Thai Nhi 14 Tuần Tuổi - Lời Khuyên Dành Cho Mẹ • Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Thai nhi 14 tuần có phần đầu ngày càng tròn và cân đối hơn so với phần còn lại của cơ thể. Các đặc điểm trên khuôn mặt của bé cũng phát triển nhiều hơn và đôi tai đang dần hình thành.
Hãy khám phá ngay sự phát triển của thai nhi 14 tuần tuổi qua những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi mẹ nhé!
Sự phát triển của thai nhi 14 tuần tuổi
1. Chiều dài, cân nặng của thai nhi 14 tuần tuổi
Bạn đang thắc mắc thai 14 tuần nặng bao nhiêu hay bầu 14 tuần em bé nặng bao nhiêu? Theo các chuyên gia sản khoa, lúc này, thai nhi trong bụng mẹ có kích thước tương đương với một quả chanh vàng. Cụ thể:
- Cân nặng khoảng từ 78-104g.
- Chiều dài đầu mông khoảng 8,5cm.
- Đường kính lưỡng đỉnh 25mm.
- Chiều dài xương đùi FL 14mm.
Như vậy có thể thấy cân nặng của bé đã tăng gấp 3 so với tuần thai trước.
Lưu ý
- Khi thai nhi nằm trong bụng mẹ, tay chân của em bé hơi co vào thân mình, lưng có thể cong hoặc thẳng, đầu khi cúi khi ngửa. Do đó, việc hình dung thai nhi 14 tuần bằng quả chanh vàng là đang hình dung em bé theo một khối co lại và ngắn lại.
- Tuy nhiên từ tuần thứ 14 trở đi, chiều dài thai nhi là thông số sẽ không được khảo sát mỗi lần siêu âm, vì thai đã có các cử động nhiều, tay chân co duỗi, việc đánh giá thông số này không có ý nghĩa bằng các chỉ số sinh trắc khác.
2. Các cử động trên mặt thai nhi 14 tuần
- Nhờ các xung động não, sự vận động các cơ mặt của bé đang được tập luyện.
- Do đó, bé có thể nheo mắt, cau mày hay nhăn mặt, thực hiện các động tác mút, nhai và đã có thể cử động được đôi môi.
3. Lớp lông tơ đã phát triển
Trong tuần thứ 14 của thai kỳ, lông tơ đã phát triển trên khuôn mặt của bé. Lớp lông tơ này sẽ tiếp tục phát triển và bao trọn cơ thể cho đến khi bé được sinh ra.
4. Thai nhi 14 tuần đã năng động hơn
Nhiều mẹ bầu lần đầu mang thai thường thắc mắc thai 14 tuần mẹ đã cảm nhận được thai máy chưa, thai 14 tuần đã máy chưa hay thai nhi 14 tuần có đạp không?
Theo các chuyên gia sản khoa, ở thời điểm này, các hoạt động của thai nhi đã diễn ra nhiều và đa dạng hơn:
- Bé biết dang tay, ưỡn mình, đạp qua lại.
- Những cú đá của bé cũng có lực hơn nhưng mẹ sẽ không thể cảm nhận được.
Khoảng từ tuần 18-22, mẹ sẽ cảm nhận rõ rệt hơn những chuyển động của bé. Tuy nhiên, cũng có trường hợp mẹ nói rằng có thể cảm nhận được thai máy ở tuần thứ 14 của thai kỳ. Đa phần, những trường hợp này đều là do mẹ quá mong ngóng con và nhầm lẫn với các nhu động ruột. Các mẹ mang thai con rạ có thể cảm nhận được thai máy sớm nhất khoảng 16 tuần.
5. Các giác quan của thai 14 tuần đang phát triển
- Bé yêu đã nghe được âm thanh bên ngoài bụng mẹ.
- Đôi mắt đã phát triển đầy đủ, có thể cảm nhận được ánh sáng chiếu vào bụng bầu nhưng mí mắt vẫn khép chặt.
- Vị giác cũng đang hoàn thiện.
6. Cổ của bé đã định hình rõ ràng
Cổ của bé đã được định hình rõ ràng, dài hơn và giữ được đầu thẳng hơn, không còn nằm sát bả vai như những tuần thai trước.
