Thai Nhi 15 Tuần, Sự Phát Triển Của Bé, Những Thay đổi Của Cơ Thể Mẹ ...

Quảng cáo top page 01
  • Trang chủ
  • Sản phẩm
    • Sản phẩm cho bé
    • Sản phẩm cho mẹ
    • Khuyến mãi & Combo
    • Phụ nữ & Làm đẹp
    • Sản phẩm chuẩn bị mang thai
    • Sản phẩm khác
  • Trước mang thai
    • Chăm sóc cơ thể
    • Dấu hiệu thụ thai
    • Hiếm muộn
    • Làm thế nào để có thai
  • Đang mang thai
    • 40 tuần thai
    • Dinh dưỡng
    • Hoạt động thể chất
    • Mang thai an toàn
    • Mang thai lần thứ 2
    • Sinh nở
    • Sức khỏe
  • Sau khi sinh
    • Bệnh thường gặp ở trẻ
    • Cho con bú
    • Dinh dưỡng
    • Hoạt động của mẹ và bé
    • Sự phát triển của trẻ sơ sinh
    • Đặt tên con
  • Chăm sóc trẻ em
  • Đại lý
  • Báo chí nói về Avisure
  • Tin tức
  • Liên hệ
  • Videos
  • Chính sách và quy định
  • Menu
Logo 0 Logo 0 Hotline liên hệ 1800 0016
  • Trang chủ
  • Sản phẩm
    • Sản phẩm cho bé
    • Sản phẩm cho mẹ
    • Khuyến mãi & Combo
    • Phụ nữ & Làm đẹp
    • Sản phẩm chuẩn bị mang thai
    • Sản phẩm khác
  • Trước mang thai
    • Chăm sóc cơ thể
    • Dấu hiệu thụ thai
    • Hiếm muộn
    • Làm thế nào để có thai
  • Đang mang thai
    • 40 tuần thai
    • Dinh dưỡng
    • Hoạt động thể chất
    • Mang thai an toàn
    • Mang thai lần thứ 2
    • Sinh nở
    • Sức khỏe
  • Sau khi sinh
    • Bệnh thường gặp ở trẻ
    • Cho con bú
    • Dinh dưỡng
    • Hoạt động của mẹ và bé
    • Sự phát triển của trẻ sơ sinh
    • Đặt tên con
  • Chăm sóc trẻ em
  • Đại lý
  • Báo chí nói về Avisure
  • Tin tức
  • Liên hệ
Tư vấn 24/7 Ship COD toàn quốc Tích điểm thành viên 8000 Đại lý phân phối Tư vấn 24/7 Ship COD toàn quốc Tích điểm thành viên 8000 Đại lý phân phối Đang mang thai Thai nhi 15 tuần, sự phát triển của bé, những thay đổi của cơ thể mẹ và cách đối phó với các nguy cơ 07:56 | 14/07/2017 371 lượt xem

Mốc quan trọng nhất khi thai nhi 15 tuần là sự hình thành ba xương ở tai trong. Hãy chú ý đến ngôn ngữ của bạn và những gì bạn nói, bởi vì em bé sẽ nghe thấy bạn từ tuần sau trở đi! Bạn có thể thực hành bài hát ru của bạn, gọi tên bé hay cùng với người bạn đời trò chuyện với bé. Em bé có thể nhận biết và thích ứng với bài hát ru sau khi được sinh ra.

Nội dung
  • Những thay đổi trong cơ thể Mẹ
  • Chăm sóc và Mẹo khi mang thai tuần 15
  • Lời khuyên cho cha
Mang thai tuần 15, tử cung của bạn đang phát triển đẩy lên trên về phía cơ hoành, không còn lại nhiều chỗ cho phổi mở rộng hoàn toàn. Điều này có thể làm cho bạn khó thở. Hàng loạt các triệu chứng của giai đoạn đầu thai kỳ đang giảm dần và bạn không còn cái cảm giác của sự suy nhược cả về thể chất và tinh thần nữa. Những thay đổi về dáng dấp của bạn sẽ bắt đầu diễn ra trong tam cá nguyệt thứ ba và sẽ hình thành dáng đi lạch bạch riêng có của bạn. Những biến đổi đột ngột vừa qua có thể khiến bạn và bạn đời có những băn khoăn và đôi khi cảm thấy áp lực lớn về những thay đổi trong cuộc sống. Mặc dù tin có thai đã đến với bạn và gia đinh trong vài tuần trước, cả hai sẽ bận rộn xoay sở với các triệu chứng của giai đoạn đầu và giờ thì cơn bão đã dần qua đi.

