Thai Nhi 15 Tuần Tuổi Cân Nặng, Chiều Dài Bao Nhiêu? Đã Có Phản Xạ ...

Để biết những thay đổi đáng ngạc nhiên của thai nhi trong tuần 15, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Sự thay đổi về hình dáng, hoạt động của thai nhi trong tuần 15

Chiều dài, cân nặng: Thai nhi đã gần như giống hoàn toàn hình ảnh của một em bé thu nhỏ. Lúc này, thai nhi có chiều dài khoảng 11,4cm tính từ đầu đến chóp mông, và nặng khoảng 57 – 65g.

Thai nhi 15 tuan tuoi can nang, chieu dai bao nhieu? Da co phan xa gi?

Tóc và lông mày: Tóc và lông mày ở tuần 15 bắt đầu xuất hiện. Các tế bào chân tóc thậm chí bắt đầu sản xuất sắc tố tạo màu tóc.

Tai của thai nhi: Vào tuần thứ 15 của thai kỳ, tai của bé có thể đã đạt đến vị trí hoàn chỉnh ở hai bên đầu.

Da của thai nhi: Bước sang tuần 15, lớp da của bé phát triển mạnh mẽ hơn, có lớp lông mao bao phủ. Tuy nhiên lúc này, lớp da vẫn còn rất mỏng.

Thai nhi 15 tuan tuoi can nang, chieu dai bao nhieu? Da co phan xa gi?

Hệ xương, cơ: Hệ xương và cơ của bé tiếp tục phát triển và khỏe hơn trong tuần thứ 15. Ở trong bụng mẹ, thai nhi có thể di chuyển tay chân, nắm bàn tay, quắp ngón chân và biểu lộ cảm xúc trên khuôn mặt.

Tế bào thần kinh: Số lượng tế bào thần kinh của bé tương đương với số lượng tế bào thần kinh của người trưởng thành ở tuần thai 15.

Nhịp tim: Thai nhi 15 tuần tuổi vẫn đảm bảo nhịp tim ổn định, trung bình từ 120 - 160 nhịp mỗi phút.

Ở tuần thai thứ 15, một số mẹ bầu đã cảm nhận được những lần máy thai ở trạng thái nằm yên tĩnh. Tuy nhiên để rõ ràng và chính xác hơn thì mẹ vẫn cần thêm từ 1 - 2 tuần nữa.

Thai nhi 15 tuan tuoi can nang, chieu dai bao nhieu? Da co phan xa gi?

Sự thay đổi của cơ thể người mẹ thai nhi 15 tuần

Bước sang tuần thai 15, cơ thể của người mẹ đã ổn định hơn. Một vài mẹ bầu ở giai đoạn này còn có thể cảm thấy khoẻ mạnh hơn.

Cụ thể, những thay đổi của bà bầu mang thai 15 tuần sẽ có những điều đáng chú ý như sau.

Ốm nghén: Nếu mẹ bị ốm nghén nặng ở những tuần đầu của thai kỳ thì bước sang tuần 15, những triệu chứng này sẽ dần biến mất. Đây cũng là thời điểm mẹ bầu bước vào giai đoạn mang thai an toàn, khỏe mạnh.

Bớt cảm giác đi tiểu thường xuyên: Nếu như trong 3 tháng đầu, tử cung to ra làm chèn vào bàng quang gây cảm giác buồn tiểu liên tục thì ở thời kỳ này, triệu chứng này sẽ dần mất đi. Nguyên nhân là do khi mang thai tuần 15 trở đi, tử cung khi to ra cũng sẽ di chuyển dần lên phía trên, ít ảnh hưởng tới bàng quang hơn.

Thai nhi 15 tuan tuoi can nang, chieu dai bao nhieu? Da co phan xa gi?

Sự thay đổi về bầu ngực: Vùng ngực ở mẹ bầu mang thai tuần 15 vẫn tiếp tục căng tức, tuy nhiên kích cỡ sẽ không có thêm thay đổi đáng kể nào. Bên cạnh đó, quầng ngực tiếp tục sậm hơn và bầu ngực có thể bắt đầu tiết sữa non.

