Thai 6 Tuần Kích Thước Bao Nhiêu? Đã Có Tim Thai Hay Chưa? • Hello ...

Thai nhi 6 tuần đang phát triển và thay đổi với tốc độ nhanh khi thai bắt đầu hình thành tay, chân và tai. Bên cạnh đó, gan, não và hệ cơ xương của bé cũng đang phát triển. 

Vậy thai nhi 6 tuần phát triển như thế nào, thai 6 tuần có tim thai chưa? Mời bạn cùng tìm hiểu qua những thông tin được Hello Bacsi tổng hợp trong bài viết sau!

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 6

1. Thai 6 tuần tuổi kích thước bao nhiêu?

Thai nhi tuần thứ 6 có hình dáng giống như con nòng nọc, kích thước bằng hạt táo tây lớn. Chỉ số số cụ thể của thai gồm:

  • Chiều dài phôi thai là khoảng 0,4 – 0,6cm.
  • Kích thước túi ối là khoảng 10 – 15mm.

2. Thai 6 tuần tuổi phát triển như thế nào?

  • Hệ thống tiêu hóa và hô hấp của bé cũng được hình thành.
  • Chồi tế bào sẽ phát triển thành cánh tay và chân cũng sẽ xuất hiện trong tuần này.
  • Não và hệ thần kinh của thai nhi cũng đang phát triển với một tốc độ đáng kinh ngạc.
  • Không những vậy, túi quang ở hai bên đầu thai nhi (phần sẽ trở thành mắt bé sau này) và các đường gấp nếp tạo nên tai trong của bé cũng bắt đầu phát triển.

3. Thai nhi 6 tuần đã có tim thai chưa?

  • Tim thai sẽ xuất hiện ở tuần thứ 5 hoặc thứ 6 của thai kỳ và có thể nghe thấy nhịp tim thông qua siêu âm thai.
  • Đa phần, bác sĩ sẽ dùng thiết bị siêu âm để giúp mẹ nghe nhịp tim thai nhi vào khoảng tuần thứ 6 hoặc tuần thứ 7. Tuy nhiên, cũng có trường hợp đến tuần thứ 8 mới có thể nghe thấy nhịp tim lần đầu tiên của con.
  • Nếu thai 6 tuần không có tim thai thì bạn cũng không cần quá lo bởi nguyên nhân không có tim thai có thể là do nhịp tim của bé khó phát hiện hoặc có thể do tính sai tuổi thai.

Sự phát triển của thai nhi tuần 6

  • Kích thước bằng hạt táo tây lớn.
  • Chiều dài khoảng 0,4 – 0,6cm.
  • Kích thước túi ối khoảng 10 – 15mm.
  • Sự phát triển của thai nhi: Em bé đã bắt đầu hình thành não, hệ thần kinh, hệ thống tiêu hóa và hô hấp. Chồi tế bào sẽ phát triển thành cánh tay và chân. Túi quang ở hai bên đầu thai nhi tạo thành mắt và các đường gấp nếp tạo nên tai trong.

Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 6

1. Mẹ bầu bị ốm nghén và cảm thấy khó chịu

  • Những cảm giác khó chịu của thai kỳ sẽ xuất hiện nhiều hơn trong tuần này. Bạn hẳn sẽ cảm thấy rất uể oải khi cơ thể đang phải điều tiết cho phù hợp với các nhu cầu của thai kỳ tuần thứ 6.
  • Ngực trở nên đau và nhạy cảm hơn.
  • Chứng ốm nghén còn ập đến khiến bạn mệt mỏi hơn. Ốm nghén có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào và có thể kéo dài cả ngày. Do đó bạn đừng ngạc nhiên nếu dạ dày luôn nôn nao vào buổi trưa.

2. Mẹ bầu đi tiểu nhiều hơn

  • Hiện tượng đi tiểu nhiều khi mang thai hay són tiểu cũng sẽ khiến bạn cảm thấy khá phiền toái. Nguyên nhân của hiện tượng này là do thận của bạn đang phải làm việc vất vả hơn để đưa chất thải ra khỏi cơ thể.

