Thai 8 Tuần Tuổi - Lời Khuyên Dành Cho Mẹ • Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Mang thai 8 tuần đồng nghĩa với việc bạn đã bước sang tháng thứ 2 của thai kỳ và là giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất. Lúc này, con yêu đã có kích thước bằng một quả việt quất, nhịp tim đã rõ ràng.
Nếu mẹ bầu đang băn khoăn tự hỏi liệu thai 8 tuần phát triển như thế nào và các thay đổi bên trong cơ thể bạn diễn ra như thế nào thì hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Thai nhi tuần 8 phát triển như thế nào?
Tại thời điểm thai kỳ tuần thứ 8 này, thai nhi sẽ vào giai đoạn phát triển nhanh chóng, nhau thai hoạt động tích cực chuyển máu, oxy và chất dinh dưỡng đến để nuôi dưỡng thai nhi.
Kích thước thai nhi
- Ở thời điểm tuần thai khi thứ 8 này, kích thước chiều dài đầu mông của thai nhi trung bình đạt từ 1,3 – 1,6cm, tương đương kích cỡ một quả việt quất hoặc một quả mâm xôi.
Đặc điểm phát triển của thai nhi 8 tuần
- Khuôn mặt, hình hài: Mũi và môi trên của em bé dần ló dạng. Các nếp gấp trên mí mắt cũng đang được tạo hình, đôi tai cũng bắt đầu xuất hiện bên ngoài đầu rõ hơn.
- Cơ quan sinh dục: Cơ quan sinh dục của bé đang bắt đầu hình thành nhưng vẫn chưa đủ phát triển để bác sĩ siêu âm có thể quan sát và xác định được giới tính của thai nhi.
- Tim thai: Nhịp tim của thai nhi ở tuần thai kỳ thứ 8 là khoảng 100-160 nhịp/phút, nhanh gấp đôi so với người trưởng thành. Đây là tín hiệu cho biết thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Những thay đổi của cơ thể mẹ bầu thai 8 tuần
Những triệu chứng hay sự thay đổi trên cơ thể mẹ bầu ở tuần thai kỳ thứ 8 cũng không khác mấy so với các tuần trước đó. Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia – NHS UK cho biết, một số sự thay đổi diễn ra trên của cơ thể của mẹ bầu ở tuần thai kỳ thứ 8 có thể bao gồm: Ốm nghén, ngực căng đầy, mệt mỏi, đầy hơi, táo bón, thèm ăn, ra máu nhẹ ở âm đạo, tăng tiết dịch, đi tiểu nhiều….
Mô tả chi tiết hơn về những sự thay đổi trên cơ thể mẹ ở tuần thai kỳ thứ 8.
Thay đổi về mặt cơ thể
- Ốm nghén (buồn nôn và nôn): là một trong những triệu chứng phổ biến khi mang thai. Cảm giác này có thể xảy ra nhiều lần trong ngày, tần suất ít hay nhiều sẽ còn tùy vào cơ địa từng người. Thông thường, triệu chứng buồn nôn và nôn sẽ hết trong khoảng 16 – 20 tuần của thai kỳ.
- Ngực căng đầy: Đau ngực hoặc ngực căng đầy hơn là do sự gia tăng nội tiết tố khi mang thai. Theo Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ – APA, dấu hiệu này có thể xuất hiện sau 1-2 tuần sau khi quá trình thụ thai thành công.
- Mệt mỏi, uể oải: Theo các bác sĩ Sản – Phụ khoa cho biết, một số phụ nữ mang thai đã cảm thấy mệt mỏi và hơi đuối sức ngay từ những tuần đầu mang thai. Mặc dù, cũng có một số phụ nữ không kiệt sức quá nhiều khi mang thai.
- Thèm ăn đột ngột: Trong quá trình mang thai, mẹ bầu có thể chán những món mà mình từng thích, và bất ngờ thèm ăn một món cụ thể nào đó.
- Tăng dịch tiết âm đạo: Đây là triệu chứng bình thường do nồng độ estrogen tăng cao, khiến cho dịch âm đạo và chất nhầy cổ tử cung nhiều hơn bình thường.
