Thẩm định Dự án đầu Tư: Cách Tính NPV, IRR Và ứng Dụng Thực Tế

4.3/5 - (23 votes)

Những ai đang, đã học ngành tài chính, quản trị kinh doanh,..chắc không lạ gì bài toán ra quyết định về việc một dự án có nên đầu tư hay không khi cho các số liệu về dòng tiền vào ra của một số năm trong tương lai.

Có thể các bạn thấy rằng chẳng biết bao giờ mình mới có thẩm quyền quyết định một dự án nào đó có nên đầu tư hay không nên cảm thấy bài toán hơi xa vời nhưng thực tế đây là bài toán khá phổ biến trong thực tế.

Ví dụ:

Năm 2016, Hòa phát dự định tiếp tục xây dựng giai đoạn II Dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất. Để xây dựng dự án, Hòa phát có hai con đường hoặc là vay ngân hàng hoặc chào bán cổ phiếu ra công chúng.

Nếu vay ngân hàng, Hòa phát sẽ trả lãi đều theo thỏa thuận với ngân hàng bất chấp dự án lỗ lãi thế nào. Lãi suất trả ngân hàng được trừ trực tiếp vào chi phí tài chính của DN.

Nếu chào bán cổ phiếu ra công chúng, Hoá phát sẽ trả cổ tức cho các cổ đông nắm giữ cổ phiếu đó. Lãi nhiều thì chia nhiều và lãi ít thì chia ít. Cổ tức được chi trả trong phần lợi nhuận sau thuế.

Hòa phát chọn cả hai con đường, và theo con đường nào thì Hòa Phát cũng phải có số liệu về hiệu quả đầu tư để thuyết phục ngân hàng và những người mua cổ phiếu. Hiệu quả đầu tư cao thì lãi ngân hàng thấp, giá bán cổ phiếu cao; hiệu quả đầu tư thấp thì lãi ngân hàng cao, giá bán cổ phiếu thấp

Cụ thể thời điểm đó Hòa Phát đã phát hành cổ phiếu với thông tin như sau:

Giá chào bán 20.000 đồng phụ thuộc vào mức độ rủi ro, khả năng sinh lời của dự án và giá cổ phiếu hòa phát tại thời điểm chào bán. Phương pháp tính giá chào bán cụ thể như thế nào nếu bạn quan tâm có thể tìm hiểu sâu trong bản Cáo bạch của Hòa phát ở cuối entry này.

Trong bản cáo bạch, có một bảng rất ngắn gọn về hiệu quả đầu tư dưới góc nhìn tài chính như sau:

NPV (Net Present Value – Giá trị hiện tại thuần): là hiệu số của giá trị hiện tại dòng tiền vào trừ đi giá trị hiện tại dòng tiền ra

Co : Chi phí đầu tư ban đầu (năm 0 )

Ct: Dòng tiền thuần tại thời gian t ( thường tính theo năm)

r: tỷ lệ chiết khấu

n : thời gian thực hiện dự án ( thường tính theo năm)

Ví dụ:

Bạn dự định mở một quán cafe ở … tháp rùa giữa hồ hoàn kiếm (hy vọng bạn thuê được :P). Chi phí đầu tư ban đầu dự kiến là 100.000 usd bao gồm sơn sửa lại tháp rùa, mua bàn ghế, mua các loại máy móc, bắc một cái cầu phao từ bờ ra đảo rùa,…

Sau khi hoàn tất bắt đầu đi vào khai thác, năm đầu tiên bạn dự kiến phải chi ra là 50.000 usd bao gồm các chi phí như bảo tu máy móc, mua nguyên vật liệu, trả lương nhân viên, trả thuế, lãi vay ngân hàng, tiền thả rùa giống quanh đảo, tiền thức ăn cho rùa…(các dòng tiền ra) và thu vào 60.000 usd là tiền thu được nhờ bán các cốc cafe cho khách hàng, lãi thu được nhờ vốn lưu động gửi ngân hàng, tiền bán rùa….Cứ như vậy bạn dự đoán dòng vào và ra cho 6 năm liên tiếp để có bảng dưới:

Giả định tỷ lệ chiết khấu là 10% thì NPV được tính như sau:

Năm đầu tiên thực tế bạn thu được là 10.000 usd nhưng 10.000 usd của một năm nữa chỉ có giá trị tương ứng với 9.091 usd của ngày hôm nay. Đại loại là nếu bạn gửi 9.091 usd vào ngân hàng với lãi suất 10%/năm thì 1 năm nữa bạn sẽ có 10.000.

Năm thứ hai bạn có 25.000 usd nhưng 25.000 usd của 2 năm nữa chỉ có giá trị tương ứng với 20.661 usd của ngày hôm nay. Có nghĩa nếu hôm nay bạn gửi 20.661 usd vào ngân hàng thì 2 năm nữa bạn sẽ có 25.000 usd (theo lãi suất kép, lãi suất thu được của năm thứ nhất tiếp tục cộng vào tiền gốc để tính lãi của năm thứ hai).

Tương tự như vậy, tới năm thứ 6 bạn thu được 55.000 usd nhưng nếu quy về số tiền của ngày hôm nay chỉ tương ứng với 31.046 usd. Nếu bạn gửi ngân hàng 31.046 usd với lãi suất 10%/năm theo hình thức lãi kép thì 6 năm nữa bạn có 55.000 usd.

Như vậy bản chất của NPV là quy đổi số tiền của tương lai về giá trị của hiện tại vì vậy tên của nó là Giá trị hiện tại thuần.

Câu hỏi đặt ra: Tại sao phải phức tạp hóa như vậy ? Giả định nếu như tỷ lệ chiết khấu bằng 0% ta sẽ được như bảng dưới

NPV mỗi năm bằng luôn dòng tiền của năm đó, con số là 135.000; lớn hơn gấp đôi con số 58.811 nếu có quy đổi. Số chênh lệch rất đáng kể, có thể biến một NPV đang là số dương thành số âm. Có nghĩa là bạn lỗ nhưng cứ nghĩ là mình lãi.

Tỷ lệ chiết khấu thường là chi phí sử dụng vốn là tỷ lệ lợi nhuận của phương án tốt nhất mà doanh nghiệp có thể lựa chọn

  • Dùng tiền đó gửi ngân hàng lấy lãi suất tiền gửi
  • Đầu tư vào cổ phiếu
  • ….

Các bài tập ở nhà trường sẽ cho trước con số tỷ lệ chiết khấu cụ thể nhưng bạn nên hiểu ý nghĩa của con số này.

Nếu NPV dương thì dự án đáng được đầu tư vì nó thu được lợi nhuận lớn hơn phương án thay thế (là phương án dùng để tính tỷ lệ chiết khấu). Nếu tính cho 2 dự án đầu tư độc lập thì NPV nào lớn hơn thì dự án đó đáng được đầu tư hơn.

IRR ( Internal Rate of Return -Tỷ suất hoàn vốn nội tại)

Giả sử bạn có 300 triệu và đang đứng trước lựa chọn có nên mở một cửa hàng game hay không. Sau một hồi tính tính toán toán bạn thấy rằng nếu mở cửa hàng bạn sẽ có lợi tức 5% (Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE – Return of Equity) . Bạn có lên đầu tư hay không? Nếu chỉ xét đơn thuần dưới góc độ tài chính thì bạn không nên đầu tư vì nó thấp hơn lãi suất tiền gửi 6% của ngân hàng. Có nghĩa rằng lợi nhuận thu được thấp hơn chi phí  sử dụng vốn.

Nếu phương pháp NPV cho ra một giá trị của tiền (dương hoặc âm) thì IRR cho ra một tỷ lệ % để từ đó nếu % đó lớn hơn chi phí vốn (tỷ lệ chiết khấu) thì nên đầu tư còn thấp hơn thì không nên.

Trong bản cáo bạch của Tập đoàn Hòa phát khi mở rộng giai đoạn II của nhà máy sản xuất thép Dung Quất thì IRR có giá trị là 12%, cao hơn so với chi phí sử dụng vốn nên nó là dự án đáng được đầu tư.

Công thức tính IRR

Ví dụ cũng với số liệu khi tính NPV ở phía trên ta tính ra IRR = 23% ở phía dưới:

Nếu IRR tính được lớn hơn chi phí sử dụng vốn thì là dự án đáng được đầu tư; nếu nhỏ hơn thì không đáng. Chi phí sử dụng vốn cũng giống như trong tính NPV phía trên là phương án thay thế tốt nhất ( Thông thường nếu là một bài toán trên lớp thì người ta sẽ cho con số này).

Cả hai phương pháp đều chỉ nhằm ra quyết định đầu tư hay không đầu tư vậy thì việc gì phải tính theo cả hai phương pháp làm gì, giống như Hòa phát đã làm?

