Thai Nhi 30 Tuần Phát Triển Như Thế Nào? Lời Khuyên Hữu ích Dành ...

Em bé của bạn đang phát triển nhanh chóng ở tuần thứ 30 của thai kỳ. Điều này đồng nghĩa rằng bụng bầu của bạn có thể ngày càng to hơn một cách nhanh chóng. Cùng tìm hiểu rõ hơn về sự phát triển của thai nhi 30 tuần để biết cách chăm sóc sức khỏe thai kỳ tốt hơn nhé!

Sự phát triển của thai nhi 30 tuần tuổi

1. Cân nặng của thai nhi 30 tuần tuổi

Thai 30 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn? Thai nhi tuần 30 có kích thước bằng khoảng một bắp cải nhỏ và sẽ tiếp tục tăng thêm cân trong thời gian sắp tới.

Cụ thể, chỉ số thai nhi 30 tuần như sau:

  • Cân nặng: khoảng 1,313 – 1,753 kg
  • Chiều dài từ đầu đến gót chân: 39,9cm
  • Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 69 – 83mm
  • Chu vi vòng đầu (HC): 259 – 302mm
  • Chu vi vòng bụng (AC): 233 – 287mm
  • Chiều dài xương đùi thai 30 tuần (FL): 51 – 61mm.
Tuy nhiên, các thông số trên chỉ mang tính chất tương đối, tùy thuộc vào tốc độ tăng trưởng của mỗi thai, các bác sĩ siêu âm sẽ đo đạc và đánh giá, tư vấn chính xác.

2. Thai 30 tuần phát triển như thế nào?

hình ảnh siêu âm tuần thai 30

Ở tuần thứ 30 của thai kỳ,

  • Các hệ cơ quan chính của bé đang trong quá trình hoàn thiện.
  • Bé bắt đầu tăng cân rất nhanh để chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài bụng mẹ.
  • Thai nhi 30 tuần “nấc cụt” để chuẩn bị cho việc thở khi chào đời. Bé sẽ bắt chước các chuyển động thở bằng cách liên tục di chuyển cơ hoành.
  • Lớp mỡ dưới da có chức năng giúp bé giữ ấm sau khi sinh sẽ phát triển và làm cơ thể bé đầy đặn hơn.
  • Em bé của bạn đã mở to mắt và có thể nhìn thấy những hình dạng mờ. Thị lực của bé sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian tới.

Thai 30 tuần vẫn rất non tháng. Tuy nhiên, nếu chào đời ở giai đoạn này, bé vẫn có cơ hội sống sót với sự chăm sóc đặc biệt. Tỷ lệ sống sót nếu sinh sau 30 tuần cao tới 98%.

Sự phát triển của thai nhi 30 tuần tuổi

  • Cân nặng: 1,313 – 1,753 kg
  • Chiều dài từ đầu đến gót chân: 39,9cm
  • Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 69 – 83mm
  • Chu vi vòng đầu (HC): 259 – 302mm
  • Chu vi vòng bụng (AC): 233 – 287mm
  • Chiều dài xương đùi thai 30 tuần (FL): 51 – 61mm
  • Các hệ cơ quan chính của bé đang trong quá trình hoàn thiện
  • Bé bắt đầu tăng cân rất nhanh
  • Thai nhi 30 tuần “nấc cụt”
  • Lớp mỡ dưới da làm cơ thể bé đầy đặn hơn
  • Em bé đã mở to mắt và có thể nhìn thấy những hình dạng mờ.

Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 30

1. Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?

Mang thai 30 tuần,

  • Tóc của mẹ sẽ dày hơn và ít rụng hơn. Tuy nhiên, vài tháng sau khi sinh, tóc bạn có thể trở nên mỏng đi vì rụng nhanh hơn.
  • Nhiều mẹ bầu sẽ trở nên lóng ngóng hơn bình thường. Do tăng cân nhanh, bụng to ra và do hormone thai kỳ thay đổi khiến dây chằng bị giãn, làm cho khớp gối lỏng.
  • Tình trạng giãn dây chằng còn khiến chân mẹ to ra. Hãy sớm sắm cho mình những đôi giày mới để di chuyển linh hoạt và dễ dàng hơn.

2. Những điều cần lưu ý

Sự kết hợp của các triệu chứng khó chịu khi mang thai, căng thẳng và thay đổi nội tiết tố có thể khiến tâm trạng của một số mẹ bầu thay đổi thất thường.

Nếu sự thay đổi tâm trạng của bạn trở nên thường xuyên hơn hoặc dữ dội hơn hay kéo dài hơn 2 tuần, bạn có thể đang phải đối mặt với chứng trầm cảm khi mang thai.

Các vấn đề sức khỏe cảm xúc, tinh thần của mẹ bầu không được điều trị có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của em bé, ngoài ra còn làm tăng nguy cơ sinh non và trầm cảm sau sinh cho mẹ.

3. Những vấn đề sức khỏe mẹ bầu mang thai 30 tuần có thể gặp phải

những vấn đề mẹ bầu tuần 30 gặp phải

Rốn lồi ra

  • Trong tam cá nguyệt thứ ba, tử cung lớn dần lên có thể tạo áp lực đủ lớn đẩy rốn ra ngoài. Mẹ bầu cảm thấy rốn lồi ra khi chạm vào hoặc khó chịu khi bị quần áo cọ xát vào.
  • Để giảm thiểu cảm giác khó chịu này, mẹ nên mặc áo bầu rộng hơn hoặc dán băng dính lên rốn.
  • Trong một số trường hợp rất hiếm, mẹ có thể bị thoát vị rốn gây đau đớn. Lúc này, bạn cần đến bệnh viện sớm.

Dịch âm đạo màu nâu

  • Khi mang thai, cơ thể mẹ tăng sản xuất estrogen dẫn đến việc dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn.
  • Mẹ có thể nhận thấy dịch âm đạo có màu nâu sau khi quan hệ tình dục hoặc khám phụ khoa. Nguyên nhân là do cổ tử cung nhạy cảm hơn khi mang thai.
  • Cần lưu ý là dịch tiết âm đạo khi mang thai có thể là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề nghiêm trọng hơn như nhau tiền đạo, nhau bong non, sinh non hoặc nhiễm trùng….

Mệt mỏi

Lúc này, mẹ vẫn rất dễ mệt mỏi và cần phải nghỉ ngơi nhiều hơn. Nguyên nhân là bởi cân nặng đang tăng lên và có thể gặp phải tình trạng ngủ không ngon giấc.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, tình trạng mệt mỏi khi mang thai có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân đáng chú ý sau:

  • Tình trạng thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai
  • Trầm cảm khi mang thai.
Để giảm bớt cảm giác mệt mỏi, hãy cố gắng đảm bảo một chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống cân bằng, uống đủ nước mỗi ngày, thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như

Từ khóa » Trọng Lượng Thai 30 Tuần Tuổi