Thái Hậu Phạm Thị Ngọc Trần – Vợ Vua Lê Thái Tổ Nguyện “tế Thần ...
Có thể bạn quan tâm
Quốc thái mẫu Hoàng Thái hậu Phạm Thị Ngọc Trần là vợ của vua Lê Thái Tổ, vì giang sơn xã tắc mà nguyện tế thần, truyền thuyết của bà đến nay vẫn thấm đẫm nhân văn.
Cung từ Quang mục Quốc thái mẫu Hoàng Thái hậu Phạm Thị Ngọc Trần người làng Quần Lai, huyện Lôi Dương (nay là làng Quần Lai, xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa). Bà gốc họ Trần (con Trần Hoành và bà Trịnh Thị Ngọc Liễu, em gái khai quốc công thần Thiếu úy, Phú Hưng hầu Trần Vận).
Quốc mẫu Phạm Thị Ngọc Trần
Phạm Thị Ngọc Trần sinh ra trong một gia đình trâm anh thế phiệt. Theo tài liệu của nhà sử học người Pháp L.Bơ-đa-xi-ê (Louis - Bazacier) bà sinh vào năm Bính Dần (1386), kém vua Lê Thái tổ một tuổi. Bà về làm vợ vua Lê Thái tổ từ nhỏ, cùng chồng lo tích trữ lương thảo, chiêu hiền đãi sĩ, thu nạp nhân tài đợi thời cơ khởi nghĩa.
Tháng 8 năm Quang Thuận thứ nhất, Canh Thìn (1460), vua Lê Thánh Tông ra lệnh những người nguyên là họ Trần phải đổi sang họ Trình vì kiêng tê húy của bà nội vua, bởi chữ Trần họ và chữ Trần là tên của bà cùng âm, cùng dạng tự nên khi nói và viết đều tôn xưng là Phạm Hoàng Thái hậu.
Phạm Thị Ngọc Trần là vợ vua Lê Thái Tổ đồng thời cũng là nội tướng của nghĩa quân Lam Sơn, những lần nghĩa quân Lam Sơn bị địch vây hãm ở núi Linh Sơn, Phạm Thị Ngọc Trần cũng Nguyễn Nhữ Lãm vượt vòng vây về Đa Mỹ phường huy động thuyền chài chở gạo muối cho nghĩa quân. Sáu năm nghĩa quân Lam Sơn chiến đấu ở miền Tây Thanh Hóa, Thái Hậu luôn sát cánh cùng nghĩa quân, làm tròn bổn phận của một nội tướng, một người vợ.
Năm Giáp Thìn 1424, theo lời bàn của Nguyễn Chích nghĩa quân Lam Sơn giải phóng đồn Đa Căng tiến vào đất Nghệ An và có nhiều trận thắng ở Trà Lân, Lậu Thư, Bồ Ải... buộc quân địch phải co cụm vào thành Nghệ An. Đến năm Ất Tỵ 1425, Lê Lợi vây đánh Nghệ An, khi đến thành Triều Khẩu ở huyện Hưng Nguyên nơi đây có đền thờ thủy thần phổ hộ, đã mấy hôm cửa triều khẩu sóng to gió lớn, nghĩa quân và voi ngựa không qua được sông.
Lúc này bà với một con trai hơn hai tuổi là Nguyên Long (sau này là vua Lê Thái Tông), gặp đền thờ thần Phổ Hộ. Đêm đó vua nằm mộng thấy một vị thần đến bảo Tướng quân cho tôi một người thiếp, tôi sẽ phù hộ tướng quân dẹp được giặc Minh làm nên nghiệp đế. Hôm sau vua bèn đem chuyện trong giấc mộng nói với các bà vợ và hứa khi lấy được nước sẽ lập con của người này làm thiên tử.
Đền thờ Quốc mẫu Phạm Thị Ngọc Trần
Trong khi những người khác còn đắn đo, chỉ có Hoàng hậu Phạm Thị Ngọc Trần khảng khái quỳ thưa: Nếu minh công giữ lời hứa, thì thiếp nguyện xả thân. Ngày sau làm nên nghiệp lớn chớ phụ con thiếp. Vua khen ngợi và thương cảm, nói với bề tôi nhận theo lời hẹn đó, rồi sai làm lễ tế thần, dùng bà Ngọc Trần làm vật tế, Hoàng hậu mất đó là vào ngày 24 tháng 3.
Năm Giáp Thìn (1424), sóng lặng gió yên, vua cùng nghĩa quân cấp tốc qua sông, sai Lê Cố ở lại minh táng Thái Hậu. Cái chết của bà là hồi trống xung trận để nghĩa quân Lam Sơn tiến ra Bắc, quét sạch quân Minh ra khỏi bờ cõi, giải phóng đất nước, lập nên vương triều Hậu Lê kéo dài gần 360 năm.
Vào năm Thuận Thiên (1428 - 1433) vua Lê Thái Tổ sai Lê Cố đem quan tài Phạm Thị Ngọc Trần từ Nghệ An về an táng ở Lam Sơn. Quan tài về đến làng Thịnh Mỹ thì trời tối, chưa kịp qua sông bèn ngủ trọ ở chợ. Đêm ấy, mưa to gió lớn, sáng mai mối đùn đất quanh thành ngôi mộ. Sứ giả về báo vua, nhà vua chợt hiểu ra, nói: "Đó là vị thần đã làm theo lời hẹn", lại bảo rằng: "Bà ấy (Ngọc Trần) đáng làm Chúa của cả trăm vị thần của nước ta không ai dám trái". Bèn sai để nguyên quan tài ở đó, lập điện Hiến nhân để thờ. Khi Lê Nguyên Long lên ngôi (vua Lê Thái Tông) truy tôn mẹ làm Cung từ quốc Thái mẫu, sai Nguyễn Nhữ Lãm dựng miếu Thái mẫu ở Lam Kinh để thờ.
Tháng 2 năm Định Tỵ, Thiệu Bình thứ 4 (1437), truy tôn làm Cung từ Quang Mục Quốc Thái mẫu. Tháng 12 cùng năm truy tôn làm Hoàng Thái Hậu.
Truyền thuyết trong nhân gian kể rằng: Vào đời Cảnh Hưng (Lê Hiển Tông 1740 - 1786) một năm sông Lương (sông Chu) lụt to liền ba bốn cái, quan tài của Hoàng Thái hậu nổi lên trôi theo dòng nước đến vùng sông thuộc làng Hương Phấn, xoay mấy vòng như dừng chân rồi theo dòng nước về Láng Động Thượng thì nằm lại vùng đất thiêng này. Nhân dân mai táng bà và lập đền thờ cúng gọi là đền Quốc Thái mẫu Hoàng Thái hậu. Đền thờ được người dân coi trọng linh thiêng và đứng đầu trong ngũ linh thần miếu ở huyện Lôi Dương (nay là huyện Thọ Xuân).
Tương truyền, Đền được làm bằng gỗ, gồm 5 gian, trạm trổ hoa văn, mái lợp ngói mũi (hiện nay còn ngói), nhà Hậu cung 3 gian, bằng gỗ lợp ngói. Nhà Tiền đường cách nhà Hậu cùng một khoảng sân nhỏ rộng chừng 3m, trước nhà Tiền đường là sân gạch rộng có 4 cột nanh, đầu cột nanh có Nghê chầu, hai bên có tượng Hộ pháp giữ đền.
Lễ hội đền thờ Quốc Thái Mẫu Hoàng Thái Hậu Phạm Thị Ngọc Trần được tổ chức trang trọng vào ngày 23- 24 tháng 3 âm lịch hàng năm (ngày mất của bà). Hằng năm có hàng ngàn khách du lịch đến đây thăm quan và tìm hiểu di tích cội nguồn đền thờ Quốc Thái Mẫu Hoàng Thái Hậu Phạm Thị Ngọc Trần.
Năm 2015 đền thờ bà Phạm Thị Ngọc Trần được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Tháng 7 năm 2020 UBND huyện Thọ Xuân đã tiến hành động thổ khởi công trùng tu, tôn tạo lại khu đền thờ.
Từ khóa » Vợ Của Hoàng Hậu Là Ai
-
Hoàng Hậu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Vương Hậu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cách Gọi Tên Trong Hoàng Tộc - Báo Đà Nẵng
-
Những Phụ Nữ Uy Quyền Trong Lịch Sử Việt Nam
-
Vương Hậu Người Pháp Monique Baudot Của Vua Bảo Đại Qua đời
-
Một Số Tên Gọi Và Cách Xưng Hô Thời Phong Kiến - Ngô Tộc
-
Vợ Của Hoàng Tử Gọi Là Gì - Cách Xưng Hô Thời Phong Kiến ( 3 )
-
Những Bà Hoàng Hậu Có Chồng Con Rồi Mới Lấy Vua
-
THÁI HẬU DƯƠNG VÂN NGA, HUYỀN THOẠI VÀ CHÍNH SỬ
-
Cách Xưng Hô Trong Trong Hoàng Tộc Thời Phong Kiến
-
Phi Tần Nhà Nguyễn được Nhận Lương Bổng Thế Nào?
-
Phụ Nữ Hoàng Triều Tài đức Thời Hậu Lê - Báo Thanh Hóa
-
Mẹ Của Hoàng Hậu Gọi Là Gì - Hàng Hiệu