Thai 38 Tuần: Bé Chuẩn Bị Chào đời, Mẹ Chú ý đến Các Dấu Hiệu ...
Có thể bạn quan tâm
Gần đến ngày dự sinh, cơ thể mẹ sẽ có những triệu chứng báo hiệu bé yêu sắp chào đời. Vì thế ở giai đoạn này mẹ cần lưu ý khi thấy xuất hiện các dấu hiệu sắp sinh để chủ động chuẩn bị và đi đẻ kịp thời, tránh trường hợp đẻ rơi, đẻ đột ngột khi chưa kịp tới viện.
Thai nhi 38 tuần phát triển thế nào?
1. Sự thay đổi của thai tuần 38
- Cân nặng thai nhi thay đổi: Thai 38 tuần nặng khoảng 3,1kg và có chiều dài khoảng 50cm. Kích cỡ của bé lúc này tương đương với một cây tỏi dài, và chiều dài của bé được đo từ đỉnh đầu đến gót chân.
Thai nhi 38 tuần có kích thước bằng cây tỏi tây dài (Ảnh minh họa)
- Bé nắm tay rất chắc: Mẹ có thể kiểm chứng hoạt động này của bé khi bé vừa chào đời hoặc qua hình ảnh siêu âm.
- Các cơ quan trong cơ thể bé hoàn thiện: Tuần 38 bé đã sẵn sàng chào đời, các bộ phận trên cơ thể cũng được hoàn thiện đầy đủ, riêng lá phổi sẽ hoàn thiện sau cùng. Khi sinh ra, bé sẽ mất vài tiếng đồng hồ để thiết lập được nhịp hô hấp bình thường.
- Nhau thai gần hết hiệu quả: Tới tuần gần cuối thai kỳ, nhau thai không còn cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho bé. Sau khi chào đời, nguồn sữa mẹ sẽ là dưỡng chất thiết yếu cung cấp các enzyme và các hormone giúp bé tăng trưởng.
- Tim và động mạch có khả năng trao đổi, chuyển giao: Sự phát triển này giúp bé dễ thở, hô hấp hơn khi ra ngoài bụng mẹ.
- Thân nhiệt hoàn thiện, mỡ trải đều dưới da: Tuần 38, thai nhi đã hoàn thiện và có thân nhiệt riêng, lớp mỡ dưới da giúp da bé hồng hào, mịn màng hơn.
- Các tế bào da của bé được hoàn thiện, ổn định
- Tóc bé đã mọc đều, chủ yếu là tóc tơ
- Các chức năng khứu giác, thị giác, thính giác đã hoàn thiện: Bé có thể cảm nhận rõ những tác động bên ngoài bụng mẹ.
- Bộ não bé vẫn tiếp tục hoàn thiện.
- Màu mắt của bé: Nếu bé sinh ra có màu mắt nâu thì màu mắt đó sẽ giữ nguyên đến lúc trưởng thành. Nhưng với như bé có màu mắt xanh, xám thì khi 9 tháng tuổi sẽ chuyển thành màu hạt dẻ, nâu.
2. Chỉ số phát triển thai nhi 38 tuần theo ngày
Để theo dõi tốt nhất về sự phát triển của thai tuần 38, các mẹ có thể so sánh kết quả siêu âm với chỉ số thai nhi của con yêu theo bảng dưới đây.
(Nguồn: Internet)
Lưu ý:
- Các chỉ số thai 38 tuần tuổi này tính dựa trên số tuần tuổi cộng với ngày xê dịch trong tuần thai từ 0 - 6 ngày.
- Chỉ số thai nhi lớn hoặc nhỏ hơn các chỉ số trong bảng, không nhất thiết phải đặt đúng chỉ số đó.
Sự thay đổi ở cơ thể mẹ khi thai 38 tuần
Ở giai đoạn nước rút này, thai nhi đã nằm quay đầu xuống dưới khung chậu của mẹ. Sự thay đổi đó khiến cơ thể mẹ sẽ có những dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh. Nếu mẹ thấy có dấu hiệu bất thường gì phải tới bệnh viện ngay.
