Thai Nhi 33 Tuần Tuổi: Mẹ Và Bé Thay đổi Như Thế Nào | Huggies
Có thể bạn quan tâm
MỤC LỤC BÀI VIẾT
- Thai 33 tuần là mấy tháng?
- Thai nhi 33 tuần tuổi thay đổi và phát triển như thế nào?
- Sự thay đổi của cơ thể mẹ bầu khi mang thai tuần 33
- Những thay đổi tâm lý nào mẹ có thể gặp phải?
- Mẹ mang thai tuần 33 nên làm gì?
- Mẹ bầu nên ưu tiên thực phẩm nào để bổ sung dưỡng chất cho thai kỳ?
- Quan hệ tình dục khi mang thai tuần 33
- Các dấu hiệu của chuyển dạ sớm
- Những câu hỏi thường gặp về thai nhi tuần 33
Thai nhi tuần 33 đã rất gần tháng cuối thai kỳ. Lúc này, chiều dài thai nhi ổn định trong khi cân nặng tăng lên, xương phát triển, não thu nhỏ, hệ thống miễn dịch và thị giác dần hoàn thiện. Hãy cùng Huggies tìm hiểu xem thai nhi 33 tuần phát triển như thế nào và những vấn đề liên quan trong bài viết dưới đây nhé!
>> Tham khảo:
- Công cụ tính ngày dự sinh chuẩn nhất cho mẹ bầu
- Danh sách đồ sơ sinh cho bé đầy đủ và tiết kiệm nhất - 9 món
- Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Thai 33 tuần là mấy tháng?
Bầu 33 tuần là mấy tháng? Thai 33 tuần thuộc tam cá nguyệt thứ 3, tương đương với tháng thứ 8 của thai kỳ. Đây là giai đoạn đánh dấu cân nặng của bé khoảng 1,8 - 2,4kg, chiều dài từ đầu đến gót chân đạt khoảng 38 - 43 cm. Tuần thai thứ 33 đang rất gần với thời gian chào đời của bé.
Thai nhi 33 tuần tuổi thay đổi và phát triển như thế nào?
Thai 33 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn?
Thai nhi 33 tuần nặng bao nhiêu? Theo Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ (APA), cân nặng thai nhi ở tuần thứ 33 là khoảng 1807 - 2419g (trung bình 2103g), tương đương với kích thước một quả bí đao, dài khoảng 42cm - gần giống với chiều dài khi bé được sinh ra.
Mỗi thai nhi có sự phát triển khác nhau, vì vậy nếu chỉ số phát triển của bé hơi khác so với mức trung bình, mẹ cũng không cần quá lo lắng, miễn là các chỉ số vẫn trong giới hạn bình thường.
Ngoài thắc mắc 33 tuần thai nhi nặng bao nhiêu, các mẹ cũng nên chú ý đến các chỉ số quan trọng khác của thai nhi như:
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 78 - 88mm, trung bình 83mm.
- Chu vi đầu (HC): 289 - 318mm, trung bình 303mm.
- Chu vi bụng (AC): 269 - 308mm, trung bình 288mm.
Thai nhi tuần thứ 33 là khoảng 1807 - 2419g (Nguồn: Huggies)
Thai 33 tuần phát triển như thế nào?
Dưới đây là một số biểu hiện đánh dấu sự phát triển của thai 33 tuần:
- Não của em bé sẽ phát triển rất mạnh vào giai đoạn thai nhi tuần thứ 33. Tế bào thần kinh và những mối liên hệ thần kinh trong não đang phát triển để đến khi sinh ra, em bé sẽ hoàn toàn đủ khả năng để tiếp nhận và phản ứng với các kích thích từ môi trường. Hãy nhớ ăn các thức ăn giàu Omega 3 và DHA, những chất này rất quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển của não. Các loại dầu cá như dầu cá hồi, cá xac-đin và cá ngừ là những nguồn thực phẩm rất tốt.
- Khoảng thời gian mẹ mang thai 33 tuần, não của bé đã phát triển khá tốt. Không giống như những bộ phận khác trong cơ thể đã trở nên cứng cáp, hộp sọ của bé lúc này vẫn rất mềm để việc chuyển dạ diễn ra dễ dàng hơn nhưng vẫn đảm bảo bộ não của bé được bảo vệ tốt nhất.
