Thái Nguyên: Làm Rõ Nguồn Gốc đền Đá Thiên, Giải Quyết Tranh Chấp

Như Báo điện tử Dân Việt thông tin, người dân trên địa bàn tổ 16, 17, thị trấn Trại Cau (huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên) phản ánh vụ việc tranh chấp tại đền Đá Thiên (nơi được người dân cho là chôn cất ông Hoàng Bảy – PV) xảy ra đã nhiều năm nhưng vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Sau đó, Báo Dân Việt nhận được đơn trình bày ký tên bà Hoàng Thị Lý, theo nội dung lá đơn bà Lý cho rằng đền Đá Thiên là do bà lập nên và trông coi.

Bên cạnh đó, nhờ tiền công đức và tiền gia đình, bà đã tôn tạo để được đền Đá Thiên như bây giờ, vì vậy gia đình bà là người sở hữu hợp pháp ngôi đền và đây không phải là cơ sở tín ngưỡng cộng đồng.

Chủ trì đối thoại có Bí thư huyện ủy Đồng Hỷ Ngô Xuân Hải, Phó Bí thư Thường trực Nguyễn Khắc Tân, Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Văn Thủy.

Để giải quyết vấn đề này, mới đây ngày 27/12/2019, Thường trực huyện Đồng Hỷ tổ chức "Hội nghị tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với gia đình bà Hoàng Thị Lý, thị trấn Trại Cau, huyện Đồng Hỷ". Nội dung buổi làm việc nhằm làm rõ nguồn gốc đất, công trình xây dựng trên đất và công tác quản ý đối với hoạt động của cơ sở tín ngưỡng Đá Thiên tại thị trấn Trại Cau.

Đền Đá Thiên là của ai?

Tại buổi tiếp xúc nhiều ý kiến trái chiều được các bên đưa ra để chứng minh cho nguồn gốc của đền Đá Thiên. Luật sư Hoàng Kim Chung, đại diện gia đình bà Hoàng Thị Lý đã phủ nhận việc khu vực đền Đá Thiên là đất công, thuộc sở hữu của cộng đồng dân cư. Luật sư Chung cho rằng, cần làm rõ nội dung này và khẳng định đất đền là thuộc sở hữu của gia đình bà Lý.

Gia đình bà Lý khẳng định ngôi đền Đá Thiên thuộc quyền sở hữ của gia đình.

Trình bày thêm vấn đề, anh Trần Văn Cường (con rể bà Lý) cho rằng nguồn gốc mảnh đất từ năm 1967 gia đình bà Ly canh tác trên thửa đất và khai phá nhiều vùng đất khác, đồng thời mảnh đất có đền Đá Thiên không tranh chấp với ai.

"Năm 1967 bà Lý về đây làm ruộng sát khu đồi Đá Thiên, tại đây có một cây hương trên đỉnh đồi và một ngôi mộ vô danh dưới chân đồi không ai chăm sóc. Là người tín ngưỡng nên bà Lý thường xuyên nhang khói, khai phá ngọn đồi và làm lán để ở.

Từ tiền công đức và tiền của gia đình đã cải tạo và xây thêm một ngôi nhà cấp 4, gian thờ chính "Động Sơn Trang" và một số công trình phụ khác. Vì thế mới được ngôi đền Đá Thiên như bây giờ. Trên 60 năm gia đình tôi làm mảnh đất này, chính quyền địa phương nói năm 1997 vẫn là đất hoang là chưa phải", anh Cường nhấn mạnh.

Bà Hoàng Thị Lý có mặt tại buổi tiếp xúc giải đáp những thông tin liên quan đến đền Đá Thiên.

Theo đại diện gia đình bà Lý: "Chính quyền huyện và thị trấn muốn đàm phán và nói chuyện với gia đình, chúng tôi chưa bao giờ từ chối. Tuy nhiên chúng tôi mong muốn sự công bằng và rõ ràng trong việc này".

Đền Đá Thiên là nơi thờ tự của cộng đồng

Trái ngược với ý kiến của gia đình bà Lý, nhiều hộ dân cùng xóm cho rằng ngôi đền này là của chung, của cộng đồng và không phải do gia đình bà Lý lập nên.

Thông tin với báo Dân Việt trước đó, ông Hoàng Văn Hòa (sống tại Thị trấn Trại Cau) năm 1943 đã thấy có ngôi mộ và một miếu nhỏ ở khu vực này, sau gọi là đền Đá Thiên. Đến khoảng năm 1950 – 1951, ông Hòa được giao làm “thủ nhang” để trông nom, quét dọn đền.

Ông Hoàng Văn Hòa (91 tuổi, Tổ 17, Thị trấn Trại Cau) kể lại: “Từ những năm 50 tôi đã trông coi ngôi miếu này khi làm ruộng ở khu vực đó. Người già ở đây đều biết đền Đá Thiên có từ những năm 40”.

Ông Lường Văn Thái (người dân thị trấn Trại Cau) phản bác ý kiến từ gia đình bà Lý về việc cho rằng mảnh đất khu vực đền Đá Thiên là do gia đình bà Lý khai phá và lập nên.

"Từ năm 1966 tôi là Trưởng ban hợp tác xã, bà Lý năm 1967 mới về đây làm dâu. Từ xưa đến nay không ai gọi là đền, năm xưa gia đình cụ Hòa mua lại cái ruộng (tại ruộng đã có miếu) nên thờ cúng. Anh Cường (con rể bà Lý) nói mảnh đất là bà Lý khai phá cùng nhiều mảnh đất xung quanh là không đúng, đất đó thuộc đồi sắn của hợp tác xã", ông Thái nhấn mạnh.

Người dân thị trấn Trại Cau yêu cầu gia đình bà Lý mở cánh cổng đã đóng.

Cùng chung ý kiến, ông Vũ Đình Quang (sinh năm 1932) cho biết, ông về đây từ năm 1964, trong quá trình làm nhà ông Quang thấy ngôi miếu do bố ông Hòa dựng lên chỉ là 4 cọc tre, sau nhiều lần cải tảo qua nhiều đời mới có đề như bây giờ. "Tôi thấy bà Lý có công, nhưng đền đó là của cộng đồng, tôi đề nghị cổng đền mở cho cộng đồng dân cư vào làm lễ".

Bà Huyền (63 tuổi) cho biết là người xây cổng Tam quan cho đền nói: "Năm 2006 tôi về đây xây dựng công trình, làm lễ và xây dựng cổng tam quan, khi đó không có một con dâu, con rể nào của bà Lý ra hỗ trợ thế mà bây giờ khi đền có người đến thì vào tranh công".

Bà Hoàng Thị May (sinh năm 1963) - con gái ông Hoàng Văn Hòa cho biết Đền Đá Thiên là do ông nội bà khai hoang, thờ phụng và lập nên. "Sau khi ông nội tôi mất, bố tôi hàng năm hàng tháng cùng các cụ trong làng xóm thờ cúng. Tôi nói là đền này là của cộng đồng dân cư, sau khi bố tôi nghỉ nhường lại để cho Lý trông nôm" - bà May cho hay.

Hình ảnh bà Huyền xây dựng cổng Tam Quan thuộc đền Đá Thiên năm 2006.

UBND huyện Đồng Hỷ nói gì?

Sau phần tranh luận giữa gia đình bà Lý và người dân khu vực đền Đá Thiên, đại diện chính quyền ông Ngô Xuân Hải - Bí thư huyện ủy Đồng Hỷ cho biết, không ai phủ nhận công trạng của bà Hoàng Thị Lý và gia đình trong việc chăm nom ngôi đền. Tuy nhiên, cơ sở tín ngưỡng này cần phải được đưa trở về đúng vị trí, quản lý đúng pháp luật.

"Khu vực đất đền Đá Thiên trước đây là do bố ông Hòa khai hoang và thờ tự, sau đó chuyển sang cho ông Hòa và sau này là bà Lý. Đây là đất công và thuộc quyền quản lý của địa phương, đền Đá Thiên là cở sở tín ngưỡng của cộng động do BQL chịu trách nhiệm.

Chính quyền địa phương cùng gia đình tổ chức cuộc họp để đi đến thống nhất, hợp tình hợp lý và không được phủ nhận công sức của gia đình bà Lý, nếu không thống nhất được sẽ thanh tra toàn diện", ông Hải nhấn mạnh

Đồng thời, vị lãnh đạo huyện cũng khẳng định sẽ hoàn tất hồ sơ để xử lý công trình bức tường chắn cổng và nhà vệ sinh, yêu cầu tháo dỡ và khắc phục tình trạng như ban đầu.

Từ khóa » đền ông Bảy Thái Nguyên