của bụng và giảm áp lực lên vùng lưng và xương chậu.
Chuột rút ở chân
Ban đêm là lúc bà bầu thường gặp phải triệu chứng chuột rút. Để khắc phục chứng chuột rút khi mang thai. Thai phụ nên uống nhiều nước hơn vào ban ngày và đảm bảo rằng bổ sung đủ lượng magie và canxi.
Rạn da
Ngực, bụng và thậm chí cả mông phát triển căng to dễ dẫn đến rạn da. Nguyên nhân do làn da bị căng quá mức khi bạn đang tăng cân nhanh.
Ngoài ra, di truyền cũng là 1 trong những yếu tố khiến mẹ bầu bị rạn da. Để giảm thiểu tình trạng này, thai phụ nên uống nhiều nước và thoa dầu hoặc kem chống rạn da.
Núm vú to hơn
Thời điểm này hầu hết mẹ bầu đều cảm nhận được bầu ngực của mình phát triển hơn, núm vú cũng to hơn trước. Nguyên nhân là sữa non đã bắt đầu hình thành để chuẩn bị cho quá trình cho con bú.
Hay quên
Tâm lý căng thẳng và suy nghĩ nhiều là nguyên nhân khiến cho phụ nữ mang thai vào những tuần cuối gặp phải tình trạng hay quên.
Mẹ bầu có thể ghi chú hoặc nhờ đến sự hỗ trợ giúp từ gia đình để không bỏ lỡ những sự kiện quan trọng trong giai đoạn này.
Xem thêm : [ Thai 36 tuần ] : Đau bụng lâm râm có sao không , chỉ số thai !
Mất ngủ
Hầu như các bà bầu trong tuần thai 37 đều bị mất ngủ vào ban đêm. Đây là hiện tượng bình thường đối với phụ nữ mang thai trong tam cá nguyệt thứ ba.
Tuy nhiên, giấc ngủ vẫn rất quan trọng vì nó cung cấp năng lượng cho thai phụ. Do đó, người mẹ vào tuần thai này nên chú trọng nghỉ ngơi, cố gắng ngủ lâu hơn một chút, và nên có một giấc ngủ trưa trong ngày.
Các cơn co thắt Braxton Hicks
Sang tuần thứ 37, các cơn co thắt ở cổ tử cung sẽ diễn ra thường xuyên hơn. Theo như một số bác sĩ chuyên sản phụ khoa thì những cơn co thắt lẻ tẻ này đang làm săn chắc cơ, hỗ trợ cho quá trình trẻ thoát khỏi cổ tử cung của thai phụ.
Thai 37 tuần chưa quay đầu mẹ bầu nên làm gì
Thai 37 tuần chưa quay đầu liệu có phải sinh mổ?. Hoặc làm thế nào để thai 37 tuần quay đầu?. Đây là vấn đề mà rất nhiều mẹ bầu quan tâm.
Một chu kỳ thai thường dao động từ 39-40 tuần. Thai 37 tuần tuổi cũng là một trong những cột mốc quan trọng để bé con chào đời. Vì thế, hầu hết thai nhi ở giai đoạn này đều đã quay đầu.
Tuy nhiên, vẫn còn một số thai phụ gặp phai hiện tượng thai ngôi ngược. Tức là thai nhi chưa quay đầu. Điều này khiến cho các mẹ bầu cảm thấy lo lắng bất an. Bởi kích thước của thai lúc này đã khá là lớn, sẽ khiến cho việc xoay chuyển của thai nhi trong bụng mẹ gặp nhiều khó khăn. Vì thế, để đảm bảo an toàn cho thai phụ và thai nhi, thường bác sĩ sẽ chỉ định mổ.
