Thai Nhi 33 Tuần – Sự Phát Triển Của Bé, Thay đổi ở Cơ Thể Người Mẹ ...

Hướng dẫn mua hàng Điểm bán hàng [X] Đóng
  • Tin tức
  • Liên hệ
  • Chính sách & Quy định
Logo 0 Đang mang thai Đang mang thai Con đã lớn chừng nào? Mẹ cần bổ sung bao nhiêu loại vitamin tổng hợp: acid folic, DHA cho bà bầu, sắt cho bà bầu... Các kiến thức về sức khỏe sinh sản lưu ý cho mẹ đảm bảo dinh dưỡng và thể chất để có 1 thai kỳ an toàn. Thai nhi 33 tuần – Sự phát triển của bé, thay đổi ở cơ thể người mẹ và những lời khuyên cần thiết

Hiện tượng chảy nước ối (hay vỡ màng ối) có thể xảy ra vào thời điểm thai nhi 33 tuần tuổi và những tuần sau đó. Dịch màng ối thường trong và không mùi, đừng nhầm lẫn nó với nước tiểu. Nguyên nhân gây vỡ ối non có thể do ngôi thai bất thường, hở eo tử cung. Hoặc trong một số trường hợp sản phụ con so lớn tuổi, thiếu vitamin C cũng tạo điều kiện cho vỡ ối sớm.

Sự phát triển của thai nhi 33 tuần tuổi

Thai nhi 33 tuần tuổi có chiều dài cơ thể tính từ đầu đến ngón chân cái khoảng 45cm và cân nặng ước chừng khoảng 2kg. Một tuần thôi mà bé của bạn đã lớn như vậy rồi đấy. Có thể một phần là nhờ lớp mỡ tích tụ dưới da, vừa giúp giữ ấm vừa giúp cung cấp năng lượng cho bé “hoạt động”. Da bé sẽ chuyển từ màu đỏ sang màu hồng nhạt nhờ chất béo tích tụ bên trong da, làn da của bé cũng sẽ ít nhăn nheo hơn trước. Ở tuần thai thứ 33, đầu bé vẫn đang tiếp tục to ra, cùng với đó là sự phát triển của não bộ. Hệ thần kinh trung ương gần như đã trưởng thành cùng với sự hoàn thiện của 5 giác quan. Xương của bé bắt đầu cứng lại nhưng đáng ngạc nhiên là hộp sọ của bé vẫn mềm nhằm giúp bé dễ chui lọt qua đường sinh khi chào đời. Lý tưởng nhất là tuần này bé sẽ quay đầu xuống ngôi thuận. Thai nhi 33 tuần đang tập bú và nuốt để chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài. Gan bắt đầu lưu trữ sắt. Phổi cũng gần như được phát triển hoàn toàn, nó đã có thể sản xuất ra các chất hoạt động bề mặt có tác dụng mở rộng bề mặt và làm đầy khí trong phổi. Mức độ hoạt động của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi những âm thanh và tác động từ bên ngoài. Bạn có thể thấy bé sẽ có những phản ứng khác nhau với những chế độ ăn uống hay những xung động, tiếng ồn ở môi trường xung quanh. Đặc biệt, tần suất “đạp” của bé ngày càng nhiều, đơn giản vì chuyển động xoay tròn hay vòng vòng lúc này là quá khó khăn trong tử cung chật chội như vậy. Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao một số trẻ sinh ra với mái tóc đen láy, một số khác lại chỉ lơ thơ vài sợi chưa. Nếu bạn có đi siêu âm khi mang thai tuần thứ 33, bạn sẽ nhận thấy điều này một cách khá rõ ràng. Tuy nhiên, một số kinh nghiệm cho thấy những đứa trẻ tóc tốt khi chào đời thì khi lớn lên tóc của chúng lại… mỏng đi khá nhiều.

Sự thay đổi cơ thể mẹ mang thai 33 tuần

Sự phát triển nhanh của em bé, kéo theo đó là nhau thai và nước ối ngày càng tăng lên khiến cho việc tăng cân của bạn ở tuần này sẽ nhanh hơn bất cứ lúc nào trong cả thai kì. Vì thế, nhu cầu dinh dưỡng lúc này là vô cùng quan trọng. Điều này có thể làm bạn cảm thấy mình ngày càng lạch bạch và thiếu linh hoạt hơn nhiều. Từ thời điểm thai nhi 33 tuần đến lúc sinh, mọi sinh hoạt của bạn sẽ trở nên khó khăn hơn nữa, bạn rất cần sự giúp đỡ từ chồng hay người thân đấy, kể cả trong việc đi lại, ăn uống hay những sinh hoạt khác nữa. Tuần này, những cú huých, cú đá của bé với bạn sẽ càng rõ hơn. Bạn sẽ thấy rõ những hình ảnh bàn tay, bàn chân hay khuỷu tay, đầu gối của bé hiện lên sau lớp da bụng mỗi lần như vậy. Sẽ thật tuyệt vời nếu bạn có thể ghi lại những khoảnh khắc này. Nếu việc căng da vùng bụng khiến bạn cảm thấy “ngứa ngáy”, hãy thử sử dụng kem dưỡng ẩm. Tình trạng này có thể nặng hơn ở một số bà mẹ, trong trường hợp đó bà bầu nên hỏi ý kiến tư vấn từ bác sỹ. Mất ngủ là một vấn đề phổ biến trong thời kỳ mang thai, thậm chí nó còn rõ rệt hơn trong tam cá nguyệt thứ ba. Thay đổi nội tiết, lo lắng về việc sắp sinh, đi tiểu thường xuyên, khó tiêu, chuột rút chân và sự khó chịu ngày càng gia tăng của việc phải mang một cái bụng lớn là những lý do có thể xảy ra. Khi thai nhi 33 tuần, tử cung của bạn tiếp tục mở rộng, đẩy rốn của bạn lồi ra ngoài. Đừng lo lắng quá vì đây là hiện tượng bình thường, và rốn của bạn sẽ trở lại vị trí bình thường sau khi sinh. Hiện tượng chảy nước ối (hay vỡ màng ối) có thể xảy ra khi bạn đang mang thai tuần thứ 33 và những tuần sau đó. Dịch màng ối thường trong và không mùi, đừng nhầm lẫn nó với nước tiểu. Nguyên nhân gây vỡ ối non có thể do ngôi thai bất thường, hở eo tử cung, viêm màng ối do nhiễm trùng âm hộ, âm đạo, cổ tử cung. Hoặc trong một số trường hợp sản phụ lớn tuổi mang bầu con so, chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin C cũng có thể là điều kiện khiến bạn vỡ ối sớm. Vấn đề sử dụng kháng sinh trong dự phòng vỡ ối non vẫn còn nhiều bàn cãi. Vì vậy nó chỉ được sử dụng trong những trường hợp có nguy cơ cao. Một số bác sĩ cũng có thể cho bạn sử dụng corticoid để kích thích sự trưởng thành của phổi thai nhi trong trường hợp thai non tháng nhằm tránh biến chứng suy hô hấp cho trẻ. Nếu vỡ màng ối, hãy liên hệ ngay với bác sỹ của bạn hoặc một cơ sở y tế gần nhất.

