Tham Khảo 10+ Thực đơn ăn Dặm Cho Bé 6 Tháng Tuổi - Monkey
Có thể bạn quan tâm
Bé 6 tháng tuổi cần những thành phần dinh dưỡng gì?
Chất đạm
Đây là thành phần đầu tiên và quan trọng nhất trong việc ăn dặm cho bé 6 tháng mà ba mẹ cần bổ sung đầy đủ cho bé. Chất này có tác dụng tăng thêm năng lượng để bé hoạt động và vui chơi suốt cả ngày. Nếu bé thiếu chất đạm trong khẩu phần ăn thì bé sẽ bị thiếu chất, mất tập trung và tăng cân chậm hơn.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng chất đạm đối với bé ăn dặm 6 tháng có vai trò đặc biệt quan trọng. Chất đạm có nhiều trong các thực phẩm có nguồn gốc từ thủy, hải sản như: Tôm, cua, cá, tép, ngao, sò…
Bên cạnh đó, ba mẹ cũng nên bổ sung trong thực đơn ăn dặm của bé các món ăn giàu đạm đến từ các loại thịt đỏ như: Thịt bò, thịt ếch, thịt lợn, gà…vv để đảm bảo cung cấp đủ chất cho bé phát triển.
Chất béo
Trong thực đơn dành cho các bé 6 tháng bắt đầu hành trình ăn dặm thì ba mẹ nên nhớ cần chuẩn bị một phần chất béo phù hợp với lứa tuổi. Chất béo có vai trò đặc biệt quan trọng giúp cơ thể hoạt động tốt, trí não tập trung và hạn chế các bệnh ở trẻ em.
Ba mẹ có thể sử dụng các thực phẩm giàu chất béo trong tự nhiên để chế biến cho bé như: Lạc, các loại đậu, dầu ăn cho bé…có nguồn gốc từ động vật và thực vật. Khi bé bắt đầu ăn dặm 6 tháng, ba mẹ có thể cho bé làm quen với chất béo khác nhau với lượng lớn dần để hệ tiêu hóa hoàn thiện dần dần. Đầu tiên, không nên dùng dầu mà hãy đợi bé ăn dặm 1 - 2 tháng sau đó mới dùng sẽ an toàn hơn.
Bột đường
Trong nhóm các chất dinh dưỡng dành cho bé ở thời điểm này thì không thể không nhắc đến chất bột đường. Đây là chất dinh dưỡng cơ bản giúp bé có năng lượng hoạt động và phát triển, hoàn thiện các kỹ năng quan trọng.
Tháp dinh dưỡng của các bé 6 tháng cũng cho rằng chất bột đường nằm ở đáy tháp, có nhu cầu với số lượng nhiều nhất và cần được đảm bảo bé ăn mỗi ngày. Ba mẹ cần chú ý đến chất này để chuẩn bị thực đơn cân bằng, đủ chất và đảm bảo hợp khẩu vị để bé ăn dặm hợp tác hơn, vui vẻ và tăng cân tốt hơn.
Vitamin và khoáng
Hành trình ăn dặm cho bé 6 tháng cũng cần được ba mẹ cung cấp và bổ sung vitamin và khoáng chất. Hai thành phần này mặc dù chỉ chiếm số lượng rất ít nhưng lại đóng vai trò thiết thực đối với sự phát triển của bé.
Nếu bé bị thiếu các thành phần này thì cơ thể sẽ bị kém hấp thu thường xuyên ốm vặt và có chỉ số IQ thấp hơn các bé khác. Vì thế, ở độ tuổi 6 tháng ăn dặm, ba mẹ cần cho bé bổ sung các loại vitamin quan trọng như vitamin D3, DHA, sắt, kẽm, vitamin A, B, B1….từ thực phẩm hoặc các loại thực phẩm chức năng dành riêng cho bé.
