Thai Nhi Có Thể Bị Dị Tật Nếu Mẹ Bầu Sử Dụng Thuốc Cúm Bừa Bãi
Có thể bạn quan tâm
Bà bầu bị cúm không chỉ khiến thai nhi tăng nguy cơ bị dị tật, mà còn có thể gây nên hiện tượng sảy thai hoặc sinh non.
Cảm cúm là một bệnh truyền nhiễm thông thường, lây lan qua đường hô hấp nên rất nhiều người mắc phải. Với những người không mang thai thì việc mắc bệnh không có gì nguy hiểm, nhưng với bà bầu thì việc mắc cảm cúm có thể gây nhiều ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
Phụ nữ mang thai là những người dễ mắc cảm cúm bởi trong thời gian mang thai, sức đề kháng của người phụ nữ bị giảm đi, khả năng miễn các dịch bệnh giảm theo. Cảm cúm lây truyền nhanh qua đường hô hấp nên bị cúm khi mang thai là một trong những nỗi lo sợ nhất của các bà bầu.
Virus của dịch cúm không chỉ khiến thai nhi có nguy cơ bị dị tật, mà khi sốt cao cộng với độc tính của virus cũng có thể kích thích co bóp tử cung gây nên hiện tượng sảy thai hoặc sinh sớm. Tuy nhiên, khi đang mang thai, việc dùng thuốc trị bệnh lại không được thoải mái và dễ dàng như bình thường bởi hầu hết các thuốc đều có thể gây hại cho cả mẹ và con cũng như quá trình mang thai.
Với virus cúm nói chung, các tài liệu khẳng định khi người mẹ bị nhiễm bệnh nặng thì tình trạng sốt cao, nhiễm khuẩn và nhiễm độc do virus gây ra có thể gây rối loạn sự trao đổi chất sinh ra độc tố, có ảnh hưởng gián tiếp đến thai nhi làm cho thai bị hỏng và gây sảy thai. Có người cho rằng virus cúm có thể thông qua nhau thai, xâm nhập vào cơ thể thai nhi, gây nên bệnh tim bẩm sinh, bệnh sứt môi, não tụ huyết, không có não và dị dạng đầu nhỏ.
Sốt cao và độc tố còn kích thích tử cung thai phụ co bóp, gây sảy thai hoặc sinh non, nhưng không đưa ra các tỷ lệ gây dị tật có tính thuyết phục. Tuy nhiên, không phải bất cứ loại virus cúm nào cũng gây dị tật cho thai nhi khi người mẹ bị nhiễm virus ở giai đoạn đầu của thời kỳ thai nghén.
Sử dụng bất kì loại thuốc nào bà bầu cũng phải được sự cho phép của bác sĩ
Bà bầu có các biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, ho, cảm lạnh... là dấu hiệu của bệnh cúm hoặc là các triệu chứng của viêm mũi dị ứng. Nếu không sốt và trước đây có tiền sử viêm mũi dị ứng thì khả năng dẫn đến dị tật thai nhi là rất thấp.
Mẹ bầu cũng không nên lo lắng quá mà hãy chú ý chăm sóc sức khỏe tốt hơn, nên theo dõi thai kì sát sao trong những lần siêu âm thai định kì (các mốc quan trọng nhất là thai 7 tuần - 12 tuần - 22 tuần - 32 tuần) hoặc tiến hành làm các xét nghiệm sàng lọc trước sinh như: Double Test và Triple Test. Bà bầu bị cúm trong tuổi thai dưới 12 tuần nên phải hết sức thận trọng vì có thể gây dị tật ở thai nhi.
Ngoài ra, theo thống kê thì cúm A thường ảnh hưởng đến thai nhi hơn các loại cúm khác. Trên thực tế qua nghiên cứu ở nhiều nước, người ta đã thấy rõ virus gây bệnh Rubella có khả năng gây dị tật cho thai với tỷ lệ cao ở giai đoạn này (có thể tới 70-80% với những tổn thương ở mắt và hệ thần kinh...).
Khi có thai trong thời kỳ đầu mà không may bị nhiễm bệnh này thì nên phá thai. Các loại virus khác tuy bị “lên án”, nhưng hậu quả đối với thai nghén thật sự chưa được làm rõ và trên thực tế thì chỉ là mối lo ngại chung chung.
Với những phụ nữ mang thai bình thường, người mẹ không hề có bệnh tật gì trong lúc có thai, thì tỷ lệ dị tật các loại trên thai nhi đã có từ 1-2% trong tổng số thai được sinh ra. Vì thế, những thai có dị tật ở những bà mẹ có tiền căn bị cúm trong thời kỳ đầu của thai nghén rất có thể không phải do virus cúm.
Phụ nữ trong thời gian mang thai vẫn được dùng thuốc kháng sinh, tuy nhiên phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa sau khi đã được khám. Các loại thuốc đều có thể có tác dụng phụ có thể dẫn đến sảy thai, dị tật thai nghén, nhiễm độc thai nghén... nếu được dùng không đúng chỉ định, liều lượng và chức năng.
Như Quỳnh - Theo Chất lượng Việt Nam
Từ khóa » Cúm Có ảnh Hưởng đến Thai Nhi Không
-
Cúm ảnh Hưởng Tới Bà Bầu Và Thai Nhi Như Thế Nào - Vinmec
-
Mẹ Bị Cảm Lạnh Hoặc Cảm Cúm Khi Mang Thai ảnh Hưởng Thế Nào Tới ...
-
Bệnh Cúm ở Bà Bầu ảnh Hưởng Thế Nào đến Thai Nhi?
-
Bà Bầu Bị Cúm A Nên Làm Gì để Hạn Chế ảnh Hưởng Tới Thai Nhi?
-
Bà Bầu Bị Cảm Cúm Có ảnh Hưởng đến Thai Nhi Hay Không?
-
Bị Cúm ảnh Hưởng Tới Bà Bầu Và Thai Nhi Tháng 4-5-6-7-8 Như Thế Nào
-
Bà Bầu Bị Cảm Cần Lưu ý Những Gì để Không ảnh Hưởng Thai Nhi?
-
Cảm Cúm Khi Mang Thai Có ảnh Hưởng đến Thai Nhi? - Bạch Địa Căn
-
Bà Bầu Bị Cảm Cúm ở Tháng Thứ 9 điều Trị Như Thế Nào? - Monkey
-
Đừng Coi Thường Cảm Cúm Khi Mang Thai - Avisure Mama
-
CẢM CÚM KHI MANG THAI - Bệnh Viện Quốc Tế Phương Châu
-
Bà Bầu Làm Gì Khi Mắc Cúm? - Medinet
-
Các Biện Pháp điều Trị Cảm Cúm Tại Nhà Cho Phụ Nữ Mang Thai
-
Mẹ Bị Cúm Khi Mang Thai | Sở Y Tế Nam Định