1. Bụng tụt xuống
Thai tuần 38 đã di chuyển xuống dưới cổ tử cung, sẵn sàng chào đời vì vậy bụng mẹ sẽ tụt sâu về phía dưới, dưới sẽ có cảm giác nặng nề hơn.
2. Đi tiểu nhiều hơn
Thai quay đầu, đổi vị trí nằm ở dưới khung xương chậu, gây áp lực lên bàng quang khiến mẹ bầu hay có cảm giác buồn đi vệ sinh mặc dù không uống nhiều nước.
3. Khó chịu, nặng nề ở vùng xương chậu
Thai 38 tuần tuổi đã quay đầu nằm xuống vùng xương chậu làm tăng áp lực lên hông, bàng quang khiến mẹ bầu có cảm giác bị đau lưng, đau vùng xương chậu do sắp tới ngày sinh.
4. Phù nề bàn chân và mắt cá chân
Giai đoạn sắp sinh mẹ bầu thường gặp triệu chứng phù nề bàn chân, do máu không lưu thông tốt. Vì vậy mẹ bầu nên tránh đứng một chỗ quá lâu, không mặc quần chật, giày dép chật để bàn chân được thoải mái, máu lưu thông tốt nhất.
Bàn chân và mắt cá chân của mẹ sẽ phù nề hơn(Ảnh minh họa)
5. Buồn nôn
Triệu chứng này mẹ sẽ gặp khi ốm nghén, nhưng ở những tháng cuối thai kỳ dấu hiệu này sẽ trở lại và có cảm giác buồn nôn nhiều hơn. Đây là dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh mẹ nên lưu ý.
6. Dễ thở hơn
Tuần thai này mẹ sẽ thấy dễ thở hơn, không còn cảm giác tức ngực, thở mệt nhọc như trước nữa. Do thai đã di chuyển xuống phía dưới tử cung, không gây áp lực lên lồng ngực.
7. Các cơn co thắt
Thai 38 tuần gò cứng bụng, những cơn co thắt với mức độ nhẹ, vừa, mạnh xuất hiện là dấu hiệu báo mẹ sắp sinh. Những cơn đau đẻ này sẽ chỉ xảy ra ở 1 bên bụng trái hoặc bụng phải không làm mẹ bầu quá đau đớn.
Tuần 38 gò liên tục, các cơn gò còn được gọi là cơn đau đẻ giả nên bạn không phải quá lo lắng. Nhưng đau dưới bụng dữ dội, ra máu hồng cùng lúc thì bạn có nguy cơ sinh em bé thật đấy.
8. Ngứa bụng, da bụng bị giãn căng
Thai 38 tuần bụng căng cứng, rất to vì thế cơ và da bụng cũng bị kéo dãn ra rất nhiều khiến mẹ có cảm giác ngứa khó chịu ở vùng bụng. Dấu hiệu này báo hiệu mẹ bầu sắp đến ngày sinh và những triệu chứng ngứa, khó chịu sẽ kết thúc khi mẹ sinh em bé.
9. Dịch nhầy âm đạo tiết ra nhiều
Thai 38 tuần ra dịch nhầy màu vàng nhạt, dịch đặc và có màu gần giống với lòng trắng trứng gà thì đây là hiện tượng báo hiệu mẹ sắp sinh em bé 1 - 2 tuần tới.
Hiện tượng này xảy ra khi nút nhầy bịt kín cổ tử cung bong ra kèm theo lượng máu nhỏ gọi là máu báo thai, báo hiệu em bé chuẩn bị chào đời.
10. Rò rỉ, vỡ ối
Nước ối rò rỉ ra từ âm đạo kèm theo những cơn co thắt cổ tử cung cứ 15 phút một lần, hoặc mẹ đau lưng liên tiếp thì đây là dấu hiệu chuyển dạ thật. Với trường hợp này mẹ nên đến bệnh viện gấp.
11. Máu báo thai
Mẹ quan sát thấy quần lót có dịch nhầy màu hồng hoặc màu nâu thì nên đến bệnh viện chuẩn bị cho việc sinh nở.