Những thay đổi trong cơ thể Mẹ

Đừng mong đợi bất kỳ thay đổi đáng kể nào trong cơ thể của bạn khi thai nhi 15 tuần. Tất cả mọi thứ sẽ diễn ra ở với một tốc độ mà bạn gần như không cảm nhận được. Bạn có thể đã tăng cân, do đó bụng của bạn sẽ lộ hơn một chút. Một số triệu chứng trong tuần này có thể khiến bạn ngạc nhiên, nhưng đó không phải là vấn đề gì to tát cả. Dưới đây là những dấu hiệu:
  • Những cơn đau bụng vẫn tiếp diễn bởi dây chằng (hỗ trợ dạ con) bị kéo giãn đến giới hạn của nó.
  • Sức đề kháng của cơ thể sẽ giảm đáng kể trong thời kỳ mang thai. Với khả năng miễn dịch thấp, bạn dễ mắc các chứng ho và cảm lạnh dù trong điều kiện rất bình thường.
  • Viêm mũi ở phụ nữ mang thai dẫn đến tắc nghẽn khoang mũi giống như là bạn bị nhiễm lạnh vậy. Điều này là do sự gia tăng lưu lượng máu đến màng nhầy.
  • Khi mang thai tuần 15, việc tăng lưu lượng máu và sự giãn nở các mạch máu ở mũi có thể gây ra chảy máu mũi ở một số bà mẹ mang thai. Thực hiện các bài tập thư giãn như thiền và thở sâu giúp bạn cảm thấy nhẹ nhàng hơn trong suốt thời gian thai kỳ cũng như trong quá trình chuyển dạ và sinh đẻ.
Khẩu phần ăn của Mẹ có ảnh hưởng như thế nào tới thai nhi? Kể từ thời điểm thai nhi 15 tuần trở đi, các bữa ăn trở nên thật tuyệt vời đối với bạn. Hãy thử các loại thực phẩm bổ dưỡng khác nhau và nhớ rằng em bé của bạn nếm những gì bạn ăn qua nước ối. Bằng cách hấp thụ thức ăn có hương vị khác nhau sẽ góp phần đa dạng khẩu phần ăn của bé. Bạn càng tiêu thụ nhiều loại thực phẩm, trẻ càng dễ thích nghi với những mùi vị khác nhau sau khi sinh. Nhưng có một lời cảnh báo dành cho bạn – hãy để ý tới những gì bạn ăn trong suốt tuần này. Thuốc lá, rượu có ảnh hưởng tiêu cực đến em bé, trong khi đó nhiều thức ăn bổ dưỡng sẽ có tác động tích cực đến sự phát triển về thể chất và não bộ của bé. Chứng đau cổ tay: Các bác sĩ không thể xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến đau cổ tay hoặc đau tay ở phụ nữ mang thai. Dường như sự thay đổi của các hormone trong giai đoạn này chính là 1 một nguyên nhân! Nhưng cơn đau cũng có thể xảy ra bởi sự tích nước của cơ thể, lý do là bởi sự tích nước có thể chèn vào các dây thần kinh ở cổ tay. Tuy nhiên, không phải tất cả phụ nữ đều phải chịu đựng triệu chứng này. Và ngoài ra, chỉ một số ít người cần đến phương pháp điều trị để giải quyết cơn đau. Hãy nhớ rằng bạn không làm bất kỳ hoạt động nào gây áp lực quá nhiều trên cổ tay hoặc tay của bạn. Tư thế ngủ: Chắc hẳn bạn rất quan tâm đến tư thế ngủ hợp lý trong giai đoạn thai nhi 15 tuần đúng không? Một tin không vui cho những người thích nằm sấp, đó là nằm sấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi và bụng của bạn. Còn nếu bạn nằm ngửa, sự phát triển của tử cung sẽ chèn ép lên các mạch máu làm cản trở dòng chảy của máu và kết quả là dẫn đến buồn nôn, ngất xỉu và nguy hiểm hơn là giảm lượng máu đến tử cung cản trở sự phát triển của thai nhi. Ngay cả khi bạn là một người dễ ngủ thì mọi thứ sẽ nhanh chóng thay đổi. Những giấc ngủ sẽ khó khăn vì bạn phải cố gắng tìm cho mình một tư thế không những thoải mái mà còn phải hợp lý. Bạn có thể phải nhờ đến sự can thiệp của vài cái gối để tìm một tư thế ngủ dễ chịu và thoải mái. Tư thế ngủ nghiêng về một phía sẽ góp phần lưu thông máu trở nên sễ dàng, mang máu đến tuyến tụy và trở lại tim trông qua các động mạch và tĩnh mạch chủ mà không có bất kỳ trở ngại nào. Một tư thế ngủ lý tưởng là nằm nghiêng về phía bên trái của bạn, bởi vì tư thế này tốt cho em bé của bạn. Ngủ bên trái sẽ cải thiện dòng lưu thông máu và chất dinh dưỡng tới nhau thai, do đó mang lại nhiều dưỡng chất cho em bé. Vị trí ngủ này giúp thận của bạn tống khứ các chất thải cũng như là các chất lỏng, góp phần