- Theo Whattoexpect, ở tuần tuổi này, bé đã có thể phân biệt ngày và đêm vì thành tử cung ngày càng mỏng hơn, giúp nhiều ánh sáng xuyên qua bụng mẹ hơn.
- Bé đã đạt đến một cột mốc quan trọng: có hệ thống miễn dịch của riêng mình. Các kháng thể đang được truyền từ mẹ sang thai nhi khi hệ thống miễn dịch đang phát triển. Hệ thống miễn dịch sẽ giúp cho trẻ vừa lọt lòng có thể chống lại một số loại vi trùng.
- Khi thai nhi 33 tuần tuổi, em bé sẽ tăng thêm khoảng 450gr nữa. Cơ thể tiếp tục có thêm nhiều mô mỡ để bảo vệ em bé lúc sinh ra. Đa phần các em bé sẽ bị giảm cân trong khoảng một tuần đầu sau khi sinh, hệ quả của việc sử dụng nhiều năng lượng. Tuy nhiên, sau khoảng hai tuần, đa số trẻ sơ sinh sẽ lại lên cân bằng với lúc mới sinh, hoặc cũng trên đà đạt được số cân cũ.
- Em bé giờ đây sẽ không mấy khi cử động kiểu xoay tròn nữa, đơn giản là bởi vì tử cung đã quá chật chội để bé có thể chuyển động kiểu này. Nếu bạn cảm thấy có sự thay đổi trong cách chuyển động của em bé.
- Nước ối vẫn đóng vai trò quan trọng, giúp giữ ấm cho bé với nhiệt độ cao hơn 1 độ C so với cơ thể mẹ. Tuy nhiên, nước ối đã đạt mức cao nhất, khiến bé chiếm nhiều không gian hơn trong tử cung. Điều này dẫn đến những cú đá và cử động của bé trở nên mạnh mẽ hơn, có thể gây khó chịu cho mẹ.
- Thai nhi tuần 33 có các tuyến thượng thận của thai nhi sản xuất nhiều hormone dehydroepiandrosterone (DHEA), sau khi đi qua gan sẽ được nhau thai chuyển hóa một phần thành estrogen, đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị sản xuất sữa mẹ.
- Hệ tiêu hóa và phổi của thai nhi 33 tuần tuổi vẫn cần thêm vài tuần nữa. Đến cuối tháng thứ 8, phổi của bé sẽ được cung cấp đủ chất surfactant, cho phép bé thở bình thường khi ra ngoài mà không cần hỗ trợ hô hấp.
Não của em bé sẽ phát triển rất mạnh vào giai đoạn thai nhi tuần thứ 33 (Nguồn: Sưu tầm)
>> Tham khảo thêm:
- Nguyên nhân và cách giảm đau xương mu khi mang thai hiệu quả
- Phù chân khi mang thai 3 tháng cuối và Cách giảm phù
- Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào cho mẹ và bé?
Hình ảnh thai nhi 33 tuần trong bụng mẹ
Dưới đây là một số hình ảnh thai nhi 33 tuần trong bụng mẹ:
Hình ảnh thai nhi 33 tuần trong bụng mẹ (Nguồn: Sưu tầm)
Siêu âm Doppler thai 33 tuần (Nguồn: Sưu tầm)
Hình ảnh siêu âm 4D thai nhi 33 tuần 2 ngày (Nguồn: Sưu tầm)
Sự thay đổi của cơ thể mẹ bầu khi mang thai tuần 33
Ở tuần thứ 33 của thai kỳ, bụng bầu đã khá lớn, khiến mẹ di chuyển khó khăn và cảm thấy mệt mỏi. Dưới tác động của hormone chuẩn bị cho quá trình sinh nở, các dây chằng trong cơ thể mẹ bắt đầu giãn ra và trở nên linh hoạt hơn. Điều này, kết hợp với trọng lượng bụng tăng lên và sự thay đổi cân bằng cơ thể, có thể gây đau ở vùng mu, tử cung, và thậm chí lan xuống xương sườn. Cử động của em bé cũng có thể dẫn đến tình trạng đau lưng dưới, cảm giác nặng nề ở chân.