Dấu hiệu này xuất hiện là các mạch máu trong cổ tử cung bị vỡ ra do quá trình giãn mạch, lượng máu báo thai sẽ không ra nhiều nhưng nó báo hiệu mẹ sắp sinh trong khoảng thời gian ngắn sắp tới.
Máu báo thai báo hiệu mẹ sắp chuyển dạ trong 24h tới (Ảnh minh họa)
12. Ngực căng tức, rỉ sữa non
Khi thai nhi 38 tuần tuổi, ngực mẹ bắt đầu có sữa và tiết sữa. Nếu thấy ngực căng cứng, có sữa non tiết ra thì có thể mẹ sắp sinh.
13. Tâm lý thay đổi
Sắp sinh, mẹ sẽ có tâm lý lo lắng, hồi hộp chờ đợi ngày con yêu chào đời. Sự thay đổi về tâm lý này dẫn đến các triệu chứng như: Chán ăn, mất ngủ, mệt mỏi… ở mẹ bầu.
Những vấn đề mẹ cần lưu ý khi thai 38 tuần
1. Chế độ dinh dưỡng
Tháng thứ 9 của thai kỳ, mẹ nên bổ sung những dưỡng chất tốt, cần thiết cho cơ thể và sự phát triển của bé yêu như sau:
- Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C: Các loại trái cây (Cam, ổi, quýt, bưởi, dâu tây, thanh long…), các loại rau (Cải bó xôi, súp lơ, măng tây, rau bina…).
- Bổ sung thực phẩm giàu canxi: Thai tuần 38 đã hoàn thiện về hệ xương, tuy nhiên mẹ vẫn nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi để giúp xương bé cứng cáp, chắc khỏe hơn. Các thực phẩm giàu canxi như: Trứng gà, sữa (sữa công thức, sữa tươi, sữa chua, phô mai), cá hồi, cua biển…
Tuần 38 mẹ nên bổ thực phẩm giàu canxi (Ảnh minh họa)
- Bổ sung thực phẩm giàu protein: Thai 38 tuần có thể chào đời bất cứ lúc nào vì vậy mẹ cần bổ sung protein để kích thích tuyến sữa, nhiều sữa hơn cho con bú. Mẹ có thể ăn các loại thực phẩm như: Thịt bò, thịt nạc, cá hồi, trứng, sữa…
- Bổ sung thực phẩm giàu sắt: Tháng cuối thai kỳ, mẹ dễ bị hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu do thiếu sắt, không đủ máu để lưu thông. Mẹ nên ăn các thực phẩm giàu sắt như: Lòng đỏ trứng gà, bí đỏ, các loại hạt, yến mạch, cải bó xôi...
- Chia nhỏ các bữa ăn: Để tránh tình trạng sợ đồ ăn, đầy bụng mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn để đảm bảo cơ thể được cung cấp, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng.
2. Khám thai
Thai tuần 38 mẹ cần đi khám theo theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Ở tuần thai này, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và kiểm tra tử cung mẹ đã mở chưa, siêu âm phát hiện những bất thường ở thai nhi.
Mẹ nên nói rõ cho bác sĩ biết về những vấn đề mẹ đang gặp phải và có thể đặt những câu hỏi về thai nhi 38 tuần để bác sĩ giải đáp.
3. Sinh con ở tuần 38 có phải đẻ non không?
Theo các chuyên gia thì sinh con đủ tháng, sinh quá tháng, sinh non sẽ phụ thuộc vào số tuổi thai và được quy định như sau:
Sinh đủ tháng: Sinh ở tuần 39 - 40 tuần
Sinh non: Sinh trước tuần 37
Sinh quá tháng: Sinh ở tuần 41 - 42 tuần
Như vậy, mẹ sinh ở tuần 38 thì không phải là sinh đủ tháng nhưng cũng không phải sinh non, bé chào đời ở tuần tuổi này vẫn phát triển khỏe mạnh bình thường, không gặp khó khăn gì khi chăm con.
