Thai Nhi 37 Tuần Tuổi - Lời Khuyên Dành Cho Mẹ • Hello Bacsi

Thai nhi tuần 37 đã được coi là đủ tháng và có thể chào đời trong một vài tuần tới. Trong tuần này, em bé có thể tụt xuống dưới khung xương chậu để sẵn sàng được sinh qua ngả âm đạo. Vì vậy, nhiều mẹ bầu bắt đầu có những đợt lo lắng về quá trình chuyển dạ sinh con. 

Trong bài viết sau, Hello Bacsi sẽ tổng hợp một số thông tin giúp mẹ tìm hiểu nhiều hơn về sự phát triển của thai nhi ở tuần 37 và những thay đổi đang diễn ra.

Thai nhi 37 tuần phát triển như thế nào?

1. Thai 37 tuần nặng bao nhiêu?

Ờ tuần thai thứ 37, kích thước của thai nhi có thể so sánh tương đương với cỡ một bắp cải thảo.

  • Cân nặng: 2,537 – 3,403 kg
  • Chiều dài: tính từ đầu đến gót chân dài khoảng 48,6 cm

Ngoài ra, dấu hiệu thai 37 tuần khỏe mạnh còn gồm các chỉ số sau:

  • Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 82 – 97mm
  • Chu vi vòng đầu (HC): 302 – 349mm
  • Chiều dài xương đùi (FL): 65 – 76mm
  • Chu vi vòng bụng (AC): 290 – 365 mm
Khi quan sát hình ảnh siêu âm thai nhi 37 tuần tuổi, mẹ sẽ thấy đầu của bé đã phát triển khá to, có chu vi tương đương với vòng ngực của bé. Qua đó, mẹ cũng quan sát được sự mũm mĩm của bé với các ngấn ở khuỷu tay, cổ tay, đầu gối, vai…
Chỉ số phát triển thai nhi tuần thứ 37
Chỉ số phát triển thai nhi tuần thứ 37

Sự phát triển của thai nhi 37 tuần tuổi

  • Nhịp tim thai nhi: Nhịp tim dao động từ 110 – 160 lần/phút, có thể thay đổi từ 5 – 25 nhịp mỗi phút.
  • Da và xương của bé: Lớp mỡ dưới da cũng dần tích lũy được nhiều hơn, làm cho lớp da của em bé được mịn màn hơn.
  • Phổi của thai nhi 37 tuần đã phát triển gần như hoàn chỉnh, trong khoảng hai tuần tiếp theo phổi và não của bé sẽ hoàn thiện hoàn toàn.
Hình ảnh siêu âm thai nhi 37 tuần
Hình ảnh siêu âm thai nhi 37 tuần

Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 37

Ở tuần thai thứ 37, cơ thể mẹ có thêm một vài sự thay đổi so với tuần trước đó, cụ thể là cơ thể mẹ có thể xuất hiện các cơn gò, cơn đau như cơn chuyển dạ, dịch âm đạo có thay đổi, mẹ bầu cảm nhận rõ cảm giác nặng vùng bụng và lưng hơn do thai nhi đã lớn…

Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 37

  • Thai nhi 37 tuần sẽ bắt đầu di chuyển xuống phía khung xương chậu của mẹ.
  • Cơn co thắt Braxton-Hicks hay còn gọi là “cơn chuyển dạ giả“: cơn co thắt này có xu hướng diễn ra thường xuyên hơn ở giai đoạn tuần thai 38 và/hoặc 39.
  • Mẹ bầu có thể gặp phải tình trạng dịch tiết âm đạo có lẫn máu, khiến cho dịch âm đạo có màu hồng nhạt hoặc nâu nhạt.
  • Bụng bầu ngày càng nặng nề cùng với những cơn đau nhức khung xương chậu khi em bé di chuyển xuống thấp.
  • Các triệu chứng khác có thể xuất hiện như: ngủ không ngon, đầu ti rỉ sữa non, hơi khó thở, đau lưng, bị phù chân…