Trong tháng thứ 8 này, cơ thể mẹ bắt đầu tiết ra các hormone như oxytocin và prolactin, giúp chuẩn bị cho mẹ cả về thể chất lẫn tâm lý trước khi sinh (tâm lý mẹ bầu ảnh hưởng đến thai nhi). Những hành động như chuẩn bị phòng, may quần áo cho em bé, hay dọn dẹp nhà cửa giúp mẹ tạo sự gắn bó với con. Thay đổi tâm trạng và ham muốn tình dục cũng là kết quả của sự thay đổi nội tiết tố ở giai đoạn này.
Nếu thai nhi 33 tuần tuổi vẫn còn đang nằm ngôi ngược (thai ngôi mông), thì hy vọng tuần này bé sẽ chuyển sang ngôi thuận. Điều này sẽ khiến cho bạn thở phào nhẹ nhõm, vì cái đầu nhỏ mà cứng và đầy xương kia sẽ không còn thúc vào ngay dưới mạng sườn của bạn nữa. Nằm ngôi thuận là tư thế thuận lợi nhất để em bé ra đời.
Khi mang thai tuần 33, có thể hai đầu vú của bạn đã bắt đầu rỉ ra một chút sữa non (Kiểm tra ngực khi mang thai). Bạn sẽ thấy sữa đóng khô lại ở trên đầu vú mỗi khi cởi áo ngực ra. Ngực bạn càng trở nên nặng nề hơn và vằn vện những đường gân máu xanh. Hãy nhớ mặc áo ngực cho mẹ bầu và cỡ loại vừa vặn, phù hợp với mình. Điều này sẽ giúp giảm bớt áp lực mà hai bầu ngực nặng nề đang đặt lên vai và lồng ngực của bạn.
Khối nước ối bao bọc em bé đang đạt khối lượng lớn nhất vào giai đoạn thai nhi tuần 33, và từ giờ nó sẽ chỉ giảm dần đi. Dịch ối có mùi rất đặc trưng, và không hề giống mùi nước tiểu. Ở giai đoạn này, các bà mẹ mang thai thường hay nhầm lẫn, không biết họ đang bị đái rắt hay rò nước ối. Nếu bạn nghi ngờ màng ối của bạn bị vỡ, hãy nhờ bác sĩ hoặc hộ sinh của bạn kiểm tra. Họ sẽ xét nghiệm dịch này để biết nó thực chất là gì.
Bạn sẽ có thể cảm giác như tim mình đang đập loạn nhịp, hoặc đập nhanh hơn trong thời gian này. Bởi vì có nhiều thay đổi trong việc phân bổ các mạch máu chủ và vì cái khối lượng đang đè lên tim, việc tim đập nhanh là rất bình thường. Nhưng nếu bạn bị đau ngực và khó thở khi mang thai, thì cần phải hỏi ý kiến bác sĩ ngay.
Ngoài ra, mẹ bầu tuần 33 còn gặp một số triệu chứng. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp ở mẹ bầu tuần thứ 33:
- Giãn tĩnh mạch: Đây là hiện tượng xuất hiện khi thai như đã lớn, khiến mẹ thay đổi trọng lực và khó khăn khi di chuyển trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ thuyên giảm sau khi sinh.
- Đau dây chằng tròn: Nếu mẹ cảm thấy đau khi thay đổi tư thế hoặc thức dậy đột ngột, có thể đó là dấu hiệu đau dây chằng tròn. Đừng quá lo lắng nếu cơn đau chỉ xảy ra thỉnh thoảng, không kèm sốt, ớn lạnh, hay chảy máu.
- Thay đổi móng tay: Hormone trong thai kỳ có thể làm móng tay mọc nhanh hơn nhưng cũng có thể làm chúng giòn hơn. Hãy bổ sung biotin trong chế độ ăn (chuối, bơ, các loại hạt, và ngũ cốc nguyên hạt) hoặc sử dụng viên nang gelatin để giúp móng khỏe mạnh hơn.
- Bà bầu khó thở: Bụng phát triển to có thể gây khó chịu cho mẹ khi thở. Hãy giữ tư thế thẳng để cải thiện khả năng cung cấp oxy cho phổi.
- Vụng về: Bụng lớn hơn làm cho các hoạt động thường ngày trở nên khó khăn. Mẹ nên làm mọi thứ chậm lại để giảm bớt sự vụng về.
- Hay quên: Chứng hay quên có thể xuất hiện do tác động của hormone và có thể liên quan đến giới tính của bé. Phụ nữ mang thai bé gái thường hay quên hơn.
- Cơn gò co thắt Braxton Hicks: Những cơn gò cứng bụng co thắt này thường xuất hiện ở những bà mẹ đã mang thai trước đó. Thay đổi tư thế có thể giúp cơn co thắt biến mất.
Ở tuần 33, mẹ bầu sẽ gặp các thay đổi như giãn tĩnh mạch, khó thở, hay quên,... (Nguồn: Huggies)
Hành trình chuẩn bị đón chào bé yêu không thể thiếu sự đồng hành của Huggies Skin Perfect! Đây là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.
Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã cho bé đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé > Tham khảo:
- 100 tên hay và lạ cho bé gái và bé trai ý nghĩa nên đặt liền
- 999+ Tên hay cho bé gái đẹp và ý nghĩa, may mắn
- 500+ Tên hay cho bé trai ý nghĩa, hợp tuổi bố mẹ
Mẹ mang thai tuần 33 nên làm gì?
Cơ thể mẹ bầu và thai nhi tuần 33 đang trải qua nhiều thay đổi quan trọng. Dưới đây là những việc mẹ cần thực hiện để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển tốt nhất cho bé:
- Đối phó với việc mất ngủ: Mẹ bầu có thể tắm nước ấm, uống sữa ấm trước khi đi ngủ, tránh tập thể dục, ăn hoặc uống quá gần giờ đi ngủ, massage cơ thể hoặc đọc sách, nghe nhạc êm dịu để thư giãn và dễ ngủ hơn.
- Bổ sung axit béo Omega-3: Omega-3, đặc biệt là DHA cho bà bầu là rất quan trọng cho sự phát triển trí não và thị lực của bé trong giai đoạn cuối của thai kỳ. Hãy bổ sung DHA qua chế độ ăn uống bằng các loại cá ít thủy ngân như: Cá hồi, cá rô phi, cá hồng,...
- Bổ sung canxi cho bà bầu: Canxi rất cần thiết cho sự phát triển xương của bé và hỗ trợ sức khỏe xương của mẹ. Mẹ có thể bổ sung canxi qua sữa chua, phô mai, cam, bưởi, táo hoặc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Cải thiện tình trạng khó chịu dạ dày: Nếu mẹ bầu gặp khó khăn trong việc tiêu hóa đường sữa, có thể thử phô mai cứng tự nhiên, sữa chua, uống sắt cho bà bầu từng chút một.
- Theo dõi sức khỏe cuối thai kỳ: Mẹ cần nhận biết dấu hiệu chuyển dạ, phân biệt rỉ nước ối và chảy dịch âm đạo, theo dõi lượng nước ối và cân nặng của thai nhi, theo dõi các vấn đề đặc biệt như nhau tiền đạo hay thai chậm phát triển.
- Tham gia một lớp hướng dẫn cho con bú: Đọc sách báo về việc làm sao để áp em bé vào ngực đúng cách khi cho bú sẽ rất khác với lúc quan sát trực tiếp. Đa phần các bà mẹ cho con bú đều gặp khó khăn trong thời gian đầu khi mới bắt đầu tập bú cho bé.
- Mua một số tấm trải ni-lông để đặt lên chiếu và xe: Nếu nước ối bị vỡ khi đầu của em bé vẫn còn nằm cao phía mạng sườn, thì có khả năng nước ối sẽ phun ra nhiều hơn so với khi em bé đã trôi xuống phía dưới, nằm ở phần xương chậu.
- Đăng ký gói dịch vụ sinh nở nào phù hợp: Suy nghĩ xem bạn muốn sinh cách nào, và ai là người ở bên cạnh bạn khi bạn sinh. Hãy nhớ rằng, khi nói đến chuyện sinh con thì không có gì là chắc chắn, và ưu tiên lớn nhất của bạn vẫn phải là sức khỏe và hạnh phúc của bạn và em bé.
>> Tham khảo: 9 cách dạy bé tập nói hiệu quả, dễ thực hiện
Mẹ bầu nên ưu tiên thực phẩm nào để bổ sung dưỡng chất cho thai kỳ?