Thay đổi về làn da: Sang tuần 15, mẹ có thể thấy rõ màu da bị thay đổi, sạm đen nhiều hơn, nhất là ở các vùng như vú, nách, phía bắp đùi bên trong… Mặc dù vậy, mẹ không cần phải quá lo lắng vì hiện tượng này sẽ quay về bình thường sau khi sinh.

Thay đổi về vóc dáng: Mẹ bầu mang thai tuần 15 có xu hướng đứng thẳng hơn, hơi nghiêng về phía sau do áp lực của bụng bầu. Lúc này, mẹ cũng nhận thấy rõ ràng sự tăng kích thước của vùng mông, bụng.

Chăm sóc mẹ bầu mang thai tuần 15 cần chú ý những gì?

Tư thế ngủ đúng

Tư thế ngủ đúng cho bà bầu khi mang thai tuần 15 đó là tư thế nằm nghiêng. Tốt nhất, mẹ nên nằm nghiêng về bên trái. Nếu cảm thấy khó ngủ hay tư thế không thoải mái, mẹ có thể sử dụng tới gối ngủ để hỗ trợ.

Những lý do mà mẹ bầu nên ngủ nghiêng bên trái đó là:

  • Giúp tiếp thêm chất dinh dưỡng và máu đến nhau thai
  • Giúp giữ tử cung không đè lên gan, vì gan nằm bên phải bụng
  • Làm giảm áp lực phía dưới chân và lưng dưới, tạo cảm giác thoải mái cho bà bầu. Làm giảm phù chân cho bà bầu ở những tháng cuối do phù chân sinh lý.
  • Giúp tử cung không chèn ép vào tĩnh mạch chủ dưới làm giảm lượng máu về tim, gây giảm lưu lượng tim.
Thai nhi 15 tuan tuoi can nang, chieu dai bao nhieu? Da co phan xa gi?

Tập luyện nhẹ nhàng

Ở tuần mang thai thứ 15, mẹ bầu đã có thể luyện tập các bài tập nhẹ nhàng. Việc tập luyện giúp cung cấp năng lượng, cải thiện lưu thông tuần hoàn máu, giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh, ngăn chặn tăng cân quá mức.

Cùng với đó, các bài tập như yoga, thiền, đi bộ chậm cũng giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan đến thai, giảm đau lưng hiệu quả; giúp cơ thể mẹ phục hồi tốt hơn sau sinh, tăng sức chịu đựng, giảm nguy cơ tiền sản giật do chứng cao huyết áp gây ra, giữ gìn vóc dáng…

Những xét nghiệm thường được chỉ định khi mang thai 15 tuần

Ngoài việc siêu âm để xác định hình thái, phát hiện những bất thường trong sự phát triển của thai nhi, mẹ bầu có thể tham khảo thông tin về một vài xét nghiệm sau.

Xét nghiệm HCG

Xét nghiệm HCG được thực hiện nhằm khảo sát tình trạng mạch máu của mẹ để định lượng HCG. Xét nghiệm HCG có thể phát hiện một số bất thường đa thai (HCG quá cao).

Xét nghiệm HCG được tiến hành khi thai nhi từ 15 đến 16 tuần tuổi. Bên cạnh đó, kết quả của xét nghiệm này cũng giúp cho việc sàng lọc dị tật thai nhi, tiếp đó có thể làm xét nghiệm chọc dò ối để củng cố chẩn đoán.

Thai nhi 15 tuan tuoi can nang, chieu dai bao nhieu? Da co phan xa gi?

Xét nghiệm AFP

Xét nghiệm AFP là xét nghiệm máu được tiến hành khi thai nhi trong độ tuổi từ 15 đến 16 tuần tuổi. Xét nghiệm AFP nhằm mục đích định lượng alpha-fetoprotein của thai nhi bị hòa lẫn trong máu của người mẹ.

Sau khi thực hiện xét nghiệm, kết quả sẽ giúp tầm soát được những bất thường như khiếm khuyết ống thần kinh, thai không đầu hay hội chứng Down.

Mẹ bầu mang thai 15 tuần nên ăn và nên kiêng những gì?

Những dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu mang thai tuần 15

Sắt

Khi mang thai tuần 15, cơ thể mẹ cần nhiều máu hơn cho các hoạt động cũng như nuôi thai nhi. Nếu không bổ sung đủ hàm lượng sắt mỗi ngày thì mẹ bầu có thể gặp các tình trạng như thiếu máu, suy nhược, làm tăng nguy cơ biến chứng như sinh non, hậu sản và trầm cảm sau sinh.

Những thực phẩm giàu sắt mà mẹ bầu có thể tham khảo đó là: tim, gan, thịt gia cầm, hải sản, lòng đỏ trứng, các loại đậu, ngũ cốc, các loại rau có lá xanh đậm và trái cây khô.

Ngoài ra, mẹ cũng cần bổ sung thêm viên sắt theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Protein - Chất đạm

Chất đạm là dưỡng chất đặc biệt cần thiết cho sự phát triển toàn diện của thai nhi cũng như sức khỏe người mẹ. Chất đạm có nhiều trong các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, đậu nành, chuối, nấm, ngũ cốc…

Canxi

Thai nhi 15 tuan tuoi can nang, chieu dai bao nhieu? Da co phan xa gi?

Canxi giúp hình thành nên hệ xương và răng của thai nhi. Bên cạnh đó, canxi cũng đặc biệt cần thiết cho mẹ bầu để tránh các tình trạng loãng xương, đau lưng khi mang thai và sau sinh.

Những thực phẩm giàu canxi mà mẹ nên lựa chọn hàng ngày đó là: Sữa và các chế phẩm từ sữa; trứng; các loại thuỷ hải sản (tôm, cua, ngao, sò, cá hồi, cá mòi), trái cây sấy khô, các loại rau xanh (bắp cải, cần tây, cải xoăn)...

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần bổ sung canxi tổng hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Folate (acid folic)

Folic hay vitamin B9 là dưỡng chất tham gia vào việc hình thành tế bào hồng cầu và hỗ trợ cho sự phát triển của tế bào khỏe mạnh.

Mẹ bầu mang thai tuần 15 nếu không được bổ sung đầy đủ axit folic sẽ có nguy cơ bị sảy thai cao, thậm chí sinh non, thường mắc chứng rối loạn tâm thần sau sinh, suy nhược cơ thể và suy dinh dưỡng bào thai.

Những thực phẩm giàu acid folic có thể kể đến bao gồm: ngũ cốc, rau lá có màu xanh đậm, cam, quýt, ngũ cốc nguyên hạt…

Ngoài ra, mẹ cũng cần bổ sung thêm viên uống acid folic tổng hợp để đảm bảo đủ nhu cầu hằng ngày.

DHA

DHA hay acid béo omega-3 (DHA) có vai trò đặc biệt quan trọng giúp tăng cường phát triển trí não và thị lực của bé. Ngoài ra, dưỡng chất này còn có thể giúp giảm các nguy cơ mắc bệnh tim mạch trong tương lai. Khi mang thai tuần 15, mỗi ngày mẹ bầu cần bổ sung thêm khoảng 300 mg DHA.

Thai nhi 15 tuan tuoi can nang, chieu dai bao nhieu? Da co phan xa gi?

Những loại thực phẩm giàu DHA mà mẹ bầu mang thai tuần có thể tham khảo lựa chọn đó là: các loại cá biển, trứng, sữa bầu, sữa tươi tiệt trùng, sữa đậu nành, dầu cá, đậu phụ, tôm, hạt hạnh nhân, bí ngô, súp lơ, rau chân vịt,...

Mang thai tuần 15 cần kiêng những gì?

Cùng với những loại thực phẩm giàu dưỡng chất được khuyên bổ sung đầy đủ, cũng có rất nhiều loại đồ ăn, thực phẩm mà mẹ bầu cần tuyệt đối tránh. Cụ thể những thứ mà mẹ bầu cần kiêng khi mang thai tuần 15 đó là:

Đồ ăn dễ gây sảy thai: Rau ngót, rau răm, dứa, đu đủ xanh

Đồ ăn dễ gây ngộ độc: măng chua, dưa muối chua, đồ ăn sống, đồ ăn tái

Những loại dễ khiến thai nhi bị nhiễm độc, dị tật: khói thuốc lá, ma túy, chất kích thích, rượu bia…

Thai nhi 15 tuần tuổi đã thai giáo được chưa?

Ở tuần thai 15, ba mẹ đã có thể tiến hành các hoạt động thai giáo. Lúc này, tai của bé đã phát triển và có thể cảm nhận rõ ràng các loại âm thanh.

Cha mẹ có thể áp dụng các chương trình thai giáo đã có sẵn giáo trình. Nếu không có điều kiện, cha mẹ chỉ cần thực hiện các hoạt động đơn giản như nói chuyện với con, cho con nghe nhạc..

Lưu ý là trong quá trình trò chuyện với em bé, cha mẹ nên tránh những hành động xoa bụng, xoa ngực quá nhiều vì điều này có thể gây kích thích tử cung, hoàn toàn không tốt cho sự phát triển của thai nhi.

Lời khuyên của bác sĩ khi mang thai 15 tuần tuổi

Chăm sóc răng miệng

Thai nhi 15 tuan tuoi can nang, chieu dai bao nhieu? Da co phan xa gi?

Khi mang thai tuần 15, mẹ có thể dễ dàng cảm nhận sự nhạy cảm của răng miệng. Cụ thể, mẹ thường thấy răng dễ chảy máu hơn khi đánh răng dù đã sử dụng bàn chải mềm. Tuy nhiên, đây là điều hoàn toàn bình thường. Để hạn chế tình trạng trên, mẹ bầu có thể áp dụng các cách chăm sóc sau:

  • Chải răng 2 lần/ngày (sáng, tối) bằng bàn chải mềm với kem đánh răng chứa Fluoride

  • Làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa 1 lần/ngày

  • Súc miệng sạch sau khi ăn

  • Lấy cao răng và kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ

Sử dụng kem chống nắng

Mang thai tuần 15, bà bầu có thể sử dụng kem chống nắng để bảo vệ làn da. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lựa chọn cẩn trọng, xem kỹ các thành phần.

Về loại kem chống nắng cho bà bầu không nên có thành phần oxybenzone. Đây là chất có thể gây ra các tổn thương thần kinh, trẻ sơ sinh nhẹ cân, dị ứng, rối loạn nội tiết tố và tế bào bị tổn thương.

Không cần quá lo lắng về cân nặng

Thai nhi 15 tuan tuoi can nang, chieu dai bao nhieu? Da co phan xa gi?

Nhiều mẹ bầu khá lo lắng khi bước sang tuần 15, tức là tháng mang thai thứ 4 rồi mà vẫn không tăng cân. Tuy nhiên, mẹ bầu đừng quá lo lắng bởi nếu bé vẫn phát triển ổn định thì việc mẹ chưa tăng cân ở tuần 15 là điều hết sức bình thường.

Nếu mẹ vẫn lo lắng về số cân của mình thì có thể tham khảo bảng cân nặng khuyến cáo tăng dưới đây:

  • 3 tháng đầu (quý I): tăng 1 kg

  • 3 tháng giữa (quý II): tăng 4 - 5 kg

  • 3 tháng cuối (quý III): tăng 5 - 6 kg

Tuy nhiên, việc tăng cân cũng cần căn cứ theo thể trạng thực tế của người mẹ. Để biết chính xác, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ ở mỗi lần khám thai.

Thai nhi 15 tuần tuổi đã phát triển tương đối giống với em bé sơ sinh. Hoạt động của thai nhi lúc này cũng trở nên linh hoạt hơn rất nhiều. Để đảm bảo tuần thai cũng như thai kỳ khỏe mạnh, mẹ nên tuyệt đối tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ, giữ một tinh thần thoải mái để cùng con yêu gắn kết mỗi ngày.

Ánh Dương

Theo Người đưa tin

Từ khóa » Trọng Lượng Thai 15 Tuần Tuổi