Có nhiều nguyên nhân khiến thai 37 tuần chưa chịu quay đầu, trong đó cần phải kể đến các nguyên nhân cơ bản sau:
- Do tử cung của người mẹ
Tử cung của người mẹ bị sẹo hoặc do bị nhiễm trùng khiến cho thai nhi không có đủ thời gian để quay đầu
- Vị trí của thai
Nếu như nhau thai nằm ở vị trí thấp hay gần đầu của thành tử cung cũng sẽ khiến thai nhi khó quay đầu được.
- Mẹ mang đa thai
Mẹ bầu đa thai cũng sẽ khiến không gian tử cung của thai phụ bị thu hẹp. Vì thế, thai nhi cũng khó có thể quay đầu
- Các nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân trên, thai nhi không thể quay đầu là do nước ối quá nhiều hoặc quá ít. Bào thai bất thường hoặc thai phụ sinh non.
Thai ngược được coi là hiện tượng khá nguy hiểm đổi với mẹ bầu. Nó có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ. Bởi trong quá trình sinh có thể khiến thai bị rách cổ tử cung. Thai nhi bị sa dây rốn hoặc chèn ép dây rốn dẫn đến tử vong.
Ngoài ra, khi sinh ra sức khỏe của bé sẽ không được tốt như các bé khác. Bé dễ bị sang chấn như xuất huyết não, màng não, cánh tay bị liệt thần kinh, xương đùi bị gãy,…
Theo các bác sĩ chuyên khoa, thai 37 tuần tuổi nếu vẫn chưa quay đầu. Các mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng. Bởi thông thường nếu mang thai con so thì tuần 35 là thai sẽ quay đầu. Tuy nhiên có những trường hợp thai nhi quay đầu muộn như đến tuần 38, 39 ngoài ra do khi đi khám thai tuần tuổi thai sẽ cộng trừ 1 tuần. Chính vì thế tuần 38 các mẹ bầu nên đi siêu âm lại.
Nếu thai nhi cúi tốt, mẹ bầu có thể sinh thường bé ngôi mông với cân nặng < 3200g. Còn trường hợp cần phải mổ trong ngôi mông là: con to (cân nặng ước tính > 3200g); đầu thai nhi ngửa (chụp X Quang thấy khá rõ, hoặc siêu âm cũng có thể đánh giá được); vỡ ối khi chưa vào chuyển dạ, thai suy do sa dây rốn.
Vì thế, để thai nhi quay ngôi thuận. Mẹ bầu có thể áp dụng một số bài tập sau:
- Luôn đặt đầu gối thấp hơn hông. Thai phụ nên chú ý đến các loại ghế mà mình ngồi. Nếu ngồi ghế oto, hãy kê thêm một miếng đệm. Nếu ngồi ghế bình thường hãy lựa chiếc ghế đổ người về phía trước và đầu gối thấp hơn hông.
- Tránh ngồi nhiều, nếu công việc bắt buộc phải ngồi nhiều thì thai phụ nên thường xuyên giải lao và tìm cách đi lại để vận động.
- Tập bò mỗi ngày, bò bốn chân và mỗi ngày nên làm động tác này khoảng 10 phút. Tư thế này tránh cho bé nằm ở ngôi sau.
- Nằm nghiêng , nằm nghiêng giúp cho bé có thể xoay chuyển dễ dàng hơn nằm ngửa.
- Tập thể dục bằng cả tay và chân cho hông. Các bài tập này có tác dộng tích cực cho việc sinh nở, nhất là nếu mẹ tập từ tuần 37 trở đi. Ngoài ra nó còn giúp cho ngôi thai quay về vị trí tự nhiên để sinh nếu đến thời gian này ngôi thai vẫn chưa thuận. Nên tập hai lần, mỗi lần 10 phút.
Thai 37 tuần tuổi mẹ bầu nên làm gì?