Lời khuyên cho mẹ khi thai nhi 33 tuần

  • Hãy chăm chỉ đi khám thai trong giai đoạn này, 2 tuần/lần là tần suất khám thai hợp lí để nắm rõ sự phát triển của bé.
  • Tiếp tục duy trì những thói quen sinh hoạt và dinh dưỡng như những tuần trước đó. Chế độ ăn uống nghỉ ngơi lành mạnh, giao lưu học tập kinh nghiệm, hay những chia sẻ tâm sự với người thân bạn bè, tròn thời gian này bạn cần phải giúp mình cảm thấy khỏe mạnh và thoải mái nhất.
  • Một số bà mẹ có thể cảm thấy ham muốn tình dục khi thai nhi được 33 tuần tuổi, tất nhiên điều này hoàn toàn có thể nếu sức khỏe của mẹ và bé đều tốt. Tuy nhiên bạn cũng phải đảm bảo rằng nó không làm ảnh hưởng đến em bé trong bụng.
  • Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ khuyến cáo phụ nữ mang thai không nên đứng lâu hơn bốn giờ sau 24 tuần mang thai. Và ở tuần thứ 34, không nên đứng quá 30 phút một lần. Các động mạch và tĩnh mạch quanh tử cung phải chịu áp lực rất lớn do sự cung cấp máu liên tục. Các cơn co thắt sẽ tăng lên khi phụ nữ tiếp tục đứng lâu.
  • Khi tức giận hoặc đau buồn, cơ thể giải phóng các hormone được huấn luyện để chiến đấu. Điều này gây ra chứng tiền sản, một tình trạng dẫn đến huyết áp cao ở phụ nữ có thai. Các bác sĩ thường khuyên các bà mẹ nên giữ cho mình trạng thái tâm lý bình tĩnh và ổn định.
  • Kể từ khi thai nhi 33 tuần trở đi, nếu bạn nhận thấy những cơn co thắt sớm, hãy bình tĩnh và ngồi yên một lúc. Nếu cơn co thắt giảm đi, đây có thể là trường hợp chuyển dạ giả. Nhưng nếu chúng không giảm bớt, hãy gọi ngay cho bác sĩ.
  • Lập kế hoạch cho việc sinh nở: Dù thời gian mang thai lý tưởng là 38-42 tuần, bạn hoàn toàn có thể nằm trong số những trường hợp sinh sớm hoặc buộc phải ở lại bệnh viện do một biến chứng nào đó. Hãy viết ra danh sách những người có thể giúp đỡ bạn, ví dụ như những việc vặt ở nhà, chăm sóc vật nuôi, tưới cây cảnh hay chăm sóc những trẻ lớn, đưa đón chúng đi học. Đồng thời hãy dặn dò họ về những việc bạn muốn họ giúp mình nhé.
Chúc các mẹ có những tuần thai cuối cùng thật khỏe mạnh và bổ ích với những thông tin trên đây. ► Xem tiếp: Thai nhi 34 tuần – Sự phát triển của bé, thay đổi ở cơ thể người mẹ và những lời khuyên cần thiết

ĐẶT MUA ONLINE

Avisure Mama có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.

Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:

Bài viết liên quan

  • Đau chuyển dạ như thế nào? Các giai đoạn quá trình chuyển dạ sinh con Đau chuyển dạ như thế nào? Các giai đoạn quá trình chuyển dạ sinh con
  • Que thử thai là gì? Sử dụng và đọc kết quả như thế nào? Que thử thai là gì? Sử dụng và đọc kết quả như thế nào?
  • Chuyển dạ nhưng không đau bụng mẹ bầu nên làm gì? Chuyển dạ nhưng không đau bụng mẹ bầu nên làm gì?
  • Chuyển dạ và các vấn đề chuyển dạ trong thai kỳ mẹ bầu nên biết Chuyển dạ và các vấn đề chuyển dạ trong thai kỳ mẹ bầu nên biết
  • Bầu mấy tháng thì uống sắt canxi là tốt nhất? Bầu mấy tháng thì uống sắt canxi là tốt nhất?
  • 11 dấu hiệu mang thai đôi sớm nhất, chính xác nhất cho mẹ 11 dấu hiệu mang thai đôi sớm nhất, chính xác nhất cho mẹ
  • Mách mẹ mẹo chuyển dạ nhanh và ít đau được nhiều người áp dụng nhất Mách mẹ mẹo chuyển dạ nhanh và ít đau được nhiều người áp dụng nhất
  • Thai nhi 34 tuần – Sự phát triển của bé, thay đổi ở cơ thể người mẹ và những lời khuyên cần thiết Thai nhi 34 tuần – Sự phát triển của bé, thay đổi ở cơ thể người mẹ và những lời khuyên cần thiết
  • Thai nhi 35 tuần – Sự phát triển của bé, thay đổi ở cơ thể người mẹ và những lời khuyên cần thiết Thai nhi 35 tuần – Sự phát triển của bé, thay đổi ở cơ thể người mẹ và những lời khuyên cần thiết
  • Thai nhi 36 tuần – Sự phát triển của bé, thay đổi ở cơ thể người mẹ và những lời khuyên cần thiết Thai nhi 36 tuần – Sự phát triển của bé, thay đổi ở cơ thể người mẹ và những lời khuyên cần thiết
  • Thai nhi 37 tuần, sự phát triển của bé, thay đổi ở cơ thể mẹ và những lời khuyên cần thiết Thai nhi 37 tuần, sự phát triển của bé, thay đổi ở cơ thể mẹ và những lời khuyên cần thiết
  • Thai nhi 38 tuần – Sự phát triển của bé, thay đổi ở cơ thể người mẹ và những lời khuyên cần thiết Thai nhi 38 tuần – Sự phát triển của bé, thay đổi ở cơ thể người mẹ và những lời khuyên cần thiết
  • Thai nhi 39 tuần – Sự phát triển của bé, thay đổi ở cơ thể người mẹ và những lời khuyên cần thiết Thai nhi 39 tuần – Sự phát triển của bé, thay đổi ở cơ thể người mẹ và những lời khuyên cần thiết
  • Thai nhi 40 tuần – Sự phát triển của bé, thay đổi ở cơ thể người mẹ và những lời khuyên cần thiết Thai nhi 40 tuần – Sự phát triển của bé, thay đổi ở cơ thể người mẹ và những lời khuyên cần thiết
Tin đọc nhiều nhất
  • Top 6 viên uống DHA cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay Top 6 viên uống DHA cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
  • Bổ sung Omega 3 cho bà bầu thế nào? | Avisure Mama Bổ sung Omega 3 cho bà bầu thế nào? | Avisure Mama
  • Bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu? Bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu?
  • Hướng dẫn mẹ cách ăn dặm cho bé Hướng dẫn mẹ cách ăn dặm cho bé
Tin nổi bật
  • Bổ sung Sắt Canxi DHA thế nào để hấp thu tốt? Bổ sung Sắt Canxi DHA thế nào để hấp thu tốt?
  • So sánh thuốc canxi dạng viên và canxi dạng nước So sánh thuốc canxi dạng viên và canxi dạng nước
  • BẬT MÍ CÁCH GIẢM NGHÉN 3 THÁNG ĐẦU CHO MẸ BẦU BẬT MÍ CÁCH GIẢM NGHÉN 3 THÁNG ĐẦU CHO MẸ BẦU
  • 15 thực phẩm giàu axit folic cho bà bầu cần có trong bữa ăn hàng ngày  | Avisure Mama 15 thực phẩm giàu axit folic cho bà bầu cần có trong bữa ăn hàng ngày | Avisure Mama
2 3

