Thai Nhi 17 Tuần, Sự Phát Triển Của Bé, Những Thay đổi Của Cơ Thể Mẹ ...

Quảng cáo top page 01
  • Trang chủ
  • Sản phẩm
    • Sản phẩm cho bé
    • Sản phẩm cho mẹ
    • Khuyến mãi & Combo
    • Phụ nữ & Làm đẹp
    • Sản phẩm chuẩn bị mang thai
    • Sản phẩm khác
  • Trước mang thai
    • Chăm sóc cơ thể
    • Dấu hiệu thụ thai
    • Hiếm muộn
    • Làm thế nào để có thai
  • Đang mang thai
    • 40 tuần thai
    • Dinh dưỡng
    • Hoạt động thể chất
    • Mang thai an toàn
    • Mang thai lần thứ 2
    • Sinh nở
    • Sức khỏe
  • Sau khi sinh
    • Bệnh thường gặp ở trẻ
    • Cho con bú
    • Dinh dưỡng
    • Hoạt động của mẹ và bé
    • Sự phát triển của trẻ sơ sinh
    • Đặt tên con
  • Chăm sóc trẻ em
  • Đại lý
  • Báo chí nói về Avisure
  • Tin tức
  • Liên hệ
  • Videos
  • Chính sách và quy định
  • Menu
Logo 0 Logo 0 Hotline liên hệ 1800 0016
  • Trang chủ
  • Sản phẩm
    • Sản phẩm cho bé
    • Sản phẩm cho mẹ
    • Khuyến mãi & Combo
    • Phụ nữ & Làm đẹp
    • Sản phẩm chuẩn bị mang thai
    • Sản phẩm khác
  • Trước mang thai
    • Chăm sóc cơ thể
    • Dấu hiệu thụ thai
    • Hiếm muộn
    • Làm thế nào để có thai
  • Đang mang thai
    • 40 tuần thai
    • Dinh dưỡng
    • Hoạt động thể chất
    • Mang thai an toàn
    • Mang thai lần thứ 2
    • Sinh nở
    • Sức khỏe
  • Sau khi sinh
    • Bệnh thường gặp ở trẻ
    • Cho con bú
    • Dinh dưỡng
    • Hoạt động của mẹ và bé
    • Sự phát triển của trẻ sơ sinh
    • Đặt tên con
  • Chăm sóc trẻ em
  • Đại lý
  • Báo chí nói về Avisure
  • Tin tức
  • Liên hệ
Tư vấn 24/7 Ship COD toàn quốc Tích điểm thành viên 8000 Đại lý phân phối Tư vấn 24/7 Ship COD toàn quốc Tích điểm thành viên 8000 Đại lý phân phối Đang mang thai Thai nhi 17 tuần, sự phát triển của bé, những thay đổi của cơ thể mẹ và cách đối phó với các nguy cơ 11:16 | 04/07/2017 424 lượt xem

Thai nhi 17 tuần dù đang nằm gọn bên trong tử cung nhưng có thể vẫn nhận biết được những âm thanh xung quanh môi trường của bé. Bé có thể nghe được giọng nói, nhịp tim của bạn hay cả tiếng bụng kêu đói hoặc âm thanh của quá trình tiêu hoá diễn ra trong bụng của bạn.

Nội dung
  • Những thay đổi của thai nhi
  • Những thay đổi của cơ thể Mẹ
  • Lời khuyên cho những ông bố

Những thay đổi của thai nhi

Thai nhi 17 tuần tuổi có kích cỡ tương đương một quả cam to và với chiều dài khoảng từ 11cm cho tới 14cm và nặng khoảng 140gram. Đây cũng là khoảng thời gian lớp chất béo màu nâu bắt đầu hình thành dưới da của bé giúp giữ ấm cho cơ thể khi bé ra khỏi cái bụng ấm áp thoải mái của mẹ để đón nhận thế giới bên ngoài. Lớp chất béo này cũng cung cấp năng lượng cho bé. Bé cũng không cần phải phụ thuộc hoàn toàn vào lớp lông tơ để bảo vệ làn da của mình nữa. Lớp sáp trắng: Lớp sáp trắng bắt đầu hình thành ở cuối tuần thứ 17. Giống như một lớp phô mai màu trắng phủ trên bề mặt da của trẻ sơ sinh. Các nghiên cứu cho rằng không nên tắm ngay cho trẻ khi vừa mới sinh ra do lớp sáp này có khả năng dưỡng ẩm và đặc tính kháng khuẩn giúp bảo vệ bé trách được các bệnh nhiễm trùng khác nhau. Dưới đây là một vài những thay đổi đáng kể trên cơ thể thai nhi 17 tuần:
  • Bộ xương của em bé thay đổi từ sụn mềm thành xương chắc, giờ thì bé có thể dễ dàng di chuyển các khớp
  • Một chất bảo vệ gọi là myelin phát triển và bắt đầu quấn quanh tủy sống của em bé.
  • Dây rốn trở nên khỏe mạnh và dày hơn mỗi ngày trôi qua (Dây rốn là bộ phận nối thai nhi với nhau thai, có chức năng vận chuyển oxy và dinh dưỡng từ nhau thai tới để nuôi bào thai)
  • Các đường dẫn khí trong hệ thống hô hấp của bé đã hoàn thành việc phân nhánh. Phổi của bé sẽ sớm sẵn sàng để lấy oxy
  • Đầu, chân tay và cơ thể thai nhi t đã đầy sức sống hơn trước.
  • Sự vận động của bé trong tử cung của mẹ cũng tăng lên. Nếu đã quen với những chuyển động của bé trong bụng, bạn chắc chắn sẽ yêu thích những khoảnh khắc đặc biệt đó.
  • Thời gian này bé đang mở và khép miệng để hít thở, đây là thời gian tập luyện để có được kỹ năng hô hấp và bú mút trong thời gian tới
  • Nhịp tim mạnh mẽ và ổn định, dễ dàng nhận thấy khi siêu âm
Khi mang thai tuần 17, dù được nằm gọn bên trong tử cung, nhưng bé vẫn nhận biết được những âm thanh xung quanh môi trường của bé. Bé có thể nghe được giọng nói, nhịp tim của bạn hay cả tiếng bụng kêu đói hoặc âm thanh của quá trình tiêu hoá diễn ra trong bụng của bạn. Thật ngạc nhiên vì những tiếng ồn lớn có thể làm bé giật mình và những lời nói nhẹ nhàng của bạn có thể làm dịu bé cưng trong khi bé còn nằm gọn trong tử cung

Những thay đổi của cơ thể Mẹ

Khi thai nhi 17 tuần, tâm trạng của bạn bắt đầu được cải thiện, cảm giác ngon miệng đã dần trở lại, các cơn ốm nghén đã bớt đi thì cũng là lúc bạn cảm thấy nặng nề và dễ mât thăng bằng hơn do bụng bầu to lên một cách nhanh chóng làm cho trọng tâm của cơ thể thay đổi. Bạn bắt đầu cảm thấy sức nặng đè lên đôi chân vì vậy hãy đi lại chậm rãi cẩn thận để trách các tình huống có thể khiến bạn té ngã.. Trong thời gian này, Mẹ bắt đầu có cảm nhận thấy những cú huých rất nhẹ vào bụng và chắc chắn bạn sẽ rất thích thú và cố gắng để cảm nhận chúng. Từ tuần thứ 16 cho đến 20, trọng lương cơ thể mẹ có thể tăng từ 400 – 500 gram trong một tuần. Bạn có thể tăng khoảng 1,8kg cho tới 2,5 ký trong khoảng thời gian ngắn như vậy là rất bình thường. Với sự phát triển mạnh của thai nhi 17 tuần thì xương, cơ và các khớp trên cơ thể mẹ bắt đầu thích nghi với sự phát triển của bé. Đây cũng chính là nguyên nhân của những cơn chuột rút và sự phù nề trên đôi chân của mẹ, đồng thời cũng xuất hiện những con đau và chứng dãn tĩnh mạch. Sự phát triển nhanh chóng của tử cung: Tử cung của bạn cũng đang thay đổi hình dạng và bắt đầu lấp đầy vùng khung chậu đồng thời đẩy ruột của bạn lên phía trên. Phần đầu tử cung trở nên tròn hơn, và sẽ tiếp tục phát triển thêm về chiều dài. Tuy nhiên sự thay đổi nhanh chóng của tử cung sẽ làm dáng đi của bạn thay đổi, điều này có thể dẫn đến chứng đau lưng và các khó chịu về mặt thể chất khác Những thay đổi trên da Mẹ: Những dấu hiệu của sự giãn da có thể chưa thấy rõ nhưng bạn bắt đầu thấy ngứa ngáy và xuất hiện đường nâu sậm màu kéo dài từ rốn cho tới hết bụng khi mang thai tuần 17. Nguyên nhân của sự ngứa ngày này là do sự giãn nứt da trên bầu ngực và ổ bụng tuy nhiên hãy thư giãn và giữ tâm lý thoải mái vì nó hoàn toàn vô hại. Trang phục cho Mẹ bầu Thời điểm thai nhi 17 tuần, bạn cần phải mặc những bộ đồ rộng rãi và thoái mái, không bó sát và gây khó chịu cho bụng. Đồng thời đây cũng là lúc cần tránh xa những đôi dày gót nhọn và cao bởi bởi nó có thể làm bạn mất thăng bằng và gây ra những cơn đau mỏi chân. Những đôi giày thấp mềm mại là người bạn đồng hành tốt cho Mẹ ở thời điểm này. Đau thần kinh hông: Dây thần kinh hông là dây thần kinh lớn nhất, thực hiện chức năng cảm giác và vận động của phần dưới cơ thể. Sự phát triển của thai nhi và tử cung sẽ chèn ép lên dây thần kinh này khiến cho hầu hết Mẹ bầu phải chịu đựng chứng đau mỏi ở hông. Chóng mặt Thỉnh thoảng bạn sẽ thấy hoa mắt chóng mặt, điều này khá là bình thường từ khi thai nhi 17 tuần tuổi. Hãy chậm rãi thay đổi các tư thế khi đứng lên, ngồi hay nằm xuống và hạn chế di chuyển một cách đột ngột. Thường xuyên đói Sau một thời gian bị chứng ốm nghén hành hạ thì cảm giác ngon miệng của bạn đã dần trở lại, bạn sẽ thường xuyên có cảm giác đói. Tuy nhiên không nên có suy nghĩ “ăn cho 2 người”, hãy ăn uống lành mạnh và tránh những loại thực phẩm gây tích tụ chất béo trong cơ thể của bạn. Cú va chạm của bé: Mang thai tuần 17, bạn đã có thể cảm nhận được những cú hích nhẹ của bé, tuy nhiên cũng đừng sốt ruột nếu bạn chưa thấy, nhiều bà mẹ cho biết phải đến tuần thứ 20 họ mới cảm nhận được những cú va chạm đầu tiên của bé. Một số em bé sẽ hoạt động tích cực hơn vào ban ngày, trong khi hầu hết bà mẹ cảm nhận những va chạm của bé vào lúc nghỉ ngơi. Sữa non Mang thai tuần 17, bầu ngực của bạn đã sẵn sàng cho sự sản sinh sữa, chất lỏng màu vàng lúc này có thể rỉ ra từ hai núm vú. Giờ thì bạn đã sẵn sàng để cho con bú dù thực tế là việc này phải vài tháng nữa mới diễn ra. Những vấn đề bạn có thể gặp phải khi thai nhi 17 tuần:
  • Chứng táo bón
  • Bệnh trĩ
  • Chứng sưng nề và đầy hơi
  • Chứng ợ nóng
  • Đau dây chằng
  • Co rút chuột ở chân
  • Đau lưng
  • Hoa mắt chóng mặt
  • Những cơn đạp của bé trong bụng
  • Bầu ngực to ra
  • Những thay đổi về da
  • Chứng thèm ăn
Đối phó với chứng táo bón Nguyên nhân của chứng táo bón thai kỳ lcó thể là do sự thay đổi hormone khi mang thai, quá trình bổ sung sắt, hạn chế tập thể dục, thiếu bổ sung chất xơ và sự phát triển của từ cung. Táo bón có thể dẫn đến các vết nứt hoặc bệnh trĩ từ tuần thứ 17 cho đến hết thai kỳ. Mẹ có thể làm theo những lời khuyên dưới đây để giải quyết vấn đề này
  • Nhớ cung cấp cho cơ thể từ 1.5 -2 lít nước mỗi ngày
  • Bổ sung trái cây tươi và rau lá xanh trong khẩu phần ăn
  • Đi bộ hay tậm thể dục và giữ cho cơ thể luôn mạnh khỏe.
  • Việc rặn sẽ không tốt cho sức khoẻ, đặc biệt là trong thời kỳ mang thai. Nếu không có hiệu quả, hãy hỏi ý kiến bác sĩ của bạn, họ có thể kê toa thuốc nhuận tràng an toàn hoặc thuốc làm mềm phân cho bạn.
  • Nếu bạn giải quyết được táo bón, các vấn đề về bệnh trĩ và đầy hơi cũng sẽ giảm bớt