Trên thực tế, có rất nhiều mẹ bầu sinh con khi thai nhi được 37 tuần tuổi. Với những trường hợp thai phụ chưa sinh. Các mẹ cần làm những việc sau:
- Tiếp tục bổ sung đầy đủ vitamin đến tận lúc sinh
- Nên uống từ 1-2 lít nước/ngày
- Duy trì việc vận động hàng ngày một cách nhẹ nhàng như đi bộ để tăng cường sức mạnh ở vùng chậu cũng như cơ quan sinh dục
- Mát xa tầng sinh môn thường xuyên. Giúp kéo giãn nhẹ nhàng vùng đáy chậu. Từ đó có thể tránh được tình trạng rạch tầng sinh môn trong quá trình sinh bé.
- Lên lịch khám tiền sản
- Tìm hiểu kỹ các dấu hiệu chuyển dạ để đến cơ sở y tế kịp thời khi bản thân sắp sinh.
- Tìm hiểu về các triệu chứng trầm cảm sau sinh
- Học cách vệ sinh và chăm sóc cho bé.
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu lúc thai 37 tuần
Thời điểm này, mẹ cần tập trung bổ sung vitamin K vì đây là vitamin thiết yếu để tạo đông máu, vốn rất quan trọng trong thời điểm sinh nở. Một lượng lớn vitamin K sẽ giúp cầm máu khi bé rời khỏi bụng mẹ.
Các nguồn bổ sung vitamin K cần thiết trong giai đoạn này gồm:
- Các loại rau lá xanh gồm súp lơ xanh, mùi tây, cần tây…
- Dưa hấu, dưa vàng, đu đủ, dâu tây và lê
- Súp lơ, bắp cải, măng tây và cà chua
- Các loại đậu đỗ và ớt chuông
- Đậu tương, đậu ván
- Nếp cẩm, bánh mỳ làm từ ngũ cốc nguyên cám
- Sữa nói chung
Thai 37 tuần tuổi là thời điểm gần như chín mồi để bé con chào đời. Vì thế, ở thời điểm này, ngoài việc duy trì chế độ dinh dưỡng một cách đều đặn. Mẹ bầu cũng cần phải sẵn sàng tâm lý cũng như chuẩn bị mọi thứ thật tốt nhất để chào đón thiên thần của mình.
Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi vừa tổng hợp và chia sẻ có sự tham vấn của các bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp chị em hiểu hơn về độ tuổi của thai nhi ở tuần 37. Chúc các bạn sức khỏe, vượt cạn thành công.
Từ khóa » Bảng Cân Nặng Thai Nhi 37 Tuần
-
2. Tìm Hiểu Về Bảng Cân Nặng Thai Nhi Theo Tuần
-
Bảng Cân Nặng Và Chiều Dài Thai Nhi Theo Tiêu Chuẩn Của WHO
-
Bảng Cân Nặng Thai Nhi Theo Tuần Tuổi Chuẩn Quốc Tế 2022 WHO
-
Thai Nhi 37 Tuần Nặng Bao Nhiêu Là Chuẩn? - Con Cưng
-
Bảng Cân Nặng Thai Nhi Chuẩn Theo Tuần MỚI NHẤT Từ WHO
-
Bảng Cân Nặng Thai Nhi Theo Tuần Chuẩn Quốc Tế 2022 | Huggies
-
Thai 37 Tuần Nặng Bao Nhiêu? Sự Phát Triển Thai Nhi Tuần 37
-
[CHI TIẾT] Kích Thước Thai Nhi Bình Thường Mà Mẹ Bầu Cần Biết
-
Bảng Cân Nặng Chuẩn Của Thai Nhi Việt Nam Theo Từng Tuần - Procare
-
Cân Nặng Thai Nhi Chuẩn Theo Tuần Tuổi | Avisure Mama
-
Bảng Cân Nặng Của Song Thai Theo Tuần Tuổi Như Thế Nào? - FaGoMom
-
Cách Tính Cân Nặng Thai Nhi Theo Từng Tuần: Bảng Cân Nặng WHO 2022
-
Bảng Cân Nặng Thai Nhi Theo Tuần Tuổi Chuẩn WHO Mới Nhất 2019