7. Thận bài tiết nước tiểu
Thai nhi 14 tuần tuổi cũng đã có thể cử động miệng và nuốt từng ngụm nhỏ nước ối. Lượng nước này đi vào dạ dày, qua thận và bài tiết trở lại vào nước ối.
8. Bộ phận sinh dục phát triển đầy đủ
Ở thời điểm này, bộ phận sinh dục của bé đã phát triển đầy đủ nhưng vẫn khá khó khăn để phát hiện qua hình ảnh siêu âm.
9. Thai 14 tuần, tuyến giáp đã trưởng thành
Thai nhi 14 tuần tuổi cũng bắt đầu sản xuất hormone tuyến giáp bởi lúc này tuyến giáp của bé đã trưởng thành.
Sự phát triển của thai nhi 14 tuần tuổi
- Các cử động trên mặt thai nhi: Con thể nheo mắt, cau mày hay nhăn mặt, thực hiện các động tác mút, nhai và cử động môi.
- Lớp lông tơ đã phát triển trên khuôn mặt của bé.
- Con trở nên năng động hơn: Bé biết dang tay, ưỡn mình, đạp qua lại.
- Các giác quan đang phát triển: Nghe được âm thanh bên ngoài bụng mẹ, có thể cảm nhận được ánh sáng chiếu vào bụng bầu. Vị giác cũng đang hoàn thiện.
- Cổ của thai nhi đã định hình rõ ràng, dài hơn, giữ được đầu thẳng hơn và không còn nằm sát bả vai như trước.
- Thận bài tiết nước tiểu vào nước ối.
- Bộ phận sinh dục phát triển đầy đủ.
- Tuyến giáp của bé đã trưởng thành.
Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 14
1. Giảm ốm nghén
- Khi thai nhi 14 tuần tuổi, cơ thể đã dần thích ứng được với quá trình mang thai nên phần lớn mẹ bầu sẽ giảm bớt hoặc hết hẳn các triệu chứng ốm nghén.
- Lưu ý là đối với một số ít mẹ bầu, tình trạng buồn nôn, ốm nghén vẫn tiếp tục diễn ra.
2. Bụng bầu lộ rõ
- Khi thai 14 tuần, phần trên của tử cung sẽ cao hơn xương mu một chút. Lúc này, bụng bầu của bạn đã lộ rõ.
3. Thai nhi 14 tuần, nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu tăng lên
- Cơn đói khi mang thai bắt đầu và đạt đỉnh điểm trong tam cá nguyệt thứ hai nên nhiều mẹ bầu sẽ có cảm giác ngon miệng hơn.
- Cơ thể bạn đang làm việc chăm chỉ để hỗ trợ em bé phát triển và điều này đòi hỏi rất nhiều năng lượng.
- Trong tam cá nguyệt thứ hai, mẹ bầu có thể cần thêm khoảng từ 300-350 calo/ngày.
4. Vấn đề tiêu hóa
- Không ít mẹ bầu gặp phải tình trạng táo bón, ợ nóng, khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng.
- Để ngăn ngừa điều này, mẹ bầu nên uống nhiều nước, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, vận động thể chất đầy đủ.
5. Vấn đề về tai mũi họng
- Ở giai đoạn này của thai kỳ, mẹ bầu có thể bị nghẹt mũi, thường xuyên chảy máu cam và ù tai.
6. Sức khỏe răng miệng
- Khi thai nhi 14 tuần, ước tính có khoảng một nửa số mẹ bầu bị chảy máu khi đánh răng, dùng chỉ nha khoa. Đây được gọi là viêm nướu khi mang thai, một phần là do những thay đổi về hormone khiến nướu nhạy cảm hơn với vi khuẩn có trong mảng bám.
- Mẹ bầu cần đảm bảo đánh răng 2 lần/ngày và dùng chỉ nha khoa hàng ngày.
7. Bầu ngực
- Ngực của mẹ bầu sẽ tiếp tục to ra nhưng không mềm như trước, quầng vú to và sậm màu hơn.
8. Tăng dịch tiết âm đạo
- Đôi khi, bạn sẽ thấy vùng kín trở nên ẩm ướt hơn và tiết ra chất dịch màu trắng đục. Nếu chất dịch không gây ngứa ngáy hoặc có mùi khó chịu, bạn không cần quá bận tâm.
- Hãy giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ để tránh nguy cơ nhiễm trùng.
9. Các vấn đề sức khỏe khác
- Cảm thấy mệt mỏi
- Thỉnh thoảng mẹ bầu có thể bị nhức đầu, hay chóng mặt, đặc biệt là khi thay đổi vị trí đột ngột
- Sưng nhẹ ở mắt cá chân, bàn chân, bàn tay và khuôn mặt
- Giãn tĩnh mạch ở chân hoặc bị trĩ.
Thay đổi về mặt cơ thể
- Ốm nghén thuyên giảm: Cơ thể dần thích ứng với việc mang thai, các triệu chứng nghén giảm dần.
- Bụng bầu lộ rõ khi phần trên của tử cung sẽ cao hơn xương mu một chút.
- Nhu cầu dinh dưỡng tăng lên đáp ứng sự phát triển của thai nhi.
- Gặp các vấn đề tiêu hóa như táo bón, ợ nóng, khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng.
- Vấn đề về tai mũi họng khi có thể bị nghẹt mũi, thường xuyên chảy máu cam và ù tai.
- Sức khỏe răng miệng tác động của hormone khiến không ít mẹ bầu bị viêm nướu khi mang thai.
- Bầu ngực to ra nhưng không mềm như trước, quầng vú to và sậm màu hơn.
- Tăng dịch tiết âm đạo: Vùng kín của mẹ bầu trở nên ẩm ướt hơn và tiết ra chất dịch màu trắng đục.
- Các vấn đề sức khỏe khác: Mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, sưng nhẹ ở tay chân hay mặt…
Lời khuyên của bác sĩ dành cho mẹ bầu khi mang thai 14 tuần
1. Mất ngủ khi mang thai 14 tuần
- Tình trạng khó ngủ của mẹ bầu khá phổ biến trong giai đoạn thai nhi 14 tuần tuổi. Mẹ bầu hãy trao đổi với bác sĩ về vấn đề này, tránh tự ý dùng thuốc ngủ hay bất kỳ loại thảo dược nào.
- Trong một số trường hợp, các bác sĩ sẽ có cách khác giúp mẹ bầu có thể ngủ được mà không cần phải dùng thuốc hay thảo dược.
2. Chú ý các thói quen sinh hoạt
Ngoài việc duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, chế độ tập luyện hợp lý, thói quen sinh hoạt lành mạnh được khuyến cáo từ những tuần đầu của thai kỳ thì mẹ bầu cũng cần lưu ý thêm về việc tránh ngâm mình trong nước nóng.
Nếu nhà có bồn tắm, mẹ bầu hãy tránh ngâm mình trong nước nóng bởi thói quen này có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể lên hơn 39°C trong hơn 10 phút. Việc tắm vòi sen nóng có thể rất tốt nhưng mẹ nên tránh tắm quá lâu nhé.
Việc thân nhiệt tăng cao có thể gây ra một số vấn đề cho mẹ và bé, chẳng hạn như:
- Tụt huyết áp, giảm oxy và chất dinh dưỡng bé có thể hấp thụ và làm tăng nguy cơ sẩy thai
- Chóng mặt và cảm thấy yếu lả đi
- Dị tật bẩm sinh, đặc biệt là khi mẹ ngâm nước quá nóng trong thời gian quá lâu trong 3 tháng đầu thai kỳ.
3. Thai nhi 14 tuần và những xét nghiệm mẹ bầu nên làm
Khi thai nhi 14 tuần, mẹ sẽ được kiểm tra:
- Cân nặng và huyết áp
- Làm tầm soát lệch bội và xét nghiệm tổng quát nếu trước đó chưa làm
- Đo nhịp tim của thai nhi
- Bàn tay và bàn chân của mẹ có bị sưng hay giãn tĩnh mạch hay không.
Ngoài ra, bạn cũng nên nói bác sĩ biết về các triệu chứng đã trải qua, đặc biệt là những triệu chứng không bình thường.
Trong những trường hợp nhất định (ví dụ nếu kết quả các xét nghiệm chỉ ra thai nhi có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng), bác sĩ sẽ khuyên mẹ nên thực hiện xét nghiệm chọc ối vào kỳ khám thai kế tiếp.Ghi nhớ những điều bác sĩ dặn:
- Mất ngủ khi mang thai 14 tuần
- Chú ý các thói quen sinh hoạt
- Khám thai và thực hiện một số xét nghiệm đầy đủ
Những câu hỏi liên quan đến tuần thai thứ 14
1. Thai nhi 14 tuần nằm ở vị trí nào?
- Thông thường, ở tuần 14 của thai kỳ, thai nhi đã nằm trong buồng tử cung của mẹ. Vị trí của tử cung lúc này là cao hơn xương mu một chút.
- Đây là giai đoạn em bé đang phát triển ổn định và có những sự thay đổi lớn về thể chất cũng như phản xạ của cơ thể.
2. Mẹ bầu mang thai 14 tuần ra máu nhưng không đau bụng
Hiện tượng mẹ bầu bị ra máu trong thai kỳ không phải là hiếm gặp, nếu lượng máu không nhiều, thời gian diễn ra ngắn và không có triệu chứng đau quặn bụng thì mẹ không nên quá lo.
Nguyên nhân mà mẹ bầu 14 tuần bị ra máu nhưng không đau bụng có thể là do chảy máu sau khi quan hệ hoặc polyp cổ tử cung. Tuy nhiên, dù là nguyên nhân gì cũng khiến cho bầu lo lắng và cũng nên đi khám để được chẩn đoán. Nếu ra huyết âm đạo kèm đau bụng, có thể là dấu hiệu cảnh báo của dọa sẩy thai.
3. Bị tụ dịch màng nuôi thai 14 tuần có sao không?
Tụ dịch màng nuôi (tụ máu dưới màng đệm) khi mang thai là một trong những nguyên nhân gây chảy máu âm đạo trong tam cá nguyệt đầu tiên.
Tình trạng tụ máu dưới màng nuôi có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Trong một số trường hợp, mẹ bầu cần được theo dõi chặt chẽ nhằm ngăn ngừa các biến chứng thai kỳ có thể xảy ra.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được thai nhi 14 tuần tuổi phát triển như thế nào, thai nhi 14 tuần nặng bao nhiêu và những thay đổi ở cơ thể mẹ bầu 14 tuần. Bên cạnh đó, các mẹ bầu cũng đừng quên gia nhập cộng đồng Mang thai trên Hello Bacsi để cùng các mẹ bầu khắp nơi chia sẻ những kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe thai kỳ hữu ích.
[embed-health-tool-pregnancy-weight-gain]
Từ khóa » Xét Nghiệm Tuần 14
-
Thai 14 Tuần Có Làm Xét Nghiệm Double Test được Không? | Vinmec
-
Mẹ Bầu Nên đi Xét Nghiệm Sàng Lọc Trước Sinh Vào Tuần Thứ Mấy?
-
Nên Làm Xét Nghiệm Dị Tật Thai Nhi Tuần Thứ Mấy để Chính Xác Nhất
-
Tuần Thai Thứ 14 - Những điều Cần Biết Khi Mang Thai Tuần 14
-
Thai Nhi 14 Tuần Tuổi - Huggies
-
Xét Nghiệm Double Test ở Tuần Bao Nhiêu Thì Chính Xác? | TCI Hospital
-
14 TUẦN MẸ BẦU ĐÃ LÀM XÉT NGHIỆM SÀNG LỌC TRƯỚC SINH ...
-
Từ A đến Z Các Xét Nghiệm Dị Tật Thai Nhi Trong Suốt Thai Kỳ
-
3 Thời điểm Siêu âm Thai để Phát Hiện Dị Tật Thai Nhi
-
Mang Thai 14 Tuần Còn Có Thể Sàng Lọc Dị Tật Bẩm Sinh Không? - CSTY
-
Cách Phát Hiện Hội Chứng Down Khi Mang Thai Mẹ Bầu Cần Biết
-
Không Có Tiêu đề
-
Các Loại Xét Nghiệm Dị Tật Thai Nhi Phổ Biến, Nên Chọn Loại Nào?
-
Mang Thai Tuần 14: Những điều Mẹ Cần Biết - YouMed