Thai Nhi Tuần 28 - Huggies
Có thể bạn quan tâm
MỤC LỤC BÀI VIẾT
- Thai 28 tuần là mấy tháng?
- Sự phát triển của thai nhi tuần 28
- Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi mang thai 28 tuần
- Tâm lý mẹ thay đổi ra sao khi mang thai 28 tuần?
- Mẹ mang thai tuần 28 nên làm gì?
- Những triệu chứng, bất thường mẹ có thể gặp khi mang thai tuần 28 cần lưu ý
- Một số câu hỏi thường gặp khi mang thai tuần thứ 28
Khi thai nhi 28 tuần tuổi thì thời điểm đếm ngược đến giai đoạn sinh con đã bắt đầu. Mẹ đã đi được hơn 3/4 chặng đường mang thai và giai đoạn này sẽ làm mẹ ngạc nhiên vì 12 tuần còn lại sẽ qua rất nhanh. Mẹ hãy cùng Huggies tìm hiểu ngay sự phát triển của thai nhi tuần 28 và những thay đổi của cơ thể mẹ trong giai đoạn này thông qua bài viết dưới đây nhé!
>> Tham khảo thêm:
- Chỉ Số Tiểu Đường Thai Kỳ Bao Nhiêu Là An Toàn Và Nguy Hiểm?
- Bảng các chỉ số thai nhi theo tuần chuẩn WHO mới nhất
Thai 28 tuần là mấy tháng?
Khi thai nhi 28 tuần tuổi nghĩa là mẹ đã bước sang giai đoạn giữa của tam cá nguyệt thứ ba, lúc này thai kỳ đã được khoảng 7 tháng. Đây là giai đoạn quan trọng, bé yêu đã phát triển rất nhiều và bắt đầu chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài bụng mẹ.
Sự phát triển của thai nhi tuần 28
Thai 28 tuần nặng bao nhiêu?
Ở tuần thứ 28 của thai kỳ, em bé thường nặng khoảng 1-1,2 kg và dài khoảng 37-38 cm từ đầu đến gót chân, kích thước tương đương với một quả dừa. Tuy nhiên, cân nặng thai nhi có thể khác nhau tùy thuộc vào di truyền và nhiều yếu tố khác. Từ giờ đến vài tuần kế tiếp, bé sẽ tiếp tục tăng cân.
Thai nhi 28 tuần nặng khoảng 1 - 1,2kg và dài khoảng 37 - 38 cm (Nguồn: Sưu tầm)
Thai 28 tuần phát triển như thế nào?
Thai 28 tuần phát triển như thế nào? Dưới đây là một số thay đổi của em bé mẹ có thể tham khảo để cảm nhận rõ được sự phát triển hàng ngày của con:
- Các lớp mỡ đang được tích tụ dưới da của bé và làm da bé căng hơn, đỡ nhăn nheo hơn trước. Các nếp nhăn ở da tay chân và cơ thể sẽ được bồi đắp liên tục, cho đến khi sinh sẽ thấy da của bé trở nên mềm mại hơn và bé nhìn bụ bẫm hơn.
- Não bộ của bé lớn dần và hệ thần kinh từ từ được hoàn chỉnh. Khi bé được sinh ra, bé sẽ có hàng triệu dây thần kinh cảm nhận những động tác và kích thích đầy tình yêu thương của mẹ và để hình thành quá trình tạo các khớp nối các thần kinh với nhau tạo một hệ thống thần kinh trưởng thành. Mẹ không cần đợi cho đến khi bé chào đời mà hãy bắt đầu giao tiếp với bé bằng các cách như nói chuyện, ca hát, xoa bụng và tưởng tượng hình ảnh về bé. Tất cả đều tạo nên mối dây liên kết tình cảm với bé ngay từ trong bụng mẹ. Mẹ có thể tham khảo thêm nhạc cho thai nhi thông minh, cách xử lý thai nhi ít đạp, thai giáo cho bé, ...