Lời khuyên cho những ông bố

Khi thai nhi 17 tuần, nếu 2 bạn đang lên kế hoạch đi chơi đâu đó thì đây là thời điểm hoàn hảo nhất để thực hiện, bởi lúc này bụng của cô ấy vẫn chưa lớn đến nỗi cô ấy không muốn có thời gian vui vẻ bên bạn. Và có lẽ đây là kỳ nghỉ riêng rẽ tuyệt vời của 2 bạn trước khi em bé trở thành trung tâm vũ trụ của cả 2 người. Lời lưu ý cuối cùng cho những bà Mẹ: Hãy duy trì chế độ ăn uống hợp lý và luyện tập thường xuyên, Thường xuyên trò chuyện với con để phát triển mối liên kết đặc biệt với bé ngay cả khi bé chưa chào đời. ► Xem tiếp: ​Thai nhi 18 tuần – Sự phát triển của bé, thay đổi ở cơ thể người mẹ và những lời khuyên cần thiết Đang mang thai
  • 40 tuần thai
  • Dinh dưỡng
  • Hoạt động thể chất
  • Mang thai an toàn
  • Mang thai lần thứ 2
  • Sinh nở
  • Sức khỏe
Bài viết nổi bật Ra máu báo thai thì thai được bao nhiêu tuần? Chuyên gia giải đáp

Ra máu báo thai thì thai được bao nhiêu tuần? Chuyên gia giải đáp

Ra máu báo thai thì thai được bao nhiêu tuần? Các chuyên gia giải đáp, nếu ... Tiểu đường thai kỳ uống nước dừa được không? Lưu ý cho mẹ

Tiểu đường thai kỳ uống nước dừa được không? Lưu ý cho mẹ

Tiểu đường thai kỳ uống nước dừa được không luôn là câu hỏi được rất nhiều ... Hiện tượng rỉ ối tuần 37 - Cảnh báo dấu hiệu chuyển dạ cho mẹ

Hiện tượng rỉ ối tuần 37 - Cảnh báo dấu hiệu chuyển dạ cho mẹ

Hiện tượng rỉ ối tuần 37 là dấu hiệu đặc trưng cho thấy mẹ bầu đang ... Gợi ý thực đơn cho bà bầu thiếu máu trong 1 tuần chuẩn khoa học

Gợi ý thực đơn cho bà bầu thiếu máu trong 1 tuần chuẩn khoa học

Trong giai đoạn thai kỳ, dinh dưỡng hợp lý là rất quan trọng, đặc biệt với ... Thực đơn cho bà bầu không tăng cân, ăn chỉ vào con không vào mẹ

Thực đơn cho bà bầu không tăng cân, ăn chỉ vào con không vào mẹ

Chế độ ăn uống trong thai kỳ luôn là mối quan tâm lớn của các mẹ ... Ra máu báo thai có đau lưng không? Chuyên gia giải đáp

Ra máu báo thai có đau lưng không? Chuyên gia giải đáp

“Ra máu báo thai có đau lưng không?” là thắc mắc của nhiều chị em phụ ... Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì? TOP 5 thực phẩm mẹ cần tránh xa

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì? TOP 5 thực phẩm mẹ cần tránh xa

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cần chú ý đến chế độ ăn uống để ... 2 3 Đăng ký tư vấn sản phẩm Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure Đăng ký ngay Đặt hàng ngay Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure Gửi liên hệ Các tin bài khác Các nguyên nhân dư ối điển hình nhất mẹ cần lưu ý 16/10/2024 135 lượt xem

Các nguyên nhân dư ối điển hình nhất mẹ cần lưu ý

Đái tháo đường thai kỳ là nguyên nhân dư ối hay gặp nhất hiện nay. Ngoài ra, mẹ bầu bị dư ... Cách khắc phục dư nước ối nhanh, hiệu quả cho mẹ 10/10/2024 151 lượt xem

Cách khắc phục dư nước ối nhanh, hiệu quả cho mẹ

Nước ối đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi, nhưng tình trạng dư ối ... Cách uống nước râu ngô khi bị dư ối cho mẹ 10/10/2024 164 lượt xem

Cách uống nước râu ngô khi bị dư ối cho mẹ

Nếu mẹ bầu đang tìm kiếm giải pháp an toàn để cải thiện tình trạng dư ối, thì "cách uống nước ... Dư ối có nguy hiểm không? Lời khuyên hữu ích cho mẹ 09/10/2024 118 lượt xem

Dư ối có nguy hiểm không? Lời khuyên hữu ích cho mẹ

Dư ối có nguy hiểm không, là vấn đề thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ đang trong thời gian ... Thiểu ối 3 tháng đầu - Cảnh báo nguy hiểm mẹ cần chú ý 09/10/2024 93 lượt xem

Thiểu ối 3 tháng đầu - Cảnh báo nguy hiểm mẹ cần chú ý

Các chuyên gia phụ sản đã khẳng định, tình trạng thiểu ối 3 tháng đầu là vô cùng nguy hiểm cho ... Máu báo thai như thế nào? Những vấn đề lưu ý khi ra máu báo thai 08/10/2024 125 lượt xem

Máu báo thai như thế nào? Những vấn đề lưu ý khi ra máu báo thai

Máu báo thai như thế nào là bình thường? Chị em cần lưu ý gì khi thấy xuất hiện máu báo ... Đăng ký tư vấn Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure Gửi liên hệ Công ty Cổ phần dược Bảo Minh Vi chất thế hệ mới cho mẹ và bé Thông tin liên hệ: Địa chỉ: 27A1- KĐT Đại Kim - Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội Email: avisure123@gmail.com Hotline: 1800.0016 Chủ sở hữu website: Bà Khuất Thị Hòa Số ĐKKD: 01T8008974 Trước mang thai
  • Chăm sóc cơ thể
  • Dấu hiệu thụ thai
  • Hiếm muộn
  • Làm thế nào để có thai
Đang mang thai
  • 40 tuần thai
  • Dinh dưỡng
  • Hoạt động thể chất
  • Mang thai an toàn
  • Mang thai lần thứ 2
  • Sinh nở
Sau khi sinh
  • Bệnh thường gặp ở trẻ
  • Cho con bú
  • Dinh dưỡng
  • Hoạt động của mẹ và bé
  • Sự phát triển của trẻ sơ sinh
  • Đặt tên con
Chúng tôi trên mạng xã hội Copyright 2024 © Avisure

Từ khóa » Siêu âm Thai Lúc 17 Tuần