3. Dấu hiệu sảy thai 6 tuần tuổi mẹ cần lưu ý

Dấu hiệu sảy thai 6 tuần thường là:

  • Đau bụng dưới
  • Ra máu âm đạo
  • Đau vùng xương chậu
  • Dấu hiệu mang thai dần biến mất.

Đau bụng dưới có thể xuất hiện vào giai đoạn đầu và sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu lượng máu chảy ra nhiều. Lượng máu có thể ra ồ ạt (sảy thai hoàn toàn) hoặc ra từng ít một (sảy thai không hoàn toàn).

Sự thay đổi của cơ thể mẹ bầu

  • Cảm giác khó chịu trong giai đoạn đầu thai kỳ: Bạn có thể cảm thấy uể oải, mệt mỏi, ốm nghén, buồn nôn,…
  • Đi tiểu nhiều hơn: Giai đoạn này bạn bắt đầu đi tiểu nhiều và có thể bị són tiểu gây khó khăn cho sinh hoạt hàng ngày.
  • Trong giai đoạn này bạn có thể bị sảy thai: Khi nhận thấy dấu hiệu sảy thai như đau bụng dưới, đau vùng xương chậu, ra máu âm đạo, mất dấu hiệu mang thai,… thì bạn cần đi cấp cứu ngay.

Lời khuyên của bác sĩ về thai kỳ 6 tuần

thai 6 tuần

1. Bạn nên trao đổi gì với bác sĩ?

  • 3 tháng đầu thai kỳ là thời điểm nguy cơ sảy thai còn khá cao. Do đó, bạn nên thận trọng và hỏi kỹ ý kiến bác sĩ xoay quanh việc sử dụng thuốc, viên uống bổ sung… để tránh gây dị tật thai nhi.
  • Bên cạnh đó, bạn cũng cần tránh sử dụng thức uống có cồn và hút thuốc bởi có thể ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và bé.

2. Những xét nghiệm nào cần thực hiện?

Các xét nghiệm thường làm trong lần khám thai lần đầu tiên bao gồm xét nghiệm máu để:

  • Xác định nhóm máu của bạn (A, B, AB hoặc O) và yếu tố Rh (Rh dương hoặc Rh âm).
  • Đồng thời, xác định xem bạn vẫn còn có khả năng miễn dịch với một số bệnh từ những lần tiêm chủng trước đó, chẳng hạn như bệnh Rubella hoặc viêm gan siêu vi B hay không.

2. Không lạm dụng uống viên bổ sung vitamin và khoáng chất

  • Ngay cả khi phụ nữ mang thai cần nhiều vi chất dinh dưỡng thì các mẹ bầu cũng đừng lạm dụng các loại viên uống bổ sung vitamin và khoáng chất. Trong một số trường hợp, dư thừa vitamin và khoáng chất có thể gây nguy hiểm cho hai mẹ con.

3. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu

  • Nếu bạn là một người có thể trọng trung bình và khỏe mạnh, lượng calo khuyến nghị cho phụ nữ mang thai 6 tuần cần cung cấp mỗi ngày là khoảng 2000 calo.
  • Trong thực đơn cho bà bầu cũng cần có đa dạng các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như thịt nạc, cá, trứng, các loại rau củ, trái cây… Đặc biệt, cần chú ý các thực phẩm giàu axit folic, sắt, vitamin D và canxi như các loại rau có màu xanh đậm, sữa chua, các loại hạt, thịt bò, sữa và các thực phẩm từ sữa….
  • Ngoài ra, mẹ cũng cần chú ý uống nhiều nước và tránh các thực phẩm cay, nóng, thực phẩm chưa nấu chín, sữa chưa tiệt trùng…

Lời khuyên cho mẹ bầu

  • Cẩn trọng khi dùng thuốc: Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ rất dễ bị sảy thai do đó bạn cần xin tư vấn từ bác sĩ khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.
  • Không dùng thức uống có cồn và thuốc lá: Sử dụng thức uống có cồn và thuốc lá khi mang thai có thể gây hại cho sức khỏe của thai nhi và bản thân bạn.
  • Không làm dụng các viên uống bổ sung vitamin và khoáng chất: Nếu bạn uống vitamin và khoáng chất quá nhiều không những không tốt mà còn gây hại cho thai nhi.
  • Thực hiện xét nghiệm máu: Bên cạnh việc khám thai định kỳ, trong giai đoạn này bạn cần làm xét nghiệm máu để xác định nhóm máu, yếu tố Rh và xác định khả năng miễn dịch với một số bệnh.
  • Lưu ý trong chế độ dinh dưỡng: Cung cấp cho cơ thể 2000 calo/ ngày. Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung đa dạng các nhóm thực phẩm và tránh sử dụng các thực phẩm còn sống và chưa qua tiệt trùng.

