Thẩm định Giá Là Gì? - Luật Sư X

Mọi giá trị của tài sản là vật; giấy tờ có giá; quyền tài sản suy cho cùng cũng được biểu thị qua tài sản là “tiền”; tiền thể hiện sự rõ nhất cho mọi tài sản và dễ tác động tới nhận thức của con người. Vậy nên, hoạt động thẩm định giá ra đời có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm xác định các giá trị tương đương giữa tiền – vật, thường được áp dụng trong hoạt động thanh lý tài sản, góp vốn doanh nghiệp, thế chấp tài sản,… Cùng tìm hiểu Thẩm định giá là gì cùng Luật sư X.

Căn cứ pháp lý

Luật giá 2012

Thẩm định giá là gì?

Thẩm định giá là việc của các cá nhân; tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản có xem xét đến các yếu tố về địa điểm và thời điểm; tiêu chuẩn thẩm định giá nhằm phục vụ cho một mục đích nhất định.

Chủ thể của hoạt động thẩm định giá có thể là cơ quan; tổ chức có chức năng thẩm định giá và chỉ những cơ quan có chức năng thẩm định giá mới được thực hiện việc xác định giá trị tài sản.

Đặc điểm của thẩm định giá

Chủ thể của thẩm định giá là các cá nhân, cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá

Điều này có nghĩa rằng, không phải cơ quan; tổ chức hay cá nhân nào đều có thể thực hiện hoạt động thẩm định giá mà chỉ có những cá nhân; tổ chức có chức năng thẩm định giá mới có quyền được thực hiện việc thẩm định giá. Chúng ta nhận thấy chủ thể tham gia thẩm định giá có chức năng thẩm định giá; có nghĩa là chủ thể phải được công nhận có chức năng thẩm định giá mới được hoạt động thẩm định giá; nếu không có chức năng thì kết quả thẩm định giá không có giá trị về mặt pháp lý.

Nội dung của hoạt động thẩm định giá là xác định giá trị bằng tiền của tài sản.

Thẩm định giá là xác định giá trị của hàng hóa phù hợp với thị trường tại một thời điểm; địa điểm nhất định. Việc xác định giá trị là hoạt động rất khách quan; độc lập thực hiện dựa trên các tiêu chuẩn về thẩm định giá. Tài sản xuất hiện trên thị trường với rất nhiều đặc tính khác nhau và việc xác định đúng giá trị bằng tiền với đặc tính kỹ thuật được yêu cầu đòi hỏi chủ thể thẩm định giá phải hiểu và nắm bắt đúng thị trường.

Đối tượng của thẩm định giá là tài sản

Tài sản là một khái niệm rất chung chỉ những vật; quyền thuộc sở hữu của một cá nhân; tổ chức nào đó. Như vậy, tài sản ở đây có định nghĩa nhấn mạnh quyền sở hữu hơn là việc xác định nó là cái gì. Tuy nhiên; trên thực tế, có thể xác định đối tượng được hưởng đến chủ yếu là động sản; bất động sản; doanh nghiệp;..như vậy, những gì có thể được định giá thành tiền đều có thể là đối tượng của thẩm định giá. Tuy nhiên những tài sản đó cũng phải đáp ứng những điều kiện nhất định như được phép lưu thông trên thị trường; có thể nhận thức được sự hiện diện của tài sản bằng những cách thức nhất định.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thẩm định giá gồm địa điểm; thời điểm, mục đích, tiêu chuẩn thẩm định giá.

Giá thị trường đã trở thành một yếu tố tất yếu của thị trường, bất cứ hàng hóa nào lưu thông trên thị trường đều bị chi phối bởi giá thị trường và không chỉ trong phạm vi một quốc gia, mà còn ảnh hưởng bởi giá thị trường thế giới. Thẩm định giá bị ảnh hưởng bởi địa điểm và thời điểm do giá thị trường biến đổi nhanh chóng tại thời điểm này, giá trị bằng tiền của tài sản có thể rất thấp nếu như nhu cầu của người mua giảm nhưng có thể thay đổi chỉ trong một thời gian ngắn nếu lại có sự biến đổi về nhu cầu hay sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp.

Bên cạnh đó, giá tài sản tại nơi có giao thông thuận lợi hoặc giữa vùng này với vùng khác cũng có những sự khác nhau nhất định. Cho nên, khi xác định giá trị của tài sản cần phải quan tâm đến yếu tố về thời điểm và địa điểm.

Mục đích của thẩm định giá

– Làm cơ sở xét duyệt chi nguồn vốn ngân sách Nhà Nước.

– Mua bán, chuyển nhượng, mua bán xử lý nợ, xử lý tài sản thế chấp, tài sản tồn đọng;

– Thế chấp vay vốn Ngân hàng;

-Góp vốn liên doanh, giải thể, sáp nhập, chia tách, mua bán doanh nghiệp;

– Thành lập Doanh nghiệp; Mua bán sáp nhập (M&A)

– Cổ phần hóa Doanh nghiệp hoặc chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp;

– Bán đấu giá Tài sản, xét thầu các dự án

– Đền bù, bảo hiểm, khiếu nại, giải quyết, xử lý tài sản tranh chấp trong các vụ án;

– Hoạch toán kế toán, tính thuế;

– Tư vấn và lập dự án đầu tư, duyệt dự toán các dự án, công trình;

– Làm cơ sở tính tiền sử dụng đất để nộp ngân sách Nhà nước khi nhận giao đất hay thuê đất

– Chứng minh tài sản, du học, du lịch, đầu tư nước ngoài….;

Vai trò của thẩm định giá

Đất nước ta đã và đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với tốc độ ngày càng nhanh hơn, mạnh mẽ hơn và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong nền kinh tế quốc dân. Do đó nhu cầu về dịch vụ thẩm định giá tài sản đã trở nên thiết yếu đối với các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp, các nhà đầu tư và các cá nhân… Vì vậy vai trò thẩm định giá tài sản là đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế thị trường. Dưới đây là một số vai trò của dịch vụ thẩm định giá:

– Thẩm định giá đúng giá trị thị trường góp phần làm minh bạch thị trường, thúc đẩy phát triển thị trường tài sản trong nước cũng như trên toàn thế giới

– Tạo điều kiện thuận lợi cho toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế khu vực, thế giới

– Tư vấn về giá trị tài sản, giá cả tài sản và các bên liên quan và công chứng đầu tư đưa ra các quyết định liên quan đến việc mua bán, đầu tư, đánh thuế, bảo hiểm, cho vay tài sản

– Định giá đúng giá thị trường của các nguồn lực góp phần để cơ chế thị trường tự động phân bổ tối ưu các nguồn lực và nền kinh tế đạt hiệu quả Pareto.

– Bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của công dân, đáp ứng được các yêu cầu đa dạng của các thành phần trong xã hội trong thời kỳ hội nhập Quốc tế.

Quy định chung về hoạt động thẩm định giá theo pháp luật

Hoạt động thẩm định giá

Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.

Chỉ có những tổ chức đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Luật này được hoạt động thẩm định giá. Và cá nhân không được hoạt động thẩm định giá độc lập.

Nguyên tắc hoạt động thẩm định giá

– Tuân thủ pháp luật, tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.

– Chịu trách nhiệm về hoạt động thẩm định giá theo quy định của pháp luật.

– Bảo đảm tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ, tính trung thực, khách quan của hoạt động thẩm định giá và kết quả thẩm định giá.

– Bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật.

Quy trình thẩm định giá tài sản

Qúa trình thẩm định giá được tiến hành theo quy trình quy định tại Điều 30 Luật giá 2012. Bao gồm:

1. Xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định giá và xác định giá trị thị trường hoặc phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá.

2. Lập kế hoạch thẩm định giá.

3. Khảo sát thực tế, thu thập thông tin.

4. Phân tích thông tin.

5. Xác định giá trị tài sản cần thẩm định giá.

6. Lập báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và gửi cho khách hàng, các bên liên quan.

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về:

Thẩm định giá là gì?

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan.

Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X; để được hỗ trợ; giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua:

Hotline: 0833 102 102

Xem thêm:

Hệ số sử dụng đất là gì?

Đăng ký quyền sử dụng đất là gì?

Quy định về đền bù đất tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

Câu hỏi thường gặp

Thẩm định giá là gì?

Thẩm định giá là việc của các cá nhân; tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản có xem xét đến các yếu tố về địa điểm và thời điểm; tiêu chuẩn thẩm định giá nhằm phục vụ cho một mục đích nhất định.

Đặc điểm của thẩm định giá là gì?

– Chủ thể của thẩm định giá là các cá nhân, cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá– Nội dung của hoạt động thẩm định giá là xác định giá trị bằng tiền của tài sản.– Đối tượng của thẩm định giá là tài sản– Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thẩm định giá gồm địa điểm; thời điểm, mục đích, tiêu chuẩn thẩm định giá.

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Nguyên Lý Thẩm định Giá Là Gì