hạn chế phù nề trong thời gian sắp tới. Kiểm tra và xét nghiệm sàng lọc trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3: Trong giai đoạn đầu của tam cá nguyệt thứ 2, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm để tìm hiểu xem có bất thường nào ở thai nhi hay không. Một trong những xét nghiệm quan trọng là xét nghiệm sàng lọc đa chất chỉ điểm (MMS), để kiểm tra khả năng bé có bị mắc các dị tật như là nứt đốt sống hay mắc một số rối loạn mang tính di truyền hay không. Cuộc xét nghiệm chỉ được thực hiện nếu bạn đồng ý, vì đây là một cuộc xét nghiệm có tự nguyện. Một khi các kết quả được đưa ra, nếu trường hợp phát hiện ra bất thường, bạn có thể phải đưa ra các quyết định không dễ dàng gì cho bản thân. Do vậy sự lựa chọn là tùy thuộc ở bạn. Bác sĩ có thể khuyên bạn thực hiện cuộc kiểm tra MMS vào khoảng từ 15-20 tuần mang thai. Xét nghiệm này sẽ xác định xem có sự bất thường nàovề nhiễm sắc thể hay bất kỳ dạng khuyết tật ống thần kinh nào xuất hiện ở thai nhi hay không. Một dạng dị tật phổ biến như hội chứng Down chẳng hạn. Chỉ khi kết quả của thử nghiệm chỉ ra một số hình thức bất thường ở thai nhi, bác sĩ có thể yêu cầu siêu âm toàn diện thai nhi ngoài việc thực hiện quá trình chọc ối. Nếu bạn có một kết quả không khả quan khi làm cuộc xét nghiệm MMS trước thời điểm thai nhi 15 tuần, đừng lo lắng vì kết quả có khả năng chính xác không cao ở trước tuần 15. Trong những trường hợp như vậy, bác sĩ có thể cho bạn biết rằng bạn phải chờ thêm một thời gian trước khi tiến hành xét nghiệm chọc nước ối. Một số điểm quan trọng cần ghi nhớ trước khi nhận lấy các giả định về kết quả:
  • Kiểm tra tính chính xác của ngày hoặc tính lại ngày để đảm bảo tính chính xác.
  • Hãy chú ý tìm kiếm những lỗi dù là nhỏ nhất
  • Các bác sĩ có thể sẽ thực hiện siêu âm để đo tuổi của thai nhi.
  • Nếu xét nghiệm loại bỏ tất cả những bất thường đã nêu trên, thì các cơ sở y tế có thể yêu cầu bạn làm các cuộc xét nghiệm khác..
Ngoài ra, các cơ sở chăm sóc ý tế cũng thực hiện các xét nghiệm máu để xem bạn có cần bổ sung sắt hay không nếu yếu tố rh của bạn là âm tính và cũng để biết được liệu rằng bạn có cần đến một loại thuốc gọi là RhoGAM hay không. Thay đổi của thai nhi 15 tuần tuổi Mang thai tuần 15, con của bạn sẽ trải qua giai đoạn này với những hoạt động phức tạp, thư giãn và sau đó là hoạt động trở lại. Lúc này Thai nhi ngập trong nước ối và sẽ ngủ để hết mệt mỏi trong thời gian tới. Bạn có thể chưa cảm thấy bất kỳ động tĩnh gì, nhưng một vài tuần sau bạn sẽ thấy sự chuyển động trong bụng của mình. Mốc quan trọng nhất của thai kỳ tuần 15 là sự hình thành ba xương ở tai trong. Hãy chú ý đến ngôn ngữ của bạn và những gì bạn nói, bởi vì em bé sẽ nghe thấy bạn từ tuần sau trở đi! Bạn có thể thực hành bài hát ru của bạn, gọi tên bé hay cùng với người bạn đời trò chuyện với bé. Em bé có thể nhận biết và thích ứng với bài hát ru sau khi được sinh ra. Ngoài xương tai trong, xương của bé cũng có một số phát triển quan trọng khác: Xương sống và cơ lưng của em bé đã phát triển đủ khỏe để cho phép em bé có thể duỗi thẳng đầu và cổ. Đừng quên uống bổ sung canxi để hỗ trợ sự phát triển xương của bé. Lông mi đã phát triển trên mí mắt và lông mày cũng đang hình thành. Lớp mỡ dưới da vẫn chưa được hình thành, bạn có thể nhìn thấy mạch máu qua làn da trong mờ của bé. Đôi chân của bé đã phát triển dài hơn cánh tay trong tuần này. Cơ thể đang duỗi thẳng và to lên đang kể so với đầu của em bé Kích thước của em bé: Trong toàn bộ trọng lượng bạn đã tăng trong tuần qua (gần 2 - 4kg), chỉ có 70 – 75gram là trọng lượng thai nhi. Chiều dai đầu mông (CRL) của em bé là 10-12.6 cm và em bé có thể có cân nặng trung bình từ 71 – 116gram trong tuần 15.