Lúc này, mẹ nên tiếp tục duy trì chế độ ăn uống hợp lý và khoa học để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bé. Cung cấp đầy đủ những chất sau đây: Omega 3 và 6, vitamin, sắt, canxi, uống nhiều nước (ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày),...
Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp kiểm soát được cân nặng mẹ bầu, tránh được các biến chứng trong quá trình sinh nở. Ngoài ra, sẽ giúp các mẹ giảm được tình trạng khó chịu, đau đường ruột, dạ dày khi các cơ quan của bụng đang căng lên.
Trong tháng thứ 8 của thai kỳ, mẹ bầu nên cân nhắc lựa chọn giữa việc nuôi con bằng cách bú sữa mẹ hay sữa công thức.
Sữa mẹ: Cung cấp dinh dưỡng hoàn hảo cho trẻ sơ sinh, giúp bé phát triển khỏe mạnh và thích nghi tốt, hỗ trợ hệ miễn dịch. Tuy nhiên có rủi ro về lượng sữa của mẹ.
Sữa công thức: Nếu mẹ không thể cho con bú hoặc lựa chọn không cho bú, sữa công thức là lựa chọn hiệu quả để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé. Hiện nay có nhiều loại sữa công thức chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của trẻ sơ sinh.
Mẹ bầu nên bổ sung Omega 3 và 6, vitamin, sắt, canxi, uống nhiều nước trong quá trình mang thai (Nguồn: Sưu tầm)
Quan hệ tình dục khi mang thai tuần 33
Hầu hết phụ nữ đều tự hỏi rằng họ có thể quan hệ khi mang thai trong giai đoạn cuối của thai kỳ hay không. Bạn vẫn có thể quan hệ tình dục một cách an toàn miễn là bạn không có những vấn đề về sức khỏe thai kỳ. Lưu ý rằng cơ thể của bạn đang thay đổi và điều này có thể khó khăn hơn một chút đối với bạn. Bạn cần tìm tư thế thoải mái nhất cho mình và chồng.
Khi nào nên tránh quan hệ tình dục:
- Vỡ nước ối – quan hệ trong tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Hãy khám bác sĩ nếu bạn không chắc đó là nước ối bị vỡ.
- Cổ tử cung của bạn gặp bất kỳ vấn đề nào có thể làm tăng nguy cơ sinh non hoặc bị sảy thai.
- Nếu bạn mang thai đôi hoặc trước đây đã từng sinh non.
Các dấu hiệu của chuyển dạ sớm
Bây giờ bạn đã bước vào những tuần cuối cùng của thai kỳ, lúc này bạn cần biết các dấu hiệu của cơn gò chuyển dạ (dấu hiệu sắp sinh) sớm để xử lý kịp thời. Mặc dù em bé của bạn hiện tại không được coi là đủ tháng nhưng có thể chuyển dạ sớm. Dấu hiệu của chuyển dạ sớm bao gồm:
- Các cơn gò cứng bụng càng ngày càng đều đặn và càng gần nhau hơn
- Có bầu đau lưng, thường sẽ là đau vùng lưng dưới. Cơn đau có thể hằng định hoặc từng cơn một, nhưng cơn đau sẽ không bớt đi dù bạn thay đổi tư thế hoặc làm gì khác để dễ chịu hơn
- Rỉ dịch âm đạo
- Triệu chứng giống như cúm: buồn nôn, nôn hoặc bầu bị tiêu chảy. Đến khám bác sĩ ngay dù các triệu chứng nhẹ
- Tăng áp lực trong khung chậu hoặc âm đạo, tăng chất nhầy cổ tử cung khi mang thai.
- Ra máu khi mang thai
Một số dấu hiệu trên có thể khó phân biệt với các triệu chứng bình thường của mang thai như đau lưng. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào bạn nên kiểm tra.
Những câu hỏi thường gặp về thai nhi tuần 33
Dưới đây là những câu hỏi gặp về thai nhi tuần 33
Mang thai 33 tuần gò cứng bụng như thế nào?
Ở giai đoạn này, đôi khi bạn sẽ gặp phải những cơn co thắt, biểu hiện này được gọi là cơn co thắt Braxton Hicks. Xương chậu của phụ sản trong tuần này đã phát triển khá to và lấn vào phần bên dưới xương sườn, khiến cho thai phụ đau và có cảm giác khó chịu.