Thay đổi về mặt cảm xúc
- Tâm trạng và tính khí thay đổi thất thường. Mẹ bầu nhạy cảm hơn với các tình huống gây xúc động, có thể dễ cáu và dễ bực bội hơn. Không phải tất cả mẹ bầu đều như vậy ở giai đoạn này nói riêng, và suốt quá trình mang thai nói chung.
Siêu âm ở tuần thai thứ 8
Khi tiến hành siêu âm thai, mẹ bầu có thể được chỉ định siêu âm qua thành bụng hoặc siêu âm đầu dò ngả âm đạo.
- Siêu âm qua thành bụng: Để thực hiện phương pháp siêu âm này, mẹ phải nhịn tiểu trong khoảng thời gian nhất định để bàng quang căng đầy giúp đẩy tử cung lên cao. Điều này giúp bác sĩ siêu âm dễ dàng quan sát thai nhi.
- Siêu âm đầu dò: Phương pháp này đem lại kết quả chính xác hơn và thường được thực hiện khi bác sĩ nghi ngờ thai trong khoảng tuần thứ 6 – 8 không có tim thai hoặc có những bất thường khác.
Lưu ý trong việc chăm sóc mẹ bầu mang thai 8 tuần
Dù ở tuần thai kỳ thứ mấy trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu cần chú ý những điều sau để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi:
- Theo dõi lịch khám định kỳ: Ở tuần thai thứ 8, đây có thể là lần khám thai thứ 2 hoặc thứ 3 của mẹ bầu. kiểm tra toàn diện hơn, bác sĩ sẽ siêu âm xác định tim thai, các vấn đề của phôi thai, nếu trong lần đầu đi khám, cái thai quá nhỏ bác sĩ chưa xác định được.
- Uống đủ nước: Thói quen uống đủ nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hệ tiêu hóa, làm dịu các triệu chứng đầy hơi, buồn nôn.
- Chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất rất quan trọng. Mẹ bầu nên ưu tiên thực phẩm giàu protein, vitamin B6, B9, B12, D3, sắt, i ốt, canxi và omega 3 như trứng, cá hồi, thịt đỏ, rau xanh, và trái cây tươi để hỗ trợ sự phát triển toàn diện của bé.
- Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và tập luyện: Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý và tập luyện nhẹ nhàng, phù hợp như yoga hay đi bộ giúp mẹ bầu giảm căng thẳng và tăng cường sức khỏe.
- Loại bỏ thói quen không lành mạnh: Việc từ bỏ những thói quen có hại như hút thuốc, uống rượu, thức khuya hoặc vận động quá mạnh là cần thiết để bảo vệ sự phát triển của thai nhi.
Câu hỏi thường gặp
Thai 8 tuần là mấy tháng, bụng to chưa?
Ở tuần thai kỳ thứ 8 là mẹ bầu đang ở tháng thứ 2 của thai kỳ. Bụng có thể chưa lộ rõ nhưng mẹ bầu có thể cảm nhận được thai nhi.
Thai 8 tuần kích thước bao nhiêu?
Kích thước chiều dài đầu mông của thai nhi ở tuần thai kỳ thứ 8 trung bình đạt từ 1,3 – 1,6cm, tương đương kích cỡ một quả việt quất, hoặc một quả mâm xôi.
Nhịp tim thai 8 tuần biết trai hay gái? Thai 8 tuần nhịp tim 176 là trai hay gái?
Về mặt y khoa, chúng ta không thể dự đoán được thai nhi là trai hay gái thông qua nhịp tim của thai nhi. Mặc dù, cũng có nhiều lời đồn đoán rằng, nhịp tim cao hơn 170 nhịp/phút sẽ sinh con gái, còn nhịp tim thấp hơn 140 nhịp/phút thì có thể sẽ sinh con trai, những nhận định này chủ yếu dựa trên kinh nghiệm dân gian, nên về mặt y khoa sẽ không được công nhận.
Để minh chứng cho luận điểm này, một nghiên cứu được đăng tải trên Pubmed về chủ đề ‘Nhịp tim thai nhi trong tam cá nguyệt đầu tiên có phải là yếu tố dự đoán giới tính của thai nhi’. Kết quả nghiên cứu trên 332 thai nhi được siêu âm là bé gái và 323 thai nhi được siêu âm là bé trai. Nhịp tim trung bình của bé gái là 167,0 ± 9,1 nhịp/phút và đối với bé trai là 167,3 ± 10,1 nhịp/phút. Thông qua kết quả nghiên cứu này, các chuyên gia kết luận, không có sự khác biệt đáng kể giữa nhịp tim thai nhi của bé trai và bé gái. Do đó, việc dự đoán giới tính của thai nhi dựa trên nhịp tim thai là thiếu cơ sở khoa học.Thai 8 tuần có tim thai chưa?