Chăm sóc và Mẹo khi mang thai tuần 15

Khi thai nhi 15 tuần bạn không phải làm bất cứ điều gì đặc biệt, hãy dành thời gian để tự chăm sóc mình. Duy trì thói quen mang thai lành mạnh mà bạn đã làm trong vài tuần qua. Bạn cũng có thể:
  • Giữ cho cơ thể đủ nước, đặc biệt là nước sạch. Nếu bạn uống nước máy sạch, chất florua trong nước sẽ giúp tạo ra lớp men bảo vệ răng của bé.
  • Giữ chế độ ăn giàu protein và canxi vì bởi chúng thực sự cần thiết cho sự phát triển của bé trong tuần này.
  • Sắt là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng cho sự hình thành các mô liên kết của em bé. Bạn nên uống bổ sung viên sắt, ngoài ra bạn cũng có thể ăn các loại thực phẩm giàu sắt như rau bina hay đậu lăng.
  • Nước ép nam việt quất rất giàu vitamin C và sẽ cải thiện khả năng miễn dịch của bạn. Nó cũng giúp cơ thể bạn hấp thụ sắt nhiều hơn từ chế độ ăn uống của bạn.
  • Chăm sóc vệ sinh và rửa tay thường xuyên. Hệ thống miễn dịch của bạn không được tốt trong thời kỳ mang thai. Bạn dễ bị nhiễm trùng do đó duy trì các thói quen lành mạnh để ngăn ngừa bệnh
  • Vệ sinh sạch bộ phận sinh dục của bạn trước và sau khi quan hệ tình dục.
  • Ghé spa, nếu nó giúp cải thiện tâm trạng của bạn. Một người mẹ hạnh phúc nghĩa là một đứa trẻ hạnh phúc đang lớn lên trong dạ con. Đi cắt tóc, làm kiểu tóc mới, chăm sóc bàn chân, nhưng hãy đảm bảo rằng các sản phẩm bạn sử dụng là an toàn cho em bé.
  • Tắm nước ấm, liệu pháp hương thơm (như nến thơm) có thể đem lại tác dụng tuyệt vời,
  • Khi thai nhi 15 tuần, hãy dành thời gian xem phim tình cảm. Đây không phải là thời điểm thích hợp cho những bộ phim bạo lực! Nếu có thể, hãy tránh xa xem những bộ phim kinh dị và bạo lực cho đến khi bạn sinh con xong.

Lời khuyên cho cha

Đây rõ ràng là một trong những giai đoạn trong cuộc đời của bạn, thời điểm mà bạn sẽ là một người cha tốt, mặc dù bạn có thể sẽ cảm thấy như thể hoàn toàn bị bỏ qua bởi bà xã của mình. Bạn càng quan tâm đến việc mang thai của cô ấy, thì cảm giác bị bỏ rơi càng vơi bớt. Sự quan tâm của bạn trong mọi giai đoạn thai kỳ với người bạn đời không chỉ làm cho mọi thứ trở nên dễ dàng hơn cho người mẹ, mà còn giúp bạn không cảm thấy bị bỏ rơi. Có hàng ngàn cuốn sách được viết ra để hướng dẫn các bà vợ phải làm thế nào để đối phó với những thay đổi diễn ra trong cơ thể của cô ấy. Bạn nên biết rằng những điều thông thường mà cô ấy từng làm cho bạn giờ đây sẽ không còn dễ dàng với cô ấy nữa. Và thậm chí ngay cả khi vợ bạn sẵn sàng hy sinh thì cô ấy cũng sẽ không thể làm được nhiều như vậy. ► Xem tiếp: ​Thai nhi 16 tuần – Sự phát triển của bé, thay đổi ở cơ thể người mẹ và những lời khuyên cần thiết Đang mang thai
  • 40 tuần thai
  • Dinh dưỡng
  • Hoạt động thể chất
  • Mang thai an toàn
  • Mang thai lần thứ 2
  • Sinh nở
  • Sức khỏe
Bài viết nổi bật Cách uống nước râu ngô khi bị dư ối cho mẹ

Cách uống nước râu ngô khi bị dư ối cho mẹ

Nếu mẹ bầu đang tìm kiếm giải pháp an toàn để cải thiện tình trạng dư ... Dư ối có nguy hiểm không? Lời khuyên hữu ích cho mẹ

Dư ối có nguy hiểm không? Lời khuyên hữu ích cho mẹ

Dư ối có nguy hiểm không, là vấn đề thắc mắc của nhiều chị em phụ ... Thiểu ối 3 tháng đầu - Cảnh báo nguy hiểm mẹ cần chú ý

Thiểu ối 3 tháng đầu - Cảnh báo nguy hiểm mẹ cần chú ý

Các chuyên gia phụ sản đã khẳng định, tình trạng thiểu ối 3 tháng đầu là ... Máu báo thai như thế nào? Những vấn đề lưu ý khi ra máu báo thai

Máu báo thai như thế nào? Những vấn đề lưu ý khi ra máu báo thai

Máu báo thai như thế nào là bình thường? Chị em cần lưu ý gì khi ... Máu báo thai có mùi tanh không? Giải đáp cho mẹ

Máu báo thai có mùi tanh không? Giải đáp cho mẹ

Máu báo thai có mùi tanh không, màu sắc thế nào là câu hỏi nhiều chị ... Ra máu báo thai thì thai được bao nhiêu tuần? Chuyên gia giải đáp