Thai 33 tuần cần khám những gì?
Giai đoạn này, các mẹ bầu nên dành nhiều thời gian đến phòng khám nhiều hơn. Tùy thuộc vào nhu cầu của mẹ và cách khám của bác sĩ, hãy thực hiện các kiểm tra sau:
- Đo cân nặng
- Đo đường, đạm có trong nước tiểu
- Đo huyết áp
- Tình trạng sưng bàn chân, tay, giãn tĩnh mạch
- Kiểm tra tử cung, đo chiều cao đáy tử cung,
- Đo nhịp tim thai nhi
- Đo kích thước thai nhi
Thai 33 tuần nặng 2kg có nhỏ không?
Thai 33 tuần tuổi nặng 2kg là cân nặng bình thường của thai nhi. Ở tuần thai thứ thứ 33, cân nặng thai nhi dao động từ 1,8 - 2,4kg.
Mang thai 33 tuần bụng tụt có sao không?
Mang thai 33 tuần bụng tụt là hiện tượng thường gặp. Đây là dấu hiệu thông báo đã gần kề ngày sinh, em bé đã quay đầu về xương chậu và chuẩn bị chào đời.
Bầu 33 tuần thai đạp nhiều có sao không?
Thai 33 tuần đạp nhiều là bình thường, thỉnh thoảng có cảm giác đau bụng dưới, nếu tình trạng đau kéo dài cần đi khám, bởi có thể do đau cơ thành bụng hoặc táo bón.
Huggies hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm những kiến thức về sự phát triển của thai nhi 33 tuần tuổi. Tìm hiểu thêm sự phát triển của thai nhi, thay đổi cơ thể ở cơ thể mẹ và những lời khuyên dành cho mẹ bầu trong các tuần tiếp theo:
- Thai nhi 34 tuần tuổi
- Thai nhi 35 tuần tuổi
- Thai nhi 36 tuần tuổi
- Thai nhi 37 tuần tuổi
- Thai nhi 38 tuần tuổi
Xem thêm thông tin liên quan ở mục Mang thai hoặc Thai nhi theo tuần. Ngoài ra, mẹ cũng có thể gửi câu hỏi về Góc chuyên gia để được giải đáp nhé!
>> Nguồn tham khảo:
- 33 weeks pregnant - Week-by-week guide - NHS
- 33 Weeks Pregnant - American Pregnancy Association
- 33 Weeks Pregnant: Symptoms, Movement, Belly & More | BabyCenter
Từ khóa » Tiêu Chuẩn Thai Nhi 33 Tuần
-
Thai 33 Tuần Tuổi Nặng Bao Nhiêu? Chỉ Số Thai Nhi 33 ... - Hello Bacsi
-
Chỉ Số Siêu âm Thai Tuần 33
-
Thai Nhi 33 Tuần Cân Nặng Chuẩn Là Bao Nhiêu?
-
Bảng Cân Nặng Và Chiều Dài Thai Nhi Theo Tiêu Chuẩn Của WHO
-
Sự Phát Triển Của Thai 33 Tuần Tuổi Và Thay đổi Của Cơ Thể Mẹ
-
Thai 33 Tuần Nặng Bao Nhiêu? Chỉ Số Cần Quan Tâm - Fitobimbi
-
Bảng Các Chỉ Số Thai Nhi Theo Tuần Chuẩn WHO Mới Nhất | Huggies
-
Cẩm Nang Cân Nặng Thai Nhi Tiêu Chuẩn WHO Theo Tuần Tuổi
-
Cân Nặng Thai Nhi 33 Tuần Tuổi Chuẩn Là Bao Nhiêu?
-
Thai Nhi 33 Tuần – Sự Phát Triển Của Bé, Thay đổi ở Cơ Thể Người Mẹ ...
-
Cân Nặng Chuẩn Của Thai Nhi 33 Tuần Tuổi | LILY - WECARE
-
Cân Nặng Thai Nhi 33 Tuần Bao Nhiêu Là Chuẩn?
-
Siêu âm Thai 33 Tuần Tuổi: Các Chỉ Số Phát Triển Và Cách Chăm Sóc ...