Thẩm định Giá Là Gì? Quy định Chung Về Thẩm định Giá Như Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
Khái niệm thẩm định giá
Theo Khoản 15 Điều 4 Luật Giá 2012 định nghĩa thẩm định giá như sau:
“15. Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.”
Hoạt động thẩm định giá
+ Tổ chức đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Luật này được hoạt động thẩm định giá.
+ Cá nhân không được hoạt động thẩm định giá độc lập.
+ Hoạt động thẩm định giá phải tuân thủ quy định về thẩm định giá của Luật này.
Nguyên tắc hoạt động thẩm định giá
Hoạt động thẩm định giá tuân theo nguyên tắc như sau:
+ Tuân thủ pháp luật, tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.
Trong đó, tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam như sau:
Hệ thống Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam gồm các tiêu chuẩn hướng dẫn về nhũng quy tắc đạo đức hành nghề thẩm định giá tài sản; những nguyên tắc kinh tế chi phối hoạt động thẩm định giá tài sản; giá trị thị trường và giá trị phi thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá tài sản; phân loại tài sản; quy trình thẩm định giá tài sản; báo cáo kết quả thẩm định giá, hồ sơ và chứng thư thẩm định giá tài sản; các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá.
Bộ Tài chính ban hành và hướng dẫn thực hiện Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam để áp dụng trong hoạt động thẩm định giá trên lãnh thổ Việt Nam.
+ Chịu trách nhiệm về hoạt động thẩm định giá theo quy định của pháp luật.
+ Bảo đảm tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ, tính trung thực, khách quan của hoạt động thẩm định giá và kết quả thẩm định giá.
+ Bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật.
Tài sản thẩm định giá
Bao gồm có:
+ Tài sản của tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá.
+ Tài sản mà Nhà nước phải thẩm định giá theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Kết quả thẩm định giá
+ Kết quả thẩm định giá được sử dụng làm một trong những căn cứ để cơ quan, tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc có quyền sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật và các bên liên quan xem xét, quyết định hoặc phê duyệt giá đối với tài sản.
+ Việc sử dụng kết quả thẩm định giá phải đúng mục đích ghi trong hợp đồng thẩm định giá hoặc văn bản yêu cầu thẩm định giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Kết quả thẩm định giá chỉ được sử dụng trong thời hạn có hiệu lực được ghi trong báo cáo kết quả thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá.
Tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá
+ Tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về hội và quy định của pháp luật về thẩm định giá.
+ Tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá được tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ về thẩm định giá và thực hiện nhiệm vụ liên quan đến hoạt động thẩm định giá theo quy định của pháp luật.
Cụ thể như sau:
Tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về hội và quy định của pháp luật về thẩm định giá.
Tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá được tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ về thẩm định giá và thực hiện những nhiệm vụ liên quan đến hoạt động về thẩm định giá sau:
+ Nghiên cứu, cập nhật tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế để đề xuất với Bộ Tài chính xem xét ban hành hoặc bổ sung sửa đổi Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam cho phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam và thông lệ quốc tế;
+ Phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức thi cấp Thẻ thẩm định viên về giá;
+ Phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định giá và việc chấp hành các quy định của Nhà nước về thẩm định giá đối với doanh nghiệp thẩm định giá là hội viên;
+ Cung cấp thông tin cho Bộ Tài chính về hoạt động của hội viên để phục vụ công tác quản lý nhà nước về thẩm định giá;
+ Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động thẩm định giá; phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện công tác tuyên truyền về cơ chế, chính sách quản lý điều hành của Nhà nước trong lĩnh vực giá;
+ Tham gia hoạt động hợp tác quốc tế về thẩm định giá theo quy định của pháp luật về hội.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Giá 2012
Luật Hoàng Anh
Từ khóa » Nguyên Tắc Thẩm định Giá Là Gì
-
Các Nguyên Tắc Cơ Bản áp Dụng Trong Thẩm định Giá
-
Các Nguyên Tắc áp Dụng Trong Thẩm định Giá Bất động Sản
-
CÁC NGUYÊN TẮC THẨM ĐỊNH GIÁ
-
Thẩm định Giá Là Gì? Nguyên Tắc Thẩm định Giá Hiện Hành - Luật ACC
-
8 Nguyên Tắc Trong Thẩm định Giá Bất động Sản
-
“Bỏ Túi” Các Nguyên Tắc Thẩm định Giá Bất động Sản Quan Trọng
-
Bản Chất Và Nguyên Tắc Hoạt động Thẩm định Giá Tài Sản Trong Nền ...
-
Phân Biệt định Giá Và Thẩm định Giá Tài Sản.
-
Thẩm định Giá Là Gì? Khái Niệm Và đặc điểm Về Thẩm định Giá?
-
Tiêu Chuẩn Thẩm định Giá Số 4: Nguyên Tắc Kinh Tế Chi Phối Hoạt ...
-
[DOC] Pháp Luật định Giá - Bộ Tài Chính
-
[DOC] Chương I Tổng Quan Về Thẩm định Giá - Bộ Tài Chính
-
Định Giá Doanh Nghiệp Là Gì ? Cơ Sở Giá Trị Của ... - Luật Minh Khuê
-
Thẩm định Giá Bất động Sản - Công Ty CP Tài Chính VIICY Việt Nam