Thai 38 Tuần Nặng Bao Nhiêu Cân? Cơ Thể Mẹ Thay đổi Thế Nào
Có thể bạn quan tâm
Thai nhi ở tuần 38 bắt đầu phát triển chậm lại. Hầu như các cơ quan đều đã đi vào hoạt động. Vậy thai 38 tuần nặng bao nhiêu gam, đã mổ được chưa? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn nhé.
Thai 38 tuần là tháng thứ mấy?
Mang thai tuần 38 là một trong những cột mốc đáng nhớ của các mẹ bầu. Ở tuần lễ này, bé đã sẵn sàng cho việc “ra ngoài bụng mẹ”, tìm hiểu thế giới xung quanh. Vậy mang thai 38 tuần là tháng thứ mấy? Nếu mẹ mang thai ở tuần 38 tức là đang ở trong tháng thứ 9. Chỉ còn vài tuần nữa thôi là mẹ sẽ gặp bé yêu của mình. Tuy nhiên, chỉ khoảng 4-5% thai phụ sẽ sinh đúng ngày. Vì vậy, ở tuần 38 mẹ hãy chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho việc chào đón thiên thần của mình.
Thai 38 tuần nặng bao nhiêu kg là đạt chuẩn?
Bước vào tuần thứ 38, hầu hết các bé đã chuẩn bị sẵn cho cuộc sống ngoài. Bé cưng gần như phát triển đầy đủ cả về kích thước lẫn các bộ phận bên trong. Vì vậy cho dù chào đời ở tuần tuổi này, con vẫn có đủ sức khỏe để phát triển tốt.
Vậy thai nhi 38 tuần nặng bao nhiêu kg? Theo chuyên gia, cân nặng thai nhi ở tuần 38 xấp xỉ bằng trái bí đỏ, với chiều dài khoảng 50cm, cân nặng gần 3,08 kg. So với bé gái, cân nặng của các bé trai thường có xu hướng “nhỉnh” hơn. Tuy nhiên, mức cân nặng này sẽ thay đổi nhanh ở tuần 39, 40. Đây là giai đoạn “chạy đua” cân nặng cho con.
Ngoài việc nắm được cân nặng thai nhi 38 tuần, mẹ nên để ý đến các chỉ số sau:
- Đường kính lưỡng đỉnh khoảng 86-98mm, trung bình là 92mm
- Chiều dài xương đùi khoảng 67-81mm, trung bình là 71mm
- Chu vi vòng bụng khoảng 299- 386mm, trung bình là 342mm
- Chu vi vòng đầu khoảng 320-360mm, trung bình là 340mm
Sự phát triển của thai nhi tuần 38 về hình thái
Khi mang thai, chắc hẳn mẹ bầu đều luôn trông ngóng bé yêu phát triển từng tuần. Ngoài chỉ số cân nặng, ở tuần 38 thai nhi còn có những sự phát triển đặc biệt.
Bắt đầu có phản xạ cầm nắm
Thông qua phương pháp siêu âm, mẹ bầu có thể bắt gặp hành động đáng yêu của bé như mút tay, cầm nắm. Theo chuyên gia, việc hình thành phản xạ cầm nắm ở thời điểm này được xem là bước quan trọng để con có thể mút vú hoặc cầm tay mẹ sau khi chào đời.
Lông tơ bắt đầu rụng
Những tuần cuối thai kỳ, lớp chất sáp bên ngoài da bé sẽ dần biến mất. Đồng thời lông tơ bên ngoài cũng sẽ rụng bớt chuẩn bị cho sự chào đời của em.
Mọc móng chân
Mặc dù ngón chân đã được hình thành rất rõ từ tam cá nguyệt thứ nhất nhưng đến tuần cuối thai kỳ, móng chân của bé mới bắt đầu mọc và phát triển nhanh. Đây được xem là sự thay đổi quan trọng trước khi em bé chào đời.
Phát triển phổi
So với các cơ quan khác thì phổi của bé ở tuần 38 vẫn đang phát triển và hoàn thiện dần. Giai đoạn này, phổi sẽ sản xuất hoạt chất có tính bề mặt Surfactant, giúp cho túi khí không xẹp và dính vào nhau khi bé hô hấp. Ngoài ra, các dây thanh âm tại phổi lúc này cũng đã hoàn thiện. Góp phần giúp bé chuẩn bị sẵn sàng cho tiếng khóc đầu của mình.
Phát triển thần kinh, não bộ
Ở những tuần cuối, mẹ bầu cần phải bổ sung thật nhiều dưỡng chất để giúp thai nhi có đủ năng lượng hỗ trợ phát triển thần kinh cũng như não bộ. Theo chuyên gia, sự phát triển não ở tuần 38 được thể hiện qua việc tạo rãnh sâu và mở diện tích cho các tế bào thần kinh. Không chỉ thế, não bộ của bé lúc này cũng đã bắt đầu kiểm soát khả năng hoạt động của các cơ quan bao gồm cả tim và hệ hô hấp.
Phát triển nhu động ruột
Từ tuần 38, em bé ở trong bụng mẹ sẽ nuốt nước ối, kể cả chất sắp bã nhờn, chất thải từ mật, ruột, lông tơ,… Tuy nhiên mẹ không cần phải lo lắng vì chúng sẽ được đào thải ra ngoài dưới dạng phân su của bé tại lần vệ sinh đầu tiên.
Sự thay đổi của cơ thể mẹ ở tuần thai thứ 38
Ngoài thắc mắc thai 38 tuần nặng bao nhiêu mẹ bầu còn phải quan tâm đến sự thay đổi của cơ thể mình. Với chị em mang bầu ở tuần 38, trọng lượng, kích thước cơ thể của bé tăng lên sẽ gây áp lực lên bàng quang. Vì vậy lúc này mẹ sẽ gặp nhiều triệu chứng khó chịu. Cụ thể thai phụ sẽ gặp những triệu chứng như:
Đi tiểu thường xuyên
Nếu mẹ đi vệ sinh nhiều trong những ngày này, khả năng đầu bé đã nằm trong khung xương chậu. Điều này khiến cho bàng quang bị ép và gây tiểu nhiều. Để cải thiện tình trạng này mẹ nên cắt bỏ thức uống lợi tiểu tuy nhiên vẫn nên duy trì chất lỏng để bé đủ ối đến ngày sinh nở.
Ra dịch màu vàng
Nhiều mẹ mang thai ở tuần 38 bị ra dịch nhầy màu vàng cảm thấy rất lo. Tuy nhiên, đây là giai đoạn mẹ sẽ có thể tiết nhiều dịch hơn, thậm chí đi ngoài ra chất dịch nhầy trong suốt màu vàng đóng ở tử cung. Đây là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bước vào giai đoạn chuyển dạ nhưng mẹ vẫn cần thêm vài ngày hoặc vài tuần nữa mới sinh.
Bị tiêu chảy
Mẹ bầu 38 tuần có thể gặp phải tình trạng tiêu chảy. Điều này có nghĩa là sắp chuyển dạ. Do đó mẹ hãy uống nhiều nước ấm và ăn món nhẹ như bánh mì, trái cây. Đồng thời hạn chế thức ăn nhiều béo hoặc chất xơ không hòa tan.
Ngứa bụng
Ở tuần 38, các tế bào da phải làm nhiệm vụ giãn nở để thích ứng được với sự lớn lên của con. Vì vậy mẹ bầu có thể gặp phải tình trạng da khô, nứt nẻ, ngứa ngáy. Một cách giúp mẹ xoa dịu cơn ngứa lúc này là hãy dùng vitamin E. Trên thực tế, mẹ có thể dự trữ thêm 1 lọ viên nang vitamin E, nó sẽ giúp ích khi các núm vú bị đau, đặc biệt hữu hiệu cho những bà mẹ đang nuôi con bú. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, trước khi sử dụng mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bổ sung.
Sưng phù ở chân
Ở tuần 38 thai kỳ, cơ thể mẹ bầu sẽ nặng nề hơn. Tình trạng sưng phù cũng xuất hiện nhiều. Do đó nếu mắt cá hoặc bàn chân bị sưng tấy mẹ không cần phải lo lắng. Hãy nhờ đến sự giúp đỡ của chồng hoặc ngâm nước ấm trước giờ đi ngủ.
Mất ngủ
Mẹ bầu ở tuần 38 sẽ phải thường xuyên đối mặt với cơn mất ngủ. Gợi ý cho mẹ lúc này là hãy thử đọc sách, tạp chí hoặc nghe nhạc nhẹ. Điều này sẽ giúp mẹ chìm vào giấc ngủ nhanh hơn.
Ngực lớn hơn
Ngực của mẹ bầu ở tuần 38 thường lớn hơn trước cỡ 1-2 size. Lúc này mẹ cũng có thể xuất hiện sữa non. Tuy nhiên nếu sữa không gỉ thì không cần phải lo lắng. Bởi đây chỉ là dấu hiệu chuẩn bị cho việc chuyển dạ mà thôi.
Bản năng làm tổ
Cùng với thắc mắc thai 38 tuần nặng bao nhiêu thì mức năng lượng của mẹ ở tuần thai này cũng thay đổi nhiều. Mẹ sẽ có thể cảm thấy kiệt sức hoặc có quá nhiều năng lượng. Đây là bản năng làm tổ, khi mẹ cố gắng sắp xếp, dọn dẹp nhà cửa trước khi có con. Tuy nhiên theo các chuyên gia mẹ không nên làm quá sức. Hãy tiết kiệm năng lượng cho việc sinh nở thay vì dọn dẹp.
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu ở tuần 38
Để thai 38 tuần đạt được số cân nặng chuẩn, mẹ bầu cần phải chú ý đến việc bổ sung dinh dưỡng cho mình. Vậy mẹ bầu nên ăn gì để con tăng cân và dễ chuyển dạ.
Nên ăn
- Theo bác sĩ sản khoa, để dễ sinh thường chế độ ăn của mẹ bầu nên bao gồm một phần trái cây, rau, thịt nạc, đậu và sữa
- Ưu tiên các loại rau có màu xanh đậm như bó xôi, mồng tơi, rau dền, cải xoong, rau lang, rau muống,… Vì đây là những thực phẩm rất giàu beta-carotene và lutein, giúp giảm ung thư tốt cho tim mạch, huyết áp của mẹ
- Mỗi bữa, mẹ nên tiêu thụ một lượng thực phẩm giàu tinh bột và protein để đáp ứng cho nhu cầu dinh dưỡng thai kỳ. Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về lượng tiêu thụ, nhằm tránh ăn nhiều dẫn đến tăng cân quá mức
- Ngoài ra, cơ thể mẹ bầu ở tuần 38 cũng cần bổ sung thêm nhiều chất sắt. Vì vậy mẹ nhớ tăng cường thịt đỏ, trứng, sữa đồng thời trao đổi với các bác sĩ về việc dùng thêm viên sắt bổ sung
- Một gợi ý nữa cho các mẹ bầu ở tuần 38 đó là hải sản. Thực phẩm này giàu canxi và các khoáng chất thiết yếu như kẽm. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn mẹ nên tiêu thụ một lượng vừa phải đồng thời nấu chín để tránh ngộ độc
Không nên ăn gì?
Thai nhi 38 tuần nặng bao nhiêu kg ? Để đạt được mức cân chuẩn ngoài việc bổ sung dinh dưỡng mẹ còn cần phải hạn chế những thực phẩm sau để tránh gây hại cho bé
- Giảm lượng đường
- Tránh sử dụng thịt nội tạng
- Tránh hóa mỹ phẩm, dược phẩm chứa retinol
- Tránh thức ăn bày bán sẵn
- Tránh rượu, bia, thuốc lá và đồ uống có cồn
Lời khuyên của bác sĩ cho mẹ bầu để thai 38 tuần phát triển tốt
38 tuần thai nhi nặng bao nhiêu? Câu trả lời đã có ở phần viết trên. Tuy nhiên chuyên gia khuyến cáo để đạt được mức cân này mẹ cần lưu ý những vấn đề sau.
Theo dõi biến chứng thai kỳ muộn
Những triệu chứng sưng đau ở bàn chân, mắt cá chân trong giai đoạn này không quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu mẹ cảm thấy sưng phì đột ngột, lan lên cánh tay, mặt và vùng xung quanh mắt thì cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ. Vì đây có thể là các dấu hiệu của tiền sản giật – Biến chứng thai kỳ cực kỳ nguy hiểm trong những ngày gần sinh.
Dành nhiều thời gian để ngủ
Mẹ bầu ở tuần 38 ban đêm thường rất khó ngủ do hay gặp những giấc mơ kỳ lạ. Do đó, chuyên gia khuyến cáo mẹ nên tranh thủ ngủ vào ban ngày. Vì đây là cơ hội cuối để mẹ nghỉ ngơi, dưỡng sức cho ngày chuyển dạ sắp tới.
Vận động nhẹ nhàng
Ở tuần 38, mẹ nên vận động nhẹ nhàng để tránh tăng thêm áp lực cho cổ tử cung. Theo đó, mẹ bầu có thể đi bộ nhẹ nhàng, thực hiện động tác Squat ( ngồi xổm) kết hợp với thiền hoặc yoga. Những bài tập trên sẽ giúp ích cho quá trình chuyển dạ, cũng như giảm bớt cơn đau tử cung.
Mặc quần áo thoải mái
Dưới tác động của hormone thai kỳ và việc tăng lưu lượng máu đến da sẽ khiến mẹ bầu đổ nhiều mồ hôi. Do đó lúc này việc mặc quần áo rộng rãi, chất liệu mỏng nhẹ, thấm hút sẽ giúp mẹ thấy thoải mái và tránh tình trạng nổi mẩn, phát ban.
Dành thời gian tìm hiểu dấu hiệu chuyển dạ
Để chuẩn bị tốt cho quá trình “vượt cạn” ngoài việc nắm rõ thông tin thai 38 tuần nặng bao nhiêu gam mẹ nên dành nhiều thời gian tìm hiểu dấu hiệu chuyển dạ. Theo chuyên gia, khi có những dấu hiệu sau mẹ cần nhanh chóng đi gặp bác sĩ để được cấp cứu kịp thời.
- Mất nút nhầy tử cung: Chảy dịch nhầy trong suốt hoặc có vệt máu cho thấy mẹ đã sắp sửa lâm bồn
- Xuất hiện cảm giác khó chịu ở vùng xương chậu do thai nhi tụt sâu
- Vỡ ối từng giọt hoặc chảy ào sào từ vùng âm đạo
- Xuất hiện cơn đau, co thắt ở bụng và vùng dưới lưng. Các cơn co thắt diễn ra đều đặn và ngày càng tăng về cường độ
Sắp xếp mọi thứ chuẩn bị cho bé chào đời
Mặc dù ở những tuần trước mẹ bầu đã lên kế hoạch cho việc chào đón “thiên thần”. Nhưng theo chuyên gia, để tránh bỡ ngỡ ở tuần 38 mẹ nên dành chút thời gian để kiểm tra lại. Cụ thể:
- Kiểm tra lần nữa túi đồ đi sinh để đảm bảo rằng tất cả dụng cụ cần thiết bao gồm quần áo, tã, sữa, giấy tờ đã được gọn gàng
- Ngoài ra nếu có ý định cho con bú mẹ, hãy sắm thêm 3 hoặc 4 dành cho mẹ bầu khi nuôi con bú
Những câu hỏi thường gặp khi mang thai ở tuần 38
Ngoài thông tin thai 38 tuần nặng bao nhiêu, mẹ bầu còn phải quan tâm đến lịch trình mổ, cũng như vấn đề sức khỏe của con. Cụ thể:
Mang thai 38 tuần tim thai yếu phải làm gì?
Nhịp tim thai nhi thường dao động khoảng 110-160 lần/ phút. Nếu mẹ mang thai ở tuần 38 mà nhịp tim dưới 110 lần/ phút thì cần cẩn thận. Vì những lý do dưới đây:
- Thai nhi không chịu được cơn co chuyển dạ, dẫn đến nhịp tim suy giảm. Tùy vào tình trạng sức khỏe của bé mà bác sĩ sẽ có cách xử trí khác nhau
- Thai nhi có bệnh lý về tim gây ra nhịp tim chậm, cần phải theo dõi sát sao
Thai 38 tuần sinh được chưa?
Ngoài thắc mắc thai 38 tuần nặng bao nhiêu gam, mẹ bầu còn đặt câu hỏi sinh con ở tuần 38 có phải non không. Theo chuyên gia từ tuần 37-40, thai nhi được xem là đã đủ tháng và sẽ chào đời bình an. Do đó mẹ bầu không phải lo lắng về việc trẻ sẽ gặp vấn đề gì nếu như sinh sớm ở tuần tuổi này.
Mang thai 38 tuần có quan hệ được không?
Tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu thường lo lắng việc quan hệ sẽ làm tổn hại đến con. Tuy nhiên, theo các chuyên gia em bé đã được bảo vệ trong túi ối kín. Vì vậy mẹ sẽ không thể gây ra tổn thương khi đang quan hệ. Tuy nhiên ở tuần 38, thai nhi đã lớn và đã chuẩn bị cho việc chào đời. Vì vậy nếu có các dấu hiệu sau, mẹ nên tránh việc quan hệ:
- Vỡ ối
- Có vấn đề về cổ từ cung
- Mẹ mang thai từ 2 bé trở nên
- Hoặc trước đó từng bị chuyển dạ sớm
Nhìn chung, để an tâm hơn mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc quan hệ tình dục trong thời gian này.
Thai 38 tuần đau bụng dưới từng cơn có sao không?
Thực tế, khi tuổi thai lớn tần suất mẹ bầu bị đau bụng dưới càng cao. Nhưng theo chuyên gia, ở tuần 38 nếu mẹ xuất hiện những cơn đau tức dưới bụng thì rất có thể là sắp chuyển dạ hoặc gặp vấn đề sức khỏe. Do đó với trường hợp này, mẹ nên tiến hành theo dõi sức khỏe để được can thiệp kịp thời.
Tuần 38 mẹ phải khám thai thế nào?
Tại tuần 38, cổ tử cung bắt đầu “chín mồi” với những dấu hiệu như mềm hơn, mỏng hơn và giãn nở tốt. Do đó để chắc chắn rằng em bé sắp sửa chào đời, bác sĩ sẽ phải kiểm tra độ mở tử cung tại mỗi lần khám. Ngoài ra ở tuần thai này mẹ còn được kiểm tra các vấn đề sau:
- Kiểm tra cân nặng
- Kiểm tra huyết áp
- Xét nghiệm nước tiểu
- Kiểm tra việc phù chân
- Đo bề cao tử cung
- Nghe nhịp tim của thai nhi
- Kiểm tra vị trí của thai nhi
- Kiểm tra cổ tử cung của bạn
- Thảo luận về các triệu chứng bạn gặp phải
Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Thai 38 tuần nặng bao nhiêu gam thì mẹ cũng cần đến gặp bác sĩ khi có những dấu hiệu sau:
- Xuất huyết âm đạo lượng từ trung bình đến nhiều
- Ra nhớt hồng âm đạo
- Thai nhi giảm cử động
- Đau bụng dữ dội
- Nước ối chảy nhiều
Trên đây là đáp án “thai 38 tuần nặng bao nhiêu” và những thông tin liên quan. Hy vọng với kiến thức này mẹ bỉm sẽ bình tâm hơn cho cuộc chuyển dạ sắp tới. Chúc mẹ và bé sức khỏe.
Nên đọc thêm:
- Thai 31 tuần nặng bao nhiêu, hình thái phát triển thế nào?
- Thai 32 tuần nặng bao nhiêu? Sự phát triển của thai nhi và lời khuyên dành cho mẹ!
- Thai 34 tuần: Sự phát triển của thai nhi và thay đổi của mẹ
Từ khóa » Bảng Cân Nặng Thai Nhi 38 Tuần
-
1. Các Thông Số Của Bảng Cân Nặng Thai Nhi Theo Tuần
-
Bật Mí Bảng Cân Nặng Thai Nhi Theo Tuần để Các Mẹ Bầu Theo Dõi
-
Bảng Cân Nặng Và Chiều Dài Thai Nhi Theo Tiêu Chuẩn Của WHO
-
Bảng Cân Nặng Thai Nhi Theo Tuần Tuổi Chuẩn Quốc Tế 2022 WHO
-
Bảng Cân Nặng Và Chiều Dài Thai Nhi Theo Từng Tuần Tuổi Chính Xác ...
-
Bảng Cân Nặng Thai Nhi Theo Tuần Chuẩn Quốc Tế 2022 | Huggies
-
Thai Nhi 38 Tuần Nặng Bao Nhiêu Kg? Mẹ Cần Bổ Sung Gì?
-
Bảng Cân Nặng Thai Nhi Chuẩn Theo Tuần MỚI NHẤT Từ WHO
-
Thai 38 Tuần: Sự Phát Triển Của Bé Và Dấu Hiệu Chuyển Dạ - MarryBaby
-
Chỉ Số Siêu âm Thai Tuần 38
-
Bảng Cân Nặng Chuẩn Của Thai Nhi Việt Nam Theo Từng Tuần - Procare
-
Cân Nặng Thai Nhi Chuẩn Theo Tuần Tuổi | Avisure Mama
-
[CHI TIẾT] Kích Thước Thai Nhi Bình Thường Mà Mẹ Bầu Cần Biết