4. Khi nào mẹ nên gặp bác sĩ chuyên khoa?
Thai 38 tuần có những dấu hiệu bất thường sau đây, mẹ cần gặp bác sĩ ngay vì đây cũng được là những dấu hiệu báo hiệu bạn sắp sinh.
Rò rỉ, vỡ ối
Ra máu báo thai
Đau bụng dữ dội, kéo dài
Đau lưng liên tục
Dịch nhầy ra nhiều
Đi gặp bác sĩ khi có dấu hiệu sắp sinh (Ảnh minh họa)
5. Thai 38 tuần mẹ bầu nên làm gì?
Khi thai nhi 38 tuần tuổi, mẹ có thể sinh bé bất cứ lúc nào, không nhất định đến ngày dự sinh. Vì thế mẹ cần chuẩn bị những vật dụng và tâm lý:
- Chuẩn bị đồ đi sinh
- Các giấy tờ như thẻ bảo hiểm, chứng minh thư nhân dân, bản sao hộ khẩu, sổ khám thai…
- Luôn giữ điện thoại bên mình để gọi cho người thân hỗ trợ đi đẻ khi có các dấu hiệu chuyển dạ
- Chuẩn bị tiền đi đẻ
- Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đi đẻ
- Xin nghỉ làm khi thai 38 tuần để chờ sinh nếu mẹ cảm thấy đi lại khó khăn, mệt mỏi
- Đặt và đăng ký sinh đẻ ở bệnh viện mẹ bầu có nhu cầu sinh tại đó
Ở tuần 38, thai nhi sẽ lớn nhanh hơn, mẹ bầu sẽ ít tăng cân và không tăng cân ở giai đoạn này. Mẹ có thể sinh con bất cứ lúc nào nếu có hiện tượng chuyển dạ, vì thế mẹ hãy tìm hiểu thật kỹ về các dấu hiệu thai 38 tuần nặng bao nhiêu, có những biểu hiện gì ở cả bé và mẹ đẻ có thể chuẩn bị tốt nhất, chủ động trong việc sinh đẻ.
Hành trình 9 tháng kỳ diệu từ khi trứng gặp gỡ tinh trùng diễn ra như thế nào? Bác sĩ Lê Tiểu My (Bệnh viện Mỹ Đức) sẽ chia sẻ với các mẹ hành trình 9 tháng 10 ngày thai nhi hình thành và phát triển trong bụng mẹ. Bấm xem >>Từ khóa » Hình ảnh Siêu âm Thai Nhi 38 Tuần
-
Chỉ Số Siêu âm Thai Tuần 38
-
Sự Phát Triển Của Thai Nhi Tuần 38 | Vinmec
-
Hình ảnh Siêu âm Thai 38 Tuần Con Trai Và Con Gái
-
Những điều Chị Em Cần Lưu ý Khi Mang Thai Tuần 38 | Medlatec
-
Hình ảnh Siêu âm Thai Nhi 38 Tuần Tuổi - YouTube
-
Siêu âm Thai 38 Tuần Tuổi: Chỉ Số Phát Triển, Cần Khám ... - PolyXGO
-
Mang Thai Tuần 38: Cột Mốc đặt Biệt Khi Thai Nhi đã Vừa đủ Tháng
-
Thai Nhi 38 Tuần Tuổi - Lời Khuyên Dành Cho Mẹ • Hello Bacsi
-
【Tư Vấn】Bạn Đã Biết Chỉ Số Siêu Âm Thai 38 Tuần Tuổi Chưa?
-
Thai Nhi 38 Tuần: Sự Phát Triển Của Bé Và Lưu ý Mẹ Cần Biết | Huggies
-
Khám Thai 38 Tuần?Bé Chuẩn Bị Chào đời, Mẹ Chú ý | TCI Hospital
-
Thai 38 Tuần: Sự Phát Triển Của Bé Và Dấu Hiệu Chuyển Dạ - MarryBaby
-
Siêu âm Thai 38 Tuần Tuổi: Chỉ Số Phát Triển, Cần Khám ...