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA

Được phân phối bởi:

CÔNG TY CỒ PHẦN DƯỢC PHẨM BẢO MINH

Địa chỉ: 27A1- KĐT Đại Kim - Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội

Email: cskh@duocbaominh.vn

Hotline: 1800.0016 Email: khuathoa@avisure.vn
Avisure mama - Vitamin tổng hợp tối ưu nhất cho bà bầu
Copyright 2017 © 1800.0016 Chat với dược sĩ Nhắn tin Zalo
  • Avisure mama
  • Sản phẩm
  • -- Sản phẩm cho mẹ
  • -- Sản phẩm cho bé
  • Trước mang thai
  • -- Làm thế nào để có thai
  • -- Hiếm muộn
  • -- Dấu hiệu thụ thai
  • -- Chăm sóc cơ thể
  • Đang mang thai
  • -- 40 tuần thai
  • -- Sinh nở
  • -- Sức khỏe
  • -- Mang thai lần thứ 2
  • -- Mang thai an toàn
  • -- Hoạt động thể chất
  • -- Dinh dưỡng
  • Sau khi sinh
  • -- Sự phát triển của trẻ sơ sinh
  • -- Hoạt động của mẹ và bé
  • -- Dinh dưỡng
  • -- Cho con bú
  • -- Bệnh thường gặp ở trẻ
  • -- Đặt tên con
  • Báo chí nói về Avisure
  • Đại lý
  • Tin tức
  • Liên hệ
  • Chính sách & Quy định
WebFontConfig = { google: { families: [ 'Open+Sans:400,700&subset=vietnamese' ] } }; (function() { var wf = document.createElement('script'); wf.src = ('https:' == document.location.protocol ? 'https' : 'http') + '://ajax.googleapis.com/ajax/libs/webfont/1.5.18/webfont.js'; wf.type = 'text/javascript'; wf.async = 'true'; var s = document.getElementsByTagName('script')[0]; s.parentNode.insertBefore(wf, s); })();

Từ khóa » Tiêu Chuẩn Của Thai Nhi 33 Tuần