Lời khuyên của bác sĩ và những điều mẹ cần lưu ý khi mang thai 37 tuần

Lời khuyên của bác sĩ

  • Một số dấu hiệu khác của chuyển dạ mà mẹ bầu có thể gặp phải: buồn nôn, tiêu chảy, bong nút nhầy cổ tử cung, vỡ ối….
  • Mẹ nên tiếp tục giữ các thói quen ăn uống lành mạnh, ăn uống có chọn lọc, vận động cơ thể nhẹ nhàng thường xuyên, đi bộ loanh quanh, vẫy tay vẫy chân…
  • Nếu có quan hệ khi mang thai thì hai vợ chồng cũng nên sử dụng bao cao su để tránh tình trạng nhiễm trùng và rủi ro mắc bệnh STDs.
  • Bác sĩ thực hiện nhiều bài kiểm tra vùng chậu để bác sĩ xác định vị trí của bé ở trên trong tử cung, ví dụ như: ngôi thai thuận, ngôi thai ngược hay thai ngôi mông, ngôi vai.
  • Các vấn đề bác sĩ sẽ trao đổi với mẹ: Gia đình nên chuẩn bị gì khi đi sinh, những dấu hiệu có thể xuất hiện trong giai đoạn gần sinh nở, các dấu hiệu để mẹ biết là mẹ sẽ sinh thường hay sinh mổ…

Mẹ nên hỏi bác sĩ:

  • Cần chuẩn bị những gì khi đi sinh?
  • Những triệu chứng, dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh?
  • Hỏi thêm bác sĩ về những tình huống có thể xảy ra bất ngờ?
  • Hình thức sinh nở nào là phù hợp với tình trạng cơ thể và thai nhi?
Những lưu ý ở tuần thai 37
Ở tuần thai thứ 37, mẹ bắt đầu để ý đến những cơn gò, cơn chuyển dạ, lưu ý trong ăn uống và giữ sức khỏe ở mức tốt nhất

Câu hỏi thường gặp

1. Cách tăng cân cho thai nhi 37 tuần?

Những nhóm thực phẩm mà mẹ bầu nên thêm vào chế độ ăn để bổ sung dinh dưỡng cho thai nhi:

  • Thêm nhóm thực phẩm giàu đạm: Thêm thịt, cá, trứng, tôm, cua và các loại đậu vào chế độ ăn.
  • Cân bằng lượng tinh bột: Đối với tinh bột mẹ chỉ cần ăn vừa đủ khoảng 2 – 3 chén cơm hàng ngày, các thực phẩm như cơm, mì, bún, bánh phở, khoai…
  • Thêm ngũ cốc vào chế độ ăn: Ngũ cốc và các loại hạt giúp bổ sung chất xơ, đạm thực vật và chất béo tốt cho cơ thể.
  • Chọn các loại sữa phù hợp: Mẹ bầu nên ưu tiên chọn các loại sữa như sữa chua ít béo, sữa tươi không đường tách béo, phô mai… 
  • Các nhóm vitamin và khoáng chất thiết yếu: Các vitamin nhóm A, B, C, D, E, K, canxi, sắt, kẽm, i ốt, axit folic, omega 3.

2. Thai 37 tuần nặng 2kg6 có chuẩn không?

Thai nhi 37 tuần nặng 2kg6 vẫn nằm trong khoảng cân nặng chuẩn từ 2.537 – 3.403 kg.

3. Thai 37 tuần mổ được chưa?

Tuổi thai 37 tuần tương đương với khoảng 8 tháng 1 tuần, đây là khoảng thời gian tương đối non hơn so với những thai nhi đủ tháng. Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết và được sự yêu cầu của bác sĩ thì vẫn có thể mổ bình thường.

4. Thai 37 tuần nước ối bao nhiêu là đủ?

Đến một số tuần cuối thai kỳ, nước ối có biểu hiện suy giảm. Khi thai nhi 20 tuần tuổi, lượng nước ối vào khoảng 350 ml. Sau đó gia tăng lên 670ml vào tuần 25 – 26. Thời điểm thai được 32 – 37 tuần, lượng nước ối nâng cao tới khoảng 800ml hay 1000ml, tới tuần 38, 39, 40 giảm xuống còn khoảng 540 – 600ml cho tới ngày sinh.

Chỉ số nước ối (AFI – Amniotic Fluid index) là phương pháp đo lượng nước ối. Vào cuối tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba phạm vi mức nước ối từ 5cm đến 24cm là bình thường.

Khi có bất kỳ thắc mắc gì mẹ nên hỏi hết với bác sĩ nhé

5. Thai nhi 37 tuần thì tinh hoàn xuống bìu chưa?

Về mặt phát triển tự nhiên của thai nhi, thông thường đối với thai nhi là bé trai, tinh hoàn của bé sẽ xuống bìu ở khoảng tuần thai 32 – 34. Do đó, ở tuần 37 thì tinh hoàn đã xuống bìu rồi. 

Trong một bài nghiên cứu về “sự phát triển của tinh hoàn trong thời kỳ mang thai” được đăng trên Pubmed, các chuyên gia nhận thấy, thời điểm tinh hoàn xuống bìu thường diễn ra ở tuần thai thứ 33.

6. Dấu hiệu sắp sinh tuần 37?

Trường hợp nếu mẹ có dấu hiệu sắp sinh ở tuần thai thứ 37 thì vẫn bé vẫn có thể chào đời bình thường, nếu so với các thai nhi sinh đủ tháng thì sinh ở tuần thứ 37 chỉ non hơn từ 1 – 2 tuần.

Dưới đây là các dấu hiệu sắp sinh trong 1 – 2 ngày tới:

  • Vỡ ối thường là dấu hiệu sắp sinh trước 1 ngày
  • Xuất hiện các cơn co thắt chuyển dạ mạnh, dồn dập
  • Thay đổi dịch tiết âm đạo, xuất hiện dịch nhầy màu hồng
  • cơn đau lưng sẽ trở nên nghiêm trọng và khó chịu hơn
  • Giảm cân nhẹ – Dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh trước 2 ngày
  • Tăng tần suất đi tiểu và đi nặng nhiều hơn bình thường.

7. Những xét nghiệm nào mẹ cần biết?

Các xét nghiệm mẹ cần biết khi đi khám thai nhi tuần 37:

  • Đo cân nặng.
  • Đo đường và đạm trong nước tiểu.
  • Đánh giá cơn co tử cung và biến động tim thai trên monitoring.
  • Đo huyết áp (huyết áp của mẹ có thể cao hơn giai đoạn giữa thai kỳ)
  • Đo nhịp tim thai nhi qua siêu âm, đồng thời kiểm tra ngôi thai của bé.
  • Kiểm tra xem có các triệu chứng sưng phù hoặc giãn tĩnh mạch không.
  • Kiểm tra độ giãn nở và mở rộng của tử cung và đánh giá khả năng sẵn sàng cho em bé chào đời.
Mặc dù tuần thai thứ 37 có thể chưa đến ngày dự sinh, nhưng mẹ và cả gia đình cũng nên tăng cường sự chú ý đến mẹ bầu từ tuần này

Kết luận

Hy vọng với những thông tin mà Hello Bacsi đã chia sẻ ở trên đã giúp mẹ hiểu rõ hơn về sự phát triển của thai nhi và sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 37.

Chuyên mục ‘Thai kỳ’ là nơi cung cấp thông tin và kiến thức dành cho mẹ bầu. Đồng hành cùng mẹ xuyên suốt hành trình mang thai thông qua nội dung hữu ích, được tham vấn y khoa bởi đội ngũ bác sĩ và chuyên gia cộng tác với HelloBacsi.

[embed-health-tool-pregnancy-weight-gain]

Từ khóa » Siêu âm Thai 37 Tuần