- Ở tuần này, bé bắt đầu xoay ngôi trong bụng mẹ, xoay đầu lên, xoay đầu xuống, xoay bên hông và thậm chí xoay đầu ngang rốn. Quá trình xoay đổi ngôi sẽ kết thúc nhanh chóng vì khi bé càng lớn thì càng không còn nhiều chỗ cho bé xoay trở.
- Móng tay của bé đã được hình thành đầy đủ. Vài bé phải được cắt móng tay sau vài ngày sinh vì sợ bé tự làm trầy mặt mình.
>> Tham khảo thêm các giai đoạn phát triển tiếp theo của con:
- Sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi 29 tuần tuổi
- Thai nhi 30 tuần tuổi: Phát triển thai nhi và thay đổi ở mẹ
- Thai 31 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn và lưu ý cho mẹ bầu giai đoạn này
Hình ảnh thai nhi 28 tuần trong bụng mẹ
Hình ảnh thai nhi tuần 28 trong bụng mẹ (Nguồn: Sưu tầm)
Hình ảnh thai nhi 28 tuần đang phát triển trong bụng mẹ (Nguồn: Sưu tầm)
Hình ảnh thai nhi tuần 28 đang hoàn thiện trong bụng mẹ (Nguồn: Sưu tầm)
Mẹ có biết:
Thời điểm này tuy không quá gần ngày sinh, nhưng mẹ có thể chuẩn bị trước để sử dụng miếng lót sơ sinh, tã dán sơ sinh chất lượng cho con yêu. Hành trình chuẩn bị đón chào bé yêu không thể thiếu sự đồng hành của Huggies Skin Perfect! Đây là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.
Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã cho bé đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé > Xem thêm: Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào
Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi mang thai 28 tuần
Bên cạnh sự phát triển và hoàn thiện của thai nhi tuần 28 thì cơ thể mẹ cũng có nhiều sự thay đổi nhanh chóng. Dưới đây là những sự thay đổi của cơ thể mẹ khi mang thai 28 tuần:
- Thai nhi 28 tuần tuổi bắt đầu phát triển hơn và sẽ dịch chuyển xuống chèn vào bàng quang làm cho mẹ cần đi tiểu nhiều hơn bình thường. Thậm chí mẹ sẽ có cảm giác khó chịu vì đi tiểu nhiều lần nhưng vẫn có cảm giác là chưa tiểu hết. Tuy nhiên, mẹ không nên ra khỏi nhà vệ sinh ngay mà hãy cố gắng làm trống bàng quang mình và vệ sinh tốt để tránh nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.
- Chứng mất ngủ vào buổi tối bắt đầu gây khó chịu cho mẹ dù mẹ đang rất mệt mỏi khi mang thai và thèm ngủ. Đây cũng là triệu chứng thông thường trong ba tháng cuối thai kỳ và khó khắc phục. Tuy nhiên, có vài biện pháp như việc duy trì thói quen trước khi đi ngủ của mình, tránh đưa lượng caffeine vào cơ thể vào buổi chiều, nằm ở hướng gió mát nhè nhẹ trong phòng ngủ và đảm bảo giường thật êm ái cùng gối tựa giúp mẹ thay đổi tư thế cho thoải mái. Vài tiếng động dễ chịu như tiếng quạt gió hoặc âm nhạc thư giãn cũng khá hữu ích. Mẹ không nên dùng thuốc an thần và thuốc ngủ vì những loại dược phẩm này có tính rủi ro cao và không có lợi cho thai nhi. Thay vào đó, mẹ nên uống sữa, bổ sung những loại trái cây cho bà bầu, kê thêm gối, nằm nghiêng một bên và kê đùi trên gối ôm dài.
