Thai Nghén - Triệu Chứng Và Cách Xử Lý Cho Các Mẹ Bầu

Rất nhiều bà bầu khổ sở vì tình trạng ốm nghén khi mang thai. Vậy thai nghén là gì? Nguyên nhân gây ốm nghén khi mang thai, triệu chứng ốm nghén như thế nào? Làm sao để giảm ốm nghén thai kỳ?…. Mời các mẹ cùng theo dõi những chia sẻ dưới đây để có thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé.

1. Thai nghén là gì? Thai nghén là một trong những triệu chứng điển hình xuất hiện ở thời kỳ đầu mang thai. Khoảng 70% phụ nữ bị buồn nôn vào những ngày đầu thai kỳ và khoảng 50% nôn mửa. Sau 3 tháng đầu, khoảng 50 % bà bầu ốm nghén sẽ cảm thấy khỏe hơn, nhưng vẫn có trường hợp tiếp tục ốm nghén cho đến hết thai kỳ. Thai nghén có thể đơn giản là cảm thấy hơi khó chịu ở bụng hoặc đầy hơi nhiều lần trong ngày, trong trường hợp này thì mẹ nên nghỉ ngơi. Hầu hết ốm nghén khi mang thai sẽ diễn ra trong 6 tuần đầu, đôi khi kéo dài hơn hoặc chấm dứt rồi trở lại sau đó. 2. Nguyên nhân thai nghén ở bà bầu Sau khi đã biết thai nghén là gì, chắc hẳn các mẹ bầu lại thắc mắc tại sao lại bị thai nghén đúng không nào. Các bác sĩ đã đưa ra một số nguyên nhân gây thai nghén dưới đây: 2.1. Nồng độ hCG tăng nhanh Khi mang thai, các bác sĩ sẽ theo dõi mức độ hCG của người phụ nữ, đây là một hormone tăng rất nhanh trong giai đoạn đầu thai kỳ. Nồng độ hCG có liên quan đến tình trạng ốm nghén, khi mang song thai hoặc đa thai thì nồng độ hCG sẽ cao hơn và ốm nghén thai kỳ là điều không thể tránh khỏi. 2.2. Tăng cảm giác về mùi khi mang thai Khi mang thai, các giác quan của bạn trở nên nhạy cảm, trong đó mũi sẽ trở nên thính hơn. Những mùi hương không làm bạn khó chịu trước đó có thể khiến bạn khó chịu, mệt mỏi và buồn nôn.

2.3. Dạ dày trở nên nhạy cảm

Điều này có thể không diễn ra với mọi phụ nữ, nhưng thường khi mang thai sẽ làm cho hệ tiêu hóa trở nên nhạy cảm hơn. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, sự hiện diện của Helicobacter pylori, một loại vi khuẩn dạ dày trong thai kỳ có thể tăng khả năng xảy ra ốm nghén.

3. Triệu chứng ốm nghén khi mang thai

Một số nghiên cứu cho thấy rằng, mẹ ốm nghén là dấu hiệu thai nhi đang phát triển khỏe mạnh, bé đang tự mình lấy những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển từ cơ thể người mẹ. Tuy nhiên, các mẹ cũng cần nắm rõ các triệu chứng ốm nghén để chăm sóc sức khỏe bản thân tốt nhất, hạn chế được khó chịu cho cơ thể. Các dấu hiệu ốm nghén phổ biến gồm: - Buồn nôn - Hay nôn - Mệt mỏi - Khó chịu - Không ăn uống được ▪️ Đối với những bà bầu mắc chứng ốm nghén nặng thì những triệu chứng này có thể trầm trọng hơn, cụ thể là: - Nôn liên tục, khó có thể kiểm soát - Đau đầu, chóng mặt - Không ăn uống được trong thời gian dài - Mất nước, sụt cân ▪️ Nhiều trường hợp, các mẹ chỉ có thể nằm trên giường, không đủ sức đi lại Khác với triệu chứng ốm nghén bình thường chỉ thỉnh thoảng trong ngày, ốm nghén nặng xảy ra cả ngày lẫn đêm 4. Cách giảm ốm nghén thai kỳ hiệu quả Sau khi đã tìm hiểu kỹ tình trạng thai nghén là gì thì các mẹ nên học cách giảm ốm nghén, để mang lại sự thoải mái cho bản thân. Hiện nay có rất nhiều phương pháp chữa trị và làm giảm triệu chứng ốm nghén khi mang thai. Các phương pháp này nhấn mạnh vào 2 yếu tố là giúp mẹ thư giãn tinh thần và cung cấp đủ nước, chất dinh dưỡng trong suốt thời gian thai nghén - Các mẹ nên nghỉ ngơi thư giãn, đi lại nhiều hay tập những bài tập đơn giản. Việc này giúp lưu thông tuần hoàn máu hiệu quả, cung cấp các dưỡng chất đến bé tốt hơn. - Mẹ bầu không nên ăn những loại thức ăn có mùi nồng, tanh, thức ăn tái sống. Hãy chuẩn bị những loại thức ăn lạnh, có mùi thơm dịu để hạn chế ốm nghén. - Mỗi sáng thức dậy, mẹ hãy bắt đầu bằng một cốc trà gừng, trà chanh, bạc hà hoặc các loại trái cây hỗ trợ tiêu hóa như dứa và chuối. - Chia nhỏ bữa ăn chính thành nhiều bữa nhỏ, ăn nhẹ trước khi đi ngủ, uống một ly nước cam hoặc nước ép cà chua, đu đủ chín để giảm buồn nôn. - Ăn nhiều trái cây và uống nhiều nước để bù vào phần nước bị mất do những lần nôn. - Chọn gối ngủ hay tư thế ngủ cũng rất quan trọng để giúp mẹ vượt qua cơn ốm nghén. Mẹ nên chọn các loại gối mềm mại, có điểm tự để khi mệt mỏi hay mất sức có thể tựa vào một cách thoải mái. Khi ngủ thì nên nằm nghiêng bên trái để máu lưu thông một cách tốt nhất. - Đối với bà bầu ốm nghén nặng, không ăn uống được gì thì tốt nhất nên đến bệnh viện để bác sĩ theo dõi. Nếu nôn quá nhiều không thể hấp thu các dưỡng chất khác thì các bác sĩ sẽ bổ sung vitamin B6 để giảm buồn nôn và tăng hiệu quả việc hấp thụ sắt và vitamin khác. - Điều quan trọng khi ốm nghén trong thai kỳ là mẹ cần giữ tâm trạng thoải mái, tránh lo âu, căng thẳng. Các ông chồng cũng nên giúp đỡ vợ mình vượt qua giai đoạn khó khăn này bằng cách chia sẻ, chăm sóc vợ chu đáo. >> Trên đây là thông tin thai nghén là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách giảm ốm nghén hiệu quả, hy vọng sẽ phần nào giải đáp được những băn khoăn của mọi người về vấn đề này. Tình trạng ốm nghén là vô cùng bình thường trong thai kỳ, nhưng nếu mẹ bầu ốm nghén quá nặng không ăn uống được gì thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, tránh những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe mẹ và sự phát triển thai nhi. Chúc các mẹ bầu luôn mạnh khỏe và đồng hành cùng Bệnh Viện Phụ Sản Hải Phòng.

Nguồn: Admin

Từ khóa » Diễn đàn Nghén Lạnh