Thai Nhi 37 Tuần: Bé đã Có Phân Su - Eva

Mục Lục KÍCH CỠ CỦA THAI NHI 37 TUẦN NHỮNG TRIỆU CHỨNG MẸ THƯỜNG GẶP DẤU HIỆU SẮP SINH MẸ MANG THAI 37 TUẦN CẦN BIẾT MẸ CẦN LÀM GÌ KHI MANG THAI 37 TUẦN

37 tuần mang thai tương đương với khoảng 8 tháng 1 tuần thai. Điều này có nghĩa là chỉ 3 tuần nữa thôi là bé sẽ chào đời rồi.

KÍCH CỠ CỦA THAI NHI 37 TUẦN

Thai nhi 37 tuần: Bé đã có phân su - 1

Ở tuần mang thai thứ 37, bé sẽ cao khoảng 48,5 cm và có cân nặng trung bình khoảng 2,8 kg, tương đương với kích cỡ một bó rau diếp. Mỗi ngày cân nặng của bé sẽ tăng tầm 14 gram.

Thời điểm này bé có thể học được một số kỹ năng rất thú vị như: hít vào, thở ra, mút ngón tay, nắm bàn tay hay chớp mắt. Chất thải của bé cũng dần hình thành dạng cứng (còn được gọi là phân non), để các bé sẵn sàng cho việc đóng bỉm.

Việc siêu âm trong tuần mang thai thứ 37 được coi như một phần trong hồ sơ sinh. Hồ sơ này được dùng để đánh giá sự an toàn của bé thông qua việc siêu âm và kết quả của các bài kiểm tra không căng thẳng.

Với những mẹ mang thai đôi đến tuần thứ 37, bác sĩ sẽ cân nhắc việc đẻ mổ (dựa trên tiền sử bệnh án của mẹ và tình trạng của bé). Một số bác sĩ khuyến cáo nên đẻ mổ vào tuần thứ 38 với các mẹ mang thai đôi, nên các mẹ chỉ cần một tuần nữa là sẽ được đón cặp song sinh rồi.

NHỮNG TRIỆU CHỨNG MẸ THƯỜNG GẶP

Thai nhi 37 tuần: Bé đã có phân su - 2

Ở tuần mang thai thứ 37, các triệu chứng thường có thể bị nhầm lẫn với các dấu hiệu sắp sinh. Các mẹ có thể gặp các triệu chứng như:

Ợ nóng: Do bé sẽ tiếp tục gây áp lực lên hệ tiêu hóa của mẹ từ giờ cho đến lúc chào đời.

Ra đốm máu: Có một ít đốm máu trên đáy quần chip không phải là hiện tượng bất thường ở tuần mang thai thứ 37. Cần lưu ý rằng cổ tử cung của mẹ thường tương đối nhạy cảm trong thời gian này, cho nên các hành vi “giường chiếu” có thể khiến bộ phận này kích thích và xuất huyết. Nhưng hãy gọi cho bác sĩ nếu máu ra nhiều và có màu đỏ tươi. Chảy máu vùng âm đạo cũng có thể là dấu hiệu cho thấy nhau thai có vấn đề (như bị rách), và cần phải được chữa trị ngay lập tức. Tương tự, đừng nhầm lẫn các đốm máu này với máu báo, một dấu hiệu vô hại cho biết cổ tử cung của mẹ đang sẵn sàng cho việc mang thai.

Các vết rạn da: Thật không may, các vết rạn da sẽ thường xuyên xuất hiện trên bụng bầu 37 tuần của mẹ. Để phòng tránh, các mẹ hãy giữ ẩm cho cơ thể bất cứ khi nào có thể. Bên cạnh đó, hãy uống thật nhiều nước, kể cả nếu các mẹ có phải vào phòng vệ sinh 2 phút một lần.

Áp lực vùng bụng: Nếu cơ thể của bé hạ xuống phần xương chậu như một dấu hiệu sắp sinh, điều này sẽ gây áp lực lên bụng, có thể khiến mẹ gặp một vài cơn đau nhức ở vùng dưới, gây nguy hiểm cho vấn đề bài tiết.

Khó ngủ: Việc thức trắng nhiều đêm khi mang thai là điều bình thường vào thời điểm cuối thai kỳ. Một số mẹo giúp mẹ ngủ ngon bao gồm: thường xuyên hoạt động thể dục nhẹ vào ban ngày, uống nhiều nước trừ thời điểm trước khi ngủ, và hạn chế dùng các loại đồ uống, thực phẩm có chứa caffein.

Co thắt: Ở tuần 37, co thắt bụng cũng là hiện tượng thường gặp. Những phản ứng này của cơ thể cũng là dấu hiệu cho thấy mẹ sắp sinh con. Nếu các mẹ nhận thấy những cơn co thắt qua đi khi ngồi hoặc đứng, chúng có thể chỉ là chứng gò Braxton – Hicks, chứ không thật sự là dấu hiệu sắp sinh. Hãy đảm bảo cơ thể các mẹ được tiếp đủ nước, vì việc thiếu nước có thể dẫn đến sinh sớm.

Buồn nôn: Dạ dày cồn cào là điều khá thường thấy ở mọi thời điểm giai đoạn đầu thai kỳ. Nhưng thường khi cận kề ngày đi sinh, dấu hiệu khó chịu này có thể quay lại. Tuy nhiên, nếu triệu chứng buồn nôn có dấu hiệu nghiêm trọng­, các mẹ cần đi khám sản khoa vì đây có thể là dấu hiệu của các biến chứng thai kỳ như thiếu máu tán huyết hay giật tiền sản, từ đó đưa ra cách chữa trị phù hợp.

Với các mẹ mang thai đôi thì sao? 57 phần trăm các ca sinh đôi thường diễn ra trước thời điểm 37 tuần. Vì thế nếu hai bé vẫn còn nằm trong bụng mẹ, rất có thể các mẹ đã nằm trong số ít những mẹ mang đa thai. Đừng khó chịu hay sốt ruột để đưa các bé ra khỏi bụng ngay, vì nằm trong bụng lâu chứng tỏ sức khỏe của các bé vẫn đang tiến triển rất tốt.

DẤU HIỆU SẮP SINH MẸ MANG THAI 37 TUẦN CẦN BIẾT

Thai nhi 37 tuần: Bé đã có phân su - 3

Tuần mang thai thứ 37 là thời điểm hoàn hảo để quen với các dấu hiệu sinh con. Càng ngày, khả năng sinh con của mẹ sẽ càng cao.

Có rất nhiều dấu hiệu sinh con nhưng chúng thường chỉ rơi vào 2 loại sắp sinh và sẽ sinh ngay lập tức.

Dấu hiệu sớm báo mẹ sắp sinh:

Bong nút nhầy hoặc xuất huyết âm đạo: Nếu các mẹ nhìn thấy một thứ chất nhầy bám đặc trên đồ lót của mình, dù là mảng lớn hay nhỏ từng giọt, thì đó là dấu hiệu bong nút nhầy, phần bảo vệ cổ tử cung. Khi tử cung giãn nở, nút nhầy sẽ bong ra để mở đường cho bé ra. Dịch nhầy có thể có hoặc không dính máu, nếu có, đó là dấu hiệu xuất huyết âm đạo.

Buồn nôn: Một số mẹ bầu quả quyết rằng các mẹ cảm thấy rất nôn nao ngay khi bắt đầu đẻ. Cho nên, ở tuần mang thai thứ 37, cảm giác buồn nôn cũng là dấu hiệu sắp sinh con.

Tiêu chảy: Khi mẹ mang thai được 37 tuần, chứng tiêu chảy hoặc chỉ là bệnh rối loạn tiêu hóa thông thường hoặc có thể là dấu hiệu sắp sinh. Điều này là do những biến đổi nội tiết tố khi chuẩn bị sinh con, dẫn đến phần ruột của mẹ bị kích ứng.

Thai nhi 37 tuần: Bé đã có phân su - 4

Dấu hiệu mẹ sẽ sinh trong vài giờ tới:

Vỡ ối: Nếu các mẹ cảm thấy phần dưới chảy nước dữ dội, đó có thể là dấu hiệu vỡ ối. Hầu hết các mẹ đều phải nhập viện 12 tiếng sau thời điểm bị vỡ ối.

Cơn co chuyển dạ: Nếu các cơn co thắt tiếp tục lặp đi lặp lại và ngày càng đau hơn thì có thể mẹ đã sắp sinh. Khi tử cung của mẹ bị co thắt, nó sẽ giúp cổ tử cung giãn nở để bé có thể lọt qua nó khi sinh. Nếu đây là lần mang thai đầu tiên, các mẹ sẽ thường xuyên bị co thắt trong nhiều tiếng đồng hồ cho đến khi bước vào giai đoạn được gọi là “sinh đẻ chủ động”, đó là khi cơn co thắt trở nên rất đau đớn và các mẹ hoàn toàn phải để tâm đến nó.

Đau lưng: Đôi khi bé sẽ nằm ở tư thế gây thêm áp lực lên cột sống của mẹ, nếu cơn đau lưng của mẹ trở nên nghiêm trọng hơn những lần đau lưng gần đây khi mang thai, hoặc cơn đau lan từ vùng bụng đến vùng lưng (hoặc ngược lại), có thể mẹ sắp lên bàn đẻ.

Bác sĩ sẽ cho các mẹ biết thời điểm nào ở trong tuần nên nhập viện. Nếu bị vỡ ối, bác sĩ thường khuyên các mẹ nên vào viện ngay, vì đây là thời điểm các mẹ nên được giám sát để đề phòng mắc bệnh truyền nhiễm. Nếu đã có cơn c, chúng phải cách nhau cứ 5 phút một lần hoặc ngắn hơn thì các mẹ mới có thể được bệnh viện tiếp nhận. Thế nên khi cơn đau càng nhiều, thời gian nhập viện càng sớm.

Ở tuần thứ 37, những ai sắp làm mẹ đều mong mỏi đến thời điểm sinh con, Nhưng các mẹ đừng nên nóng vội! Các bác sĩ sẽ không khuyến khích mổ đẻ vào thời điểm này. Do thai nhi ở tuần thứ 37 vẫn cần thêm thời gian để phát triển hoàn thiện, sinh vào lúc này có thể bị coi là “sinh non”.

MẸ CẦN LÀM GÌ KHI MANG THAI 37 TUẦN

Thai nhi 37 tuần: Bé đã có phân su - 5

Trong tuần mang thai thứ 37, rất nhiều người sắp làm mẹ thường bắt tay vào dọn dẹp các tủ kính và lau dọn nhà cửa. Đây là hiện tượng mà nhiều người gọi một cách trìu mến là “dọn tổ”, thường mang tính bản năng do linh cảm về việc bé sẽ sớm chào đời của mẹ đang ngày càng lớn.

Dưới đây là những việc mẹ cần làm trong tuần mang thai thứ 37"

- Lên lịch đi khám tiền sản.

- Tìm hiểu về chứng trầm cảm sau khi sinh.

- Học cách vệ sinh cho bé sau khi sinh.

Những thực phẩm siêu chất mẹ bầu nhớ ăn cho thai nhi phát triển tốt Những thực phẩm "siêu chất" mẹ bầu nhớ ăn cho thai nhi phát triển tốt Dinh dưỡng cho bà bầu là một trong những vấn đề được nhiều chị em phụ nữ quan tâm khi đang có hoặc chuẩn bị mang thai. Vậy đâu là những "siêu thực... Bấm xem >>

Từ khóa » Hình ảnh Bé 37 Tuần