- Mẹ cũng cảm thấy khó chịu với triệu chứng chuột rút (bầu bị chuột rút) do giãn tĩnh mạch ở chân khi mang thai tháng thứ 7. Có thể do áp lực của tử cung mở rộng, chèn lên các mạch máu dẫn xuống chân, chặn các dây thần kinh dẫn từ thân đến chân khiến chân bị chuột rút. Ở một vài trường hợp, phụ nữ mang thai bị giãn tĩnh mạch nơi âm đạo tạo sự khó chịu cực kỳ nếu đang bị trĩ cùng giai đoạn. Vài biện pháp cải thiện như chọn đồ lót có chất liệu lycra phù hợp yêu cầu vừa bó sát và phải co giãn tốt thuận tiện các cử động, chọn vớ dài phù hợp hỗ trợ, ngâm mình hoặc tắm mát và tránh đứng quá lâu. Kiểm tra việc tăng cân và nâng chân và đùi cao bất cứ khi có thể. Chứng giãn tĩnh mạch có thể giảm sau khi sinh vài tháng, nhưng vẫn có thể tiếp tục gây cho mẹ sự khó chịu trong một vài trường hợp.
>> Xem thêm:
- Tại sao em bé gò trong bụng mẹ? Có nguy hiểm không?
- Các loại thực phẩm làm sảy thai mẹ bầu cần tránh
- Bảng tăng cân của mẹ bầu theo từng tam cá nguyệt
Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi mang thai tuần 28 (Nguồn: Sưu tầm)
Tâm lý mẹ thay đổi ra sao khi mang thai 28 tuần?
- Nếu mẹ còn đang đi làm, mẹ sẽ có một chút cảm giác nặng nề và rất khó tập trung khi thai 7 tháng. Nếu mẹ đang làm công việc toàn thời gian thì sẽ có khả năng muốn chuyển sang làm việc bán thời gian cho đến khi mẹ nghỉ thai sản. Lúc này mẹ có thể xin làm việc tại nhà hoặc chuyển sang những công việc nhẹ nhàng hơn để có thể đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
- Nếu mẹ còn phải chăm sóc thêm đứa con lớn trong lúc mang thai thì mẹ sẽ không có thời gian nghỉ ngơi. Hãy thỏa thuận với bố việc chăm sóc con cái và phân chia việc nhà để mẹ có thời gian nghỉ. Sự mệt nhọc có thể làm tâm trạng mọi người trong nhà đi xuống.
- Mẹ có gặp khó khăn trong việc tập trung? Nếu mẹ đang học tập hoặc nghiên cứu thì sẽ thấy tâm trí mình bay bổng ngoài cuốn sách. Tập trung vào những công việc cần làm ngay có thể cần một lực tập trung tinh thần cao độ khi mẹ đang trong giai đoạn thai kỳ cuối. Nếu mẹ đang chần chừ và tìm lý do để không phải làm việc mẹ phải làm, hãy tự cài đặt giờ đồng hồ chính xác khoảng thời gian mình cần phải làm. Hãy tự ép mình phải thật sự tập trung trong vòng một tiếng và nghỉ giải lao. Nó sẽ rất hiệu quả!
>> Tham khảo:
- Cách bổ sung DHA cho bà bầu giúp bé khỏe, thông minh
- Hướng dẫn bổ sung sắt và canxi cho bà bầu đúng cách
- Ngôi thai là gì? Ngôi thai đầu và Các kiểu ngôi thai
Mẹ mang thai tuần 28 nên làm gì?
- Vì đây là lúc bé phát triển khá nhanh và chuẩn bị chào đời nên mẹ sẽ thấy mệt mỏi hơn và cần được nghỉ ngơi. Ở tuần này, mẹ cần chú ý hơn về khẩu phần ăn. Mẹ nên ăn những thức ăn lành mạnh, tránh các thức ăn chứa nhiều đường và Carbohydrate như khoai tây, bánh ngọt, mì ống.
- Mẹ cũng nên bắt đầu tìm hiểu về quá trình phục hồi sức khỏe sau khi bé ra đời và các hoạt động giúp hai mẹ con có được sự kết nối chặt chẽ hơn.