Ra máu báo thai thì thai được bao nhiêu tuần? Chuyên gia giải đáp

Nhiều chị em thắc mắc rằng ra máu báo thai thì thai được bao nhiêu tuần? ... Tiểu đường thai kỳ uống nước dừa được không? Lưu ý cho mẹ

Tiểu đường thai kỳ uống nước dừa được không? Lưu ý cho mẹ

Tiểu đường thai kỳ uống nước dừa được không luôn là câu hỏi được rất nhiều ... 2 3 Đăng ký tư vấn sản phẩm Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure Đăng ký ngay Đặt hàng ngay Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure Gửi liên hệ Các tin bài khác Dấu hiệu rỉ ối 3 tháng đầu là gì? Các trường hợp nguy hiểm mẹ cần biết 25/11/2024 5 lượt xem

Dấu hiệu rỉ ối 3 tháng đầu là gì? Các trường hợp nguy hiểm mẹ cần biết

Rỉ ối 3 tháng đầu có thể khiến nhiều mẹ bầu lo lắng, nhưng nếu nắm rõ dấu hiệu và cách ... Tại sao ra máu báo nhưng không có thai? Chuyên gia giải đáp 25/11/2024 4 lượt xem

Tại sao ra máu báo nhưng không có thai? Chuyên gia giải đáp

Ra máu báo thường là dấu hiệu cho thấy trứng đã thụ tinh và quá trình làm tổ bắt đầu. Vậy, ... Bà bầu nên ăn cá gì để con thông minh, đủ chất cả thai kỳ? 23/11/2024 17 lượt xem

Bà bầu nên ăn cá gì để con thông minh, đủ chất cả thai kỳ?

Bà bầu nên ăn cá gì để con vừa thông minh, vừa khoẻ mạnh trong suốt cả thai kỳ? Các chuyên ... Bà bầu nên ăn gì để thai to? Top 7 thực phẩm mẹ nên ăn 23/11/2024 17 lượt xem

Bà bầu nên ăn gì để thai to? Top 7 thực phẩm mẹ nên ăn

Bà bầu ăn gì để thai to, con đủ chất trong suốt thai kỳ? Theo các chuyên gia dinh dưỡng thai ... Tiểu đường thai kỳ và các thông tin cơ bản mẹ cần biết 11/11/2024 4 lượt xem

Tiểu đường thai kỳ và các thông tin cơ bản mẹ cần biết

Tiểu đường thai kỳ là một bệnh mắc phải ở mẹ bầu do rối loạn chuyển hoá đường trong thời gian ... Các nguyên nhân dư ối điển hình nhất mẹ cần lưu ý 16/10/2024 167 lượt xem

Các nguyên nhân dư ối điển hình nhất mẹ cần lưu ý

Nguyên nhân dư ối có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau, từ mẹ mang song thai, đái tháo ... Đăng ký tư vấn Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure Gửi liên hệ Công ty Cổ phần dược Bảo Minh Vi chất thế hệ mới cho mẹ và bé Thông tin liên hệ: Địa chỉ: 27A1- KĐT Đại Kim - Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội Email: avisure123@gmail.com Hotline: 1800.0016 Chủ sở hữu website: Bà Khuất Thị Hòa Số ĐKKD: 01T8008974 Trước mang thai
  • Chăm sóc cơ thể
  • Dấu hiệu thụ thai
  • Hiếm muộn
  • Làm thế nào để có thai
Đang mang thai
  • 40 tuần thai
  • Dinh dưỡng
  • Hoạt động thể chất
  • Mang thai an toàn
  • Mang thai lần thứ 2
  • Sinh nở
Sau khi sinh
  • Bệnh thường gặp ở trẻ
  • Cho con bú
  • Dinh dưỡng
  • Hoạt động của mẹ và bé
  • Sự phát triển của trẻ sơ sinh
  • Đặt tên con
Chúng tôi trên mạng xã hội Copyright 2024 © Avisure

Từ khóa » Hình ảnh Siêu âm Thai 15 Tuần