Nhịp tim thai ở tuần thứ 8 và thứ 9 có thể phát hiện được thông qua việc siêu âm, với nhịp tim dao động từ 140 -170 nhịp/phút.
Dấu hiệu sảy thai 8 tuần tuổi (tương ứng 8 tuần tuổi theo chu kỳ bình thường)?
Dấu hiệu sảy thai ở tuần thứ 8 thai kỳ bao gồm:
- Đau bụng.
- Đau xương chậu.
- Ra máu âm đạo.
- Các dấu hiệu mang thai dần biến mất.
- Đau bụng có thể xuất hiện vào giai đoạn đầu và sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu lượng máu chảy ra nhiều. Lượng máu có thể ra ồ ạt (sảy thai hoàn toàn) hoặc ra từng ít một (sảy thai không hoàn toàn).
Hình ảnh thai đôi 4 tuần tuổi?
Xét nghiệm nipt khi nào là phù hợp?
Xét nghiệm NIPT (Noninvasive prenatal testing) là từ viết tắt của xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn. Bên cạnh đó, thời điểm thực hiện xét nghiệm NIPT là từ tuần 12 đến tuần 14 của thai kỳ.
Thai lưu 8 tuần được nghỉ bao nhiêu ngày?
Theo điều 33 Luật BHXH năm 2014 quy định thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý.
1. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
- a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
- b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
- c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
- d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Kết luận
Tuần thai thứ 8 là thời điểm mà tuổi thai nhi thực đang khoảng 6 tuần tuổi. Đây là thời điểm mà mẹ bầu cần tiếp tục duy trì thói quen ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi và giữ tần suất hoạt động cơ thể vừa phải.
Hy vọng nội dung bài viết đã giúp mẹ bầu nắm được tình hình về sự phát triển của thai nhi ở tuần thai thứ 8, cũng như một số thay đổi trên cơ thể của mẹ bầu trong giai đoạn này.
Chuyên mục ‘Thai kỳ’ là nơi cung cấp thông tin và kiến thức dành cho mẹ bầu. Đồng hành cùng mẹ xuyên suốt hành trình mang thai thông qua nội dung hữu ích, được tham vấn y khoa bởi đội ngũ bác sĩ và chuyên gia cộng tác với HelloBacsi.
[embed-health-tool-due-date]
Từ khóa » Hình ảnh Siêu âm Thai Nhi 8 Tuần
-
Siêu âm Thai 8 Tuần Cho Biết Các Chỉ Số Gì Của Thai Nhi? | Medlatec
-
Siêu âm Thai 8 Tuần Giúp Mẹ Biết được điều Gì? | Medlatec
-
Siêu âm Thai 8 Tuần Tuổi Cùng Những Lưu ý Cho Mẹ Bầu
-
Thai Nhi 8 Tuần Tuổi: Sự Phát Triển Của Bé, Thay đổi ở Mẹ | Huggies
-
Sự Phát Triển Của Thai Nhi Tuần 8 | Vinmec
-
Siêu âm Thai 8 Tuần Tuổi Mà Lúc Có Nhịp Tim Lúc Không Có Sao Không?
-
Những điều Mẹ Bầu Cần Biết Khi Siêu âm Thai 8 Tuần Tuổi?
-
Thai 8 Tuần Tuổi Có Sự Phát Triển Và Thay đổi Như Thế Nào? - Docosan
-
[CHI TIẾT] Kích Thước Thai Nhi Bình Thường Mà Mẹ Bầu Cần Biết
-
Các Mốc Siêu âm Thai, Chi Phí, Biết được Trai Hay Gái
-
Siêu âm Tim Thai ở Tuần Thứ Mấy? Thời điểm Nào Cho Kết Quả Chính Xác
-
Bất Thường Phổi Của Thai 8 Tuần 5 Ngày - Siêu âm Thai Hoàng Anh
-
Thai 8 Tuần đã Máy Chưa? Những điều Mẹ Cần Làm ở Tuần Thai Này