- Mẹ nên tránh tối đa những cảm giác sợ hãi, buồn rầu hay tiêu cực.
- Tham gia câu lạc bộ Huggies và tham khảo các thông tin, kinh nghiệm về việc mang thai và chăm sóc em bé. Đây là lúc mẹ nâng cao kiến thức và tạo cho mình một triết lý về cách nuôi dạy con của riêng mình.
- Hãy bắt đầu chuẩn bị phòng dành cho bé với giường, cũi, xe đẩy, phòng tắm và quần áo,... Có thể vẫn còn hơi sớm để giặt giũ sạch sẽ và sắp xếp gọn gàng nhưng mẹ sẽ cảm nhận niềm vui khi gấp những món đồ nhỏ xinh của bé. Hãy cho những người thân của mẹ biết về sự sắp ra đời của bé để bé có thể nhận được những món quà yêu thương của mọi người.
>> Xem thêm:
- Khi thai nhi 32 tuần tuổi, mẹ bầu cần chú ý và chuẩn bị những gì?Thai nhi 32 tuần tuổi
- Thai tuần 33: Sự thay đổi của mẹ và bé trong khoảng thời gian này
- Sự phát triển thai nhi 34 tuần tuổi và thay đổi của mẹ
Những triệu chứng, bất thường mẹ có thể gặp khi mang thai tuần 28 cần lưu ý
- Chứng tiền sản giật: Mẹ cần lời khuyên của bác sĩ về vấn đề này vì trường hợp tiền sản giật nhẹ thường không có dấu hiệu nhận biết rõ ràng và dễ dàng trở nặng. Đảm bảo là mẹ hiểu rõ và ghi nhớ các triệu chứng sớm như phù nề hay tăng huyết áp.
- Hội chứng Chân không yên (RLS): Nếu mắc phải hội chứng này, mẹ sẽ cần những lời khuyên của bác sĩ để áp dụng phương pháp tự nhiên giúp điều trị các biểu hiện như thấy râm ran ở chân hoặc các khớp. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng thiếu sắt của cơ thể.
- Việc chăm sóc và cho con bú: Chuẩn bị và tìm hiểu trước các vấn đề này khi bắt đầu giai đoạn cuối thai kỳ sẽ cho mẹ sự chuẩn bị tốt nhất và không còn lúng túng khi ngày sinh nở đến gần (tham khảo cách tính ngày dự sanh).
Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà cho hay:
Trong tam cá nguyệt cuối cùng này, việc thúc đẩy sự phát triển trí não của bé là rất quan trọng, vì thế mẹ nên bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho trí não của thai nhi như choline, folate, sắt kẽm, đồng và đặc biệt là DHA. Omega-3 là nhóm những chất béo không bão hòa và không tổng hợp được trong cơ thể. Trong nhóm này, 2 loại acid béo được chú ý nhất với những lợi ích rõ ràng với sức khỏe của thai phụ là DHA và EPA. DHA giúp mẹ bầu phòng chống một số bệnh lý như tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, sản giật,… và đóng vai trò quan trọng trong sự cấu tạo của 20% chất xám trong não bộ và 65% tế bào võng mạc. Còn EPA đóng vai trò là thành phần trong hợp chất giúp tăng cường dẫn truyền thần kinh và hỗ trợ vận chuyển DHA tới thai nhi qua hàng rào nhau thai. Vì thế, mỗi ngày mẹ bầu nên bổ sung khoảng 200mg lượng DHA từ thực phẩm hoặc các loại thực phẩm chức năng chứa Omega 3.”
Huggies hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm những kiến thức về sự phát triển của thai nhi 28 tuần tuổi. Mẹ có thể thêm khảo thêm thông tin liên quan ở mục Mang thai hoặc Thai nhi theo tuần. Ngoài ra, để tìm hiểu thêm sự phát triển của thai nhi, thay đổi cơ thể ở cơ thể mẹ và những lời khuyên dành cho mẹ bầu trong các tuần tiếp theo:
- Thai 35 tuần nặng bao nhiêu? Sự phát triển của bé, lưu ý quan trọng
- Thai 36 tuần nặng bao nhiêu kg? Sự phát triển của thai nhi tuần 36
- Thai 37 tuần phát triển như thế nào? Lưu ý gì cho mẹ
- Thai 38 tuần: Sự phát triển của bé, dấu hiệu chuyển dạ mẹ cần lưu ý
- Thai nhi 39 tuần đủ ngày chưa, dấu hiệu chuyển dạ là gì
- Thai nhi 40 tuần tuổi: Sự phát triển của bé và thay đổi ở mẹ
Một số câu hỏi thường gặp khi mang thai tuần thứ 28
Thai 28 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn?
Khi thai 28 tuần, em bé thường nặng khoảng 1-1,2 kg và dài khoảng 37-38 cm từ đầu đến gót chân, kích thước tương đương với một quả dừa.
Thai nhi 28 tuần tuổi đạp như thế nào?
Ở tuần thai thứ 28, bé đã phát triển mạnh mẽ và các cử động của bé sẽ rõ ràng hơn và đều đặn hơn so với những tuần trước. Thai nhi thường xuyên đạp, xoay mình và thực hiện các động tác như cuộn tròn hoặc căng duỗi tay chân. Cảm giác đạp ở tuần này có thể diễn ra theo nhịp điệu đều đặn, mạnh mẽ và đôi khi có thể khiến mẹ cảm nhận rõ rệt qua thành bụng.
>> Nguồn tham khảo:
- 28 Weeks Pregnant: Symptoms, Tips, and More | Healthline
- 28 weeks pregnant - Week-by-week guide - NHS
- 28 Weeks Pregnant: Symptoms, Cramping, Baby Size & More | BabyCenter
Bố mẹ tìm kiếm nhiều nhất: tã dán sơ sinh Huggies, Huggies newborn, tã dán Huggies size s, tã dán Huggies size m, tã dán Huggies size l, tã dán Huggies size xl, miếng lót sơ sinh Huggies 100 miếng, tã quần Huggies size m, tã quần Huggies size l, tã quần Huggies size xl, tã quần Huggies size xxl, Huggies platinum, tã dán Huggies platinum, tã quần Huggies platinum
Từ khóa » Hình ảnh Siêu âm Thai Nhi 28 Tuần
-
Siêu âm Thai 28 Tuần Tuổi Mẹ Cần Lưu ý điều Gì?
-
Thai 28 Tuần Phát Triển Mạnh Mẽ Về Kích Thước Và Cân Nặng - Eva
-
Siêu âm 4D Thai 28 Tuần Nên Hay Không? [Chuyên Gia Tư Vấn]
-
Sự Phát Triển Của Thai Nhi Tuần 28 | Vinmec
-
Sức Khỏe Thai Nhi Tuần 28 đến 31, Trường Hợp Sinh Non-Bobby
-
Các Mốc Siêu âm Cơ Bản Trong Thai Kỳ Mẹ Bầu Không Thể Bỏ Qua
-
Thai 28 Tuần Là Mấy Tháng, Chỉ Số Thai , Hình ảnh, Cân Nặng
-
Mang Thai Tuần 28: Chu Kỳ Thức – Ngủ Của Trẻ - YouMed
-
Tam Cá Nguyệt Thứ Ba Bắt đầu, Thai 28 Tuần Phát Triển Như Thế Nào?
-
Chỉ Số Siêu âm Thai Tuần 28
-
【Chi Tiết】Siêu Âm Thai 28 Tuần Tuổi Có Ý Nghĩa Như Thế Nào?
-
Siêu âm Thai 28 Tuần Tuổi: Bé đã Quay đầu Chưa, Cân Nặng Bao Nhiêu
-
Tìm Hiểu Về Sự Phát Triển Của Thai Nhi 28 Tuần Tuổi - Bệnh Viện Thu Cúc