Đó là vì nó cho ra một con số tuyệt đối và một số tương đối. Ví dụ doanh nghiệp A có lợi nhuận sau thuế năm 2017 là 10 tỷ; Doanh nghiệp B là 12 tỷ. Số liệu này không cho ta biết được doanh nghiệp nào hiệu quả hơn vì nếu A có số vốn 100 tỷ còn B chỉ có vốn 10 tỷ thì B ro ràng là hoạt động hiệu quả hơn (ROE của A = 10/100=10% và ROE của B= 12/10=120%)

Việc tính toán dòng tiền vào ra rất phức tạp với các dự án đầu tư lớn. Đôi khi người lập dự toán cố tính để cho NPV dương bằng cách thổi phồng dòng tiền đầu vào ví dụ như doanh số dự đoán thực tế chỉ 40.000 usd nhưng lại tăng lên 60.000 usd. Tương tự ở dòng tiền ra, giá nguyên vật liệu có thể giảm đi so với dự đoán để giảm dòng tiền ra.

NPV, IRR chỉ là một góc nhìn tài chính; nhà đầu tư con phải xem xét nhiều yếu tố khác nữa; bạn có thể tham khảo trong bản cáo bạch của tập đoàn Hòa Phát

Tài liệu đọc thêm

Bản cáo bạch của tập đoàn Hòa Phát tháng 6/2017  hpg-ban-cao-bach-chao-ban-co-phieu-ra-cong-chung

Bản cáo bạch của công ty nhựa pha lê 5/2017 từ trang 88:  ban cao bach cua nhua pha le 2017

Bản cáo bạch của Sợi thế kỷ tháng 7/2017 trang 77 : Ban cao bach soi the ky 2017

Bản cáo bạch của may nhà bè trong đó số liệu khá rõ trang 68 : Ban cao bach may nha be

File excel tính toán NPV, IRR: Tinh NPV

Từ viết tắt trong entry này

NPV = Net Present Value : Giá trị hiện tại thuần

Giả sử bạn gửi 1 tỷ vào ngân hàng với lãi suất 5%/năm. Kết thúc năm đầu tiên số tiền đó trở thành 1.050.000.000. Nếu bạn rút 50tr tiền lãi ra rồi gửi tiếp 1 tỷ gốc ban đầu; cứ lặp lại như vậy qua các năm thì bạn có lãi đơn. Nếu bạn gửi cả gốc và lãi vào ngân hàng và lặp lại như vậy cho các năm thì bạn thu được lãi kép. Lấy 72 chia cho lãi suất thì ra số năm cần thiết để một khoản tiền ở hiện tại tăng gấp đôi. Ví dụ với lãi suất 5%/năm thì mất 14 năm để 1 tỷ đó trở thành 2 tỷ.

Giá trị hiện tại thuần là giá trị của ngày hôm nay cho khoản tiền của tương lai. Ở ví dụ trên thì 1.050.000.000 vào kết thúc năm thứ nhất có giá trị của ngày hôm nay bằng 1.000.000.000. Tính toán giá trị hiện tại thuần là tính ngược của lãi kép; lãi kép thì tính tiền tương lai của một khoản tiền ngày hôm nay, còn tính NPV là tính giá trị của ngày hôm nay cho khoản tiền của tương lai.

IRR = Internal Rate of Return : Tỷ suất hoàn vốn nội tại

C = Cast flow : Dòng tiền

r = Discount rate : Tỷ suất hoàn vốn

ROE = Return of Equity : Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

Bài viết liên quan

  • Thông minh tài chính (P12-8 : Báo cáo lưu chuyển tiền tệ)Thông minh tài chính (P12-8 : Báo cáo lưu chuyển tiền tệ)
  • Thông minh tài chính (P13-1 : Các chỉ số hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp)Thông minh tài chính (P13-1 : Các chỉ số hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp)
  • Lý thuyết tiền lương hiệu quả là gì ?Lý thuyết tiền lương hiệu quả là gì ?
  • Kiến thức để hiểu chương trình Shark TankKiến thức để hiểu chương trình Shark Tank
  • Chính phủ nên đánh Thuế thu nhập hay Thuế tiêu dùng ?Chính phủ nên đánh Thuế thu nhập hay Thuế tiêu dùng ?
  • Kinh tế học: Ảnh hưởng của việc tăng VAT 12% dưới góc độ kinh tế họcKinh tế học: Ảnh hưởng của việc tăng VAT 12% dưới góc độ kinh tế học
  • Sách: Donald Trump – Đã đến lúc phải cứng rắn (P1: Making America #1 Again)Sách: Donald Trump – Đã đến lúc phải cứng rắn (P1: Making America #1 Again)
  • Mục lục bài viết theo chủ đềMục lục bài viết theo chủ đề

Comments

comments

Từ khóa » Cách Tính Chỉ Số Npv Và Irr