Những câu hỏi liên quan đến thai kỳ tuần thứ 6

1. Dấu hiệu thai 6 tuần khỏe mạnh

Dấu hiệu thai 6 tuần khoẻ mạnh:

  • Thai nhi đã có tim thai
  • Thai nhi bắt đầu phát triển não, hệ thần kinh, hệ hô hấp và hệ tiêu hoá
  • Mẹ bầu có thể có các dấu hiệu mang thai như ốm nghén, mệt mỏi, đau ngực,…

2. Cách nhận biết nhịp tim thai 6 tuần để biết trai hay gái

Nhịp tim của thai nhi có thể nghe được từ tuần thứ 6 của thai kỳ. Trong thời gian đầu, nhịp tim thai nhi bắt đầu chậm từ 90 đến 110 nhịp/phút và tăng dần hàng ngày. Sau đó vào khoảng tuần thứ 9, nhịp tim của thai sẽ đạt đỉnh điểm từ 140 đến 170 nhịp/phút đối với cả bé trai và bé gái. Do đó, nếu bạn nhận biết giới tính của thai nhi qua nhịp tim thì có thể không chính xác đâu nhé.

3. Thai 6 tuần ra máu nâu nhưng không đau bụng có sao không?

Vào tuần thứ 6 của thai kỳ, một số thai phụ bị ra máu nâu và kèm theo dấu hiệu đau bụng (có thể không có). Đây có thể là hiện tượng máu báo thai nên không phải tình trạng đáng lo ngai. Tuy nhiên, bạn cũng cần đi khám sức khoẻ để được bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân dẫn đến ra máu nâu nhưng không đau bụng nhé.

4. Thai 6 tuần có yolksac chưa có phôi có sao không?

Bà bầu mang thai 6 tuần chưa có phôi thai có thể là trường hợp bình thường hoặc không. Phôi thai có thể nhìn thấy được trên siêu âm khi có kích thước từ 1-2mm. Nếu phôi thai quá nhỏ thì không thể nhìn thấy trên siêu âm. Tuy nhiên, tình trạng có yolksac nhưng không có phôi cũng có thể là dấu hiệu sảy thai sớm. Do đó, trong trường hợp này cần phải được bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân chính xác.

5. Mang thai bị stress có gây sảy thai không?

Trong thực tế, stress từ lâu đã bị nghi ngờ là một nguyên nhân gây ra sảy thai sớm, nhưng có rất ít bằng chứng để chứng minh cho lý thuyết này. Thông thường, nguyên nhân gây sảy thai sớm là do bất thường trong nhiễm sắc thể hoặc một số vấn đề trong các giai đoạn phát triển của phôi thai nhi như:

  • Rối loạn đông máu
  • Mất cân bằng hormone
  • Tử cung hoặc cổ tử cung bất thường
  • Phản ứng miễn dịch phá vỡ quá trình cấy ghép phôi thai
  • Bất thường trong nhiễm sắc thể ở bố hoặc mẹ hoặc cả hai người

Như vậy, bạn đã hiểu hơn về sự phát triển của thai nhi trong tuần thai thứ 6 và những thay đổi trong cơ thể của người mẹ. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được cho thai kỳ của bạn.

Bài viết được tham vấn y khoa bởi Bệnh viện Quốc tế Dolife. Hoạt động từ năm 2019, bệnh viện theo mô hình khách sạn 5 sao, trang thiết bị y tế chuẩn quốc tế, đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành trong và ngoài nước… mang đến sự hài lòng cho khách hàng trong quá trình thăm khám, chẩn đoán và điều trị.

[embed-health-tool-due-date]

Từ khóa » Chiều Dài Phôi Thai 6 Tuần Tuổi Là Bao Nhiêu