Chất xơ
Thành phần cuối cùng mà ba mẹ cần tìm hiểu và tham khảo thông tin trước khi bắt đầu hành trình cho bé ăn dặm đó chính là chất xơ. Chất xơ có thể cải thiện hệ tiêu hóa giúp bé ít nguy cơ bị các bệnh thường gặp ở đường ruột như táo bón, đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy….
Ngoài ra, trong chất xơ còn có các chất chống oxy hóa hỗ trợ bé khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt và hệ miễn dịch cải thiện đáng kể. Nếu ba mẹ cho bé ăn dặm, đừng quên chuẩn bị các món rau, canh để đảm bảo bé được cung cấp đủ lượng chất xơ mỗi ngày.
Nguyên tắc ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
Lượng ăn dặm 1 bữa 1 ngày
Trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm chỉ là mới làm quen dần dần. Ba mẹ chỉ nên cho bé ăn 1 bữa 1 ngày là đủ. Lượng ăn của các bé sẽ theo nhu cầu bởi vì ngoài ăn dặm, bé vẫn được bổ sung lượng sữa mẹ hoặc sữa công thức hàng ngày.
Vì thế, khi ở giai đoạn này, ba mẹ không nên nhồi nhét cho bé ăn quá nhiều cùng 1 bữa. Hãy tăng lượng ăn dặm dần dần theo số lượng chút một để dạ dày của bé có thể thích ứng tốt. Đây chính là kinh nghiệm mà các chuyên gia khuyên ba mẹ nên áp dụng.
Lượng sữa bột và sữa mẹ theo nhu cầu của bé
Nguyên tắc thứ 2 mà ba mẹ cần biết khi bắt đầu chuẩn bị ăn dặm cho bé 6 tháng là lượng sữa bột hoặc sữa mẹ vẫn phụ thuộc vào nhu cầu của bé. Lúc này, ăn dặm chỉ là phụ, bổ sung thêm các chất từ thực phẩm, sữa vẫn là nguồn năng lượng chủ yếu của con vào thời gian này.
Vì thế, ba mẹ cần chú ý rằng trẻ 6 tháng ăn dặm bao nhiêu là đủ thì cũng vẫn phải đảm bảo đủ lượng sữa theo nhu cầu của con. Tuyệt đối không nên giảm lượng sữa để thay bằng khẩu phần ăn dặm hàng ngày. Ăn dặm là ăn thêm chứ không phải thay thế cho nguồn dinh dưỡng từ sữa dành cho bé.
Thức ăn nghiền nhuyễn
Điều cuối cùng mà ba mẹ cần tìm hiểu trước khi chính thức bước vào hành trình ăn dặm cho bé 6 tháng là bé chưa hoàn thiện kỹ năng nhai nuốt, hệ tiêu hóa còn yêu và mới đang ở giai đoạn làm quen nên khi chế biến đồ ăn dặm cho con, ba mẹ cần nghiền nhuyễn thức ăn.
Điêu này không chỉ giúp cho bé tiêu hóa tốt hơn, hấp thu chất dinh dưỡng dễ dang hơn mà còn hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ. Ăn cơm hoặc đồ ăn quá cứng, quá nhai sẽ làm cho đường ruột của bé bị ảnh hưởng, gây ra các bệnh như đau dạ dày…rất nguy hiểm về sau.
Cho bé làm quen với thứ thực phẩm theo:
Cách để ba mẹ lên lịch ăn dặm cho bé 6 tháng là cần đảm bảo cho bé làm quen với các thực phẩm từ dễ tiêu hóa đến khó tiêu hóa, ít chất đến nhiều chất, kém hấp dẫn đến hấp dẫn. Cụ thể với các nhóm như sau:
-
Nhóm I: Chủ yếu là bột ngũ cốc: Đây là nhóm thực phẩm cần bổ sung với số lượng lớn nhất đảm bảo bé dễ tiêu hóa, dễ hấp thu. Ba mẹ có thể chuẩn bị các món ăn như cháo rây, cháo bột từ gạo, ngũ cốc tự nhiên. Các món ăn này dễ ăn và dễ tiêu nên ba mẹ nên cho bé ăn lượng ổn định rồi tăng dần.
-
Nhóm Ⅱ: Rau củ, quả (Cà rốt, khoai lang, khoai tây, bí đỏ, chuối, bơ): Sau khi đã bổ sung cho bé ăn dặm làm quen với tinh bột thì khi bé đã lớn hơn từ 7 - 8 tháng tuổi thì ba mẹ có thể chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi bằng cách cho bé ăn thêm rau, củ, quả bằng cách nấu nhuyễn hoặc luộc chín mềm. Ba mẹ nên chọn thực phẩm phổ biến theo mùa để đảm bảo an toàn như: Mướp, rau muống, rau ngót, bí đỏ, bí đao, bí xanh, cà rốt, dưa chuột, dưa hấu, lê, táo, xoài,...vv.
-
Nhóm Ⅲ: Thịt nạc lợn, thịt nạc gà, thịt cá trắng: Nhóm thực phẩm cuối cùng mà ba mẹ cần chuẩn bị cho bé từ 6 tháng tuổi ăn dặm trở lên là nhóm chất đạm và chất béo. Các loại thịt như lợn, bò, gà, cá nên được bổ sung sau rau củ và tinh bột là tốt nhất.
An toàn nhất là ba mẹ nên cho bé làm quen theo lượng tăng dần từ từ. Nếu bổ sung quá nhiều có thể khiến cho bé bị quá sức làm cho hệ tiêu hóa hoạt động quá sức.
Những dấu hiệu cho biết bé đã sẵn sàng ăn dặm
Bé hợp tác ăn, không đẩy thức ăn ra
Ăn dặm là một hành trình lâu dài giúp bé làm quen với các loại thực phẩm khác nhau ngoài sữa mẹ. Vì thế, để đảm bảo hợp tác vui vẻ, bé tăng tốt, ăn ngon miệng và ba mẹ không bị căng thẳng thì dấu hiệu đầu tiên để cho bé ăn chính là bé muốn ăn.
Điều này thể hiện ở chỗ khi ba mẹ cho bé ăn bất kỳ thứ gì ngoài sữa thì bẹ hợp tác nuốt, không đẩy thức ăn ra. Đây là điều kiện lý tưởng để bé có thể phát triển tốt về thể chất lẫn trí tuệ. Bé ăn dặm trong vui vẻ sẽ kích thích tiêu hóa ăn ngon vừa hạn chế nguy cơ biếng ăn sinh lý sau này.
Nếu bé chưa sẵn sàng thì ba mẹ tuyệt đối không nên ép buộc khiến bé sợ việc ăn uống, dẫn đến tình trạng biếng ăn sinh lý sẽ rất khó thay đổi khi bé lớn lên.
Bé có thể dùng tay cầm đồ ăn
Dấu hiệu tiếp theo để tiến hành ăn dặm cho bé 6 tháng chính là bé có thể cầm đồ ăn bằng hai tay. Đây là kỹ năng cầm nắm quan trọng để áp dụng các phương pháp ăn dặm hiện nay là ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm tự chỉ huy ..
Bé có thể cầm nắm được thì khi ba mẹ chế biến rau củ quả thì bé hoàn toàn có thể cầm để tự ăn và thưởng thức theo nhu cầu của bản thân. Đây là yêu cầu cơ bản để cho trẻ từ 6 tháng trở lên ăn dặm hiệu quả.
Bé thích thú tham gia vào bữa ăn gia đình
Biểu hiện của một bé 6 tháng sẵn sàng ăn dặm chính là mỗi khi gia đình ăn cơm, bé cảm thấy muốn ăn. Bé bỗng nhiên có những hành động phấn khích như đòi ăn, với tay, khóc lên, đòi đút đồ ăn…
Ăn dặm bé 6 tháng chứng tỏ bé đã có hứng thú với bữa cơm của người lớn. Tốt nhất, ba mẹ nên cho bé ăn cùng để bé có thêm niềm vui trong việc ăn uống, kích thích việc tiêu hóa tốt hơn.
Bé đã tập nhai
Để có thể đảm bảo bé ăn dặm tốt thì ba mẹ cần nhận thấy biểu hiện bé đã tập nhai. Vì thế, nếu bé chưa biết nhai thì ba mẹ cần dạy cho bé tập nhai trước khi tập ăn dặm.
Bé đã nhai tốt thì khi ăn dặm bé mới thể tiêu hóa thức ăn, hệ tiêu hóa mới hoạt động hiệu quả được. Bởi thế, khi bé 6 tháng, ba mẹ hoặc người chăm sóc cần cho bé làm quen với việc ăn bằng cách đút đồ ăn mềm cho bé để bé tập nhai. Đảm bảo luôn quan sát để tránh trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
Món cháo cà rốt nghiền dễ ăn
Nguyên liệu
-
Cà rốt nghiền: 2 thìa cà phê.
-
Cháo trắng: 2 thìa cà phê.
Các bước thực hiện:
-
Bước 1: Mẹ nấu cháo gạo theo đúng tỉ lệ 1:10 (1 gạo, 10 nước), sau đó các mẹ dùng rây cho lưới cho thật mịn và múc ra 2 thìa cà phê
-
Bước 2: Mẹ đem cà rốt rửa sạch, luộc hoặc hấp chín mềm rồi nghiền hoặc rây nhỏ.
-
Bước 3: Trộn cháo với cà rốt thật đều và cho bé ăn.
Món súp bí đỏ thơm
Nguyên liệu
-
Bí đỏ: 20g.
-
Sữa mẹ/ sữa công thức: 60ml.
Cách thực hiện như sau:
-
Bước 1: Mẹ cạo vỏ rồi rửa sạch bí đỏ sau đó mang hấp hoặc luộc chín mềm. Tiếp theo các mẹ đem bí đã chín nghiền nhuyễn hoặc rây cho nhỏ mịn.
-
Bước 2: Nếu mẹ dùng sữa công thức thì pha sữa theo đúng tỉ lệ quy định rồi cho bí đỏ nghiền vào.
-
Bước 3: Nếu các mẹ dùng sữa mẹ thì đun nhỏ lửa cùng với bí đỏ nghiền đến khi sôi là được.
-
Bước 4: Múc ra bát và cho bé ăn.
Món súp khoai tây với sữa
Nguyên liệu
-
Sữa mẹ/ sữa công thức: 60ml.
-
Khoai tây: ½ củ.
Cách thực hiện như sau:
-
Bước 1: Mẹ đem rửa sạch, gọt vỏ, thái nhỏ khoai tây rồi luộc hoặc hấp chín.
-
Bước 2: Sữa pha theo đúng tỷ lệ, sau đó cho vào nồi nấu cùng khoai tây nhỏ lửa cho đến khi khoai chín mềm.
-
Bước 3: Mẹ cho hỗn hợp vào rây qua lưới hoặc xay cho mịn.
Món khoai lang nghiền dễ ăn
Nguyên liệu
-
Khoai lang: 1 củ nhỏ.
-
Sữa hoặc nước: 60ml.
Cách thực hiện như sau:
-
Bước 1: Khoai lang đem rửa sạch, gọt vỏ rồi cắt nhỏ và ngâm qua nước cho bớt nhựa. Cho khoai vào nồi hấp/ luộc cho chín mềm.
-
Bước 2: Khoai chín đem ra cho bay bớt hơi rồi rây cho mịn.
-
Bước 3: Có thể thêm nước hoặc sữa vào quấy trên lửa nhỏ cho khoai mềm và sánh lại là được.
Món đậu hà lan nghiền nhuyễn
Nguyên liệu
-
Đậu Hà Lan: 30g.
-
Sữa mẹ/ sữa công thức: 60ml.
Cách thực hiện như sau:
-
Bước 1: Đậu Hà Lan sau khi mua về đem rửa sạch, luộc chín mềm. Sau đó bạn dùng thìa nghiền đậu rồi rây qua lưới cho bột mịn.
-
Bước 2: Bạn pha sữa công thức cần được pha theo đúng tỉ lệ quy định. Sau đó cho phần đậu nghiền và trộn đều cho hỗn hợp sánh mịn là bé có thể dùng được.
Món cháo rau chân vịt hấp dẫn
Nguyên liệu
-
Cháo trắng: 2 thìa cà phê.
-
Rau chân vịt: 2 - 3 lá.
Cách thực hiện như sau:
-
Bước 1: Ba mẹ rửa sạch chân vịt rửa sạch rồi đem hấp hoặc luộc chín mềm. Sau đó đem nghiền nhỏ.
-
Bước 2: Mẹ nấu cháo trắng nấu theo tỉ lệ 1:10 rồi cho vào rây, rây nhuyễn.
-
Bước 3: Trộn cháo với rau vào rồi cho bé ăn.
Bơ trộn với sữa mẹ
Nguyên liệu
-
Bơ chín: ¼ quả.
-
Sữa mẹ/ sữa công thức: 50-60ml.
Cách thực hiện như sau:
-
Bước 1: Bơ chín thì ba mẹ đem bỏ vỏ, thái lát mỏng rồi nghiền nhuyễn.
-
Bước 2: Sau đó đem trộn với sữa, đánh đều cho bé ăn được luôn.
Món cháo hạt sen nấu nhừ
Nguyên liệu
-
Hạt sen: 30g.
-
Cháo trắng: 2 thìa cà phê.
-
Bơ chín + sữa mẹ: vừa đủ.
Cách thực hiện như sau:
-
Bước 1: Hạt sen đem bỏ tâm, rồi luộc cho chín mềm. Sau đó, đem nghiền nhuyễn hoặc rây qua lưới cho mịn.
-
Bước 2: Sữa bột pha theo công thức, tỷ lệ quy định rồi trộn cùng với hạt sen nghiền.
-
Bước 3: Mẹ có thể tận dụng nước hầm hạt sen để nấu chè hoặc nấu nước dùng cho bé cũng được nhé.
-
Bước 4: Bơ nghiền mịn cùng với sữa cho bé ăn tráng miệng.
Món cháo cải bó xôi bổ dưỡng
Nguyên liệu
-
Cháo trắng: 2 thìa cà phê.
-
Cải bó xôi: 3 - 4 lá.
-
Kiwi vàng : ¼ quả
Cách thực hiện như sau:
-
Bước 1: Cháo nấu theo tỷ lệ 1 : 10 rồi rây qua lưới cho mịn.
-
Bước 2: Cải bó xôi rửa sạch, đem hấp chín và nghiền nhuyễn.
-
Bước 3: Kiwi gọt nhỏ và nghiền nhuyễn.
-
Bước 4: Trộn cháo và rau bina rồi cho bé ăn. Kiwi ăn sau dùng để tráng miệng cho bé.
Món cháo đậu que hấp dẫn
Nguyên liệu
-
Đậu que: 2 - 3 quả.
-
Cháo trắng: 2 thìa cà phê.
-
Táo tươi: 1/8 quả.
Cách thực hiện như sau:
-
Bước 1 Các mẹ nấu cháo theo tỷ lệ độ thô của bé rồi đem rây qua lưới cho mịn.
-
Bước 2: Mẹ đem rửa sạch, luộc chín mềm đậu que rồi nghiền nhỏ và rây qua lưới.
-
Bước 3: Táo gọt sạch vỏ, hấp chín và nghiền nhuyễn.
-
Bước 4:Múc cháo ra bát, cho đậu que nghiền lên trên rồi đảo đều cho bé ăn.
-
Cho bé tráng miệng bằng táo hấp.
Cháo măng tây nhiều dưỡng chất
Nguyên liệu
-
Cháo trắng: 2 - 3 thìa cà phê.
-
Măng tây: 2 ngọn.
-
Bơ tươi: 1/8 quả.
-
Sữa mẹ : 60ml.
Cách thực hiện như sau:
-
Bước 1: Các mẹ nấu cháo theo tỷ lệ phù hợp với độ thô bé ăn rồi đem nghiền hoặc rây cho mịn.
-
Bước 2: Măng tây hấp chín mềm và rây qua lưới.
-
Bơ chín gọt bỏ, thái lát dùng thìa nghiền nhuyễn rồi trộn với sữa mẹ.
-
Múc cháo ra bát, cho măng tây vào trộn đều và cho bé ăn.
-
Bé tráng miệng món bơ dầm sữa mẹ.
Món cháo ngô ngọt thơm ngon
Nguyên liệu
-
Cháo trắng : 2 thìa cà phê.
-
Ngô ngọt: 1 thìa cà phê.
-
Cà rốt: 1 thìa cà phê.
Cách thực hiện như sau:
-
Bước 1: Cháo trắng nấu theo tỷ lệ 1 : 10 hoặc 1 : 9 rồi đem rây qua lưới cho mịn.
-
Bước 2: Ngô và cà rốt đem luộc hoặc hấp riêng , sau khi chín đem nghiền mịn.
-
Bước 3: Khi ăn thì cho cháo ra bát, cho ngô và cà rốt lên trên rồi đảo đều là được.
Món chuối dằm sữa
Nguyên liệu
-
Chuối chín: nửa quả.
-
Sữa mẹ/ sữa công thức: 60ml.
Cách thực hiện như sau:
-
Bước 1: Mẹ dùng thìa để nghiền nát chuối, để mịn hơn mẹ nên rây qua lưới.
-
Bước 2: Mẹ pha sữa công thức đúng tỷ lệ rồi cho chuối vào trộn đều cho đến khi món ăn đạt độ sánh vừa bé ăn là được.
Lưu ý khi cho bé 6 tháng ăn dặm
Nên kết hợp nhiều loại thức ăn và thay đổi thực đơn thường xuyên
Bé 6 tháng đang được mẹ chăm sóc bằng sữa công thức hoặc sữa mẹ kết hợp. Vì thế, điều lưu ý đầu tiên khi mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm chính là cho bé làm quen với những loại thức ăn mới.
Nguyên tắc kích thích sự tò mò của bé là thay đổi liên tục thực đơn cho bé 6 tháng ăn dặm. Các mẹ cho bé làm quen với càng nhiều thực phẩm đồ ăn với hình dáng và màu sắc càng giúp bé hứng thú với việc ăn dặm hơn. Điều này kích thích vị giác, thị giác và xúc giác giúp việc ăn dặm thú vị như một trò chơi đối với bé 6 tháng tuổi.
Sử dụng thực phẩm sạch và không nhiễm khuẩn
Điều quan trọng tiếp theo mà các mẹ cần lưu ý trước khi cho bé ăn dặm chính là tham khảo nguồn thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn cho bé. 6 tháng tuổi là thời điểm hệ tiêu hóa của bé vẫn còn rất yếu và cần được cải thiện nhiều hơn.
Chưa kể, bé mới bắt đầu làm quen với việc tiêu hóa thực phẩm ngoài sữa nên sẽ không thể tiêu hóa tốt ngay từ đầu. Bởi thế, nếu chế biến món ăn bị nhiễm khuẩn hoặc không sạch sẽ có thể khiến đường ruột của bé gặp vấn đề. Bé có thể bị tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu hoặc nhiễm khuẩn đường tiêu hóa rất nguy hiểm.
Cho bé ăn từng chút một
Phương pháp 6 tháng ăn dặm như thế nào là đúng cách chính là ba mẹ cần cho bé ăn từng chút một. Bé sẽ làm quen dần với thực phẩm và tiêu hóa thức ăn rắn hơn, cứng hơn và có nhiều hơn sữa. Bởi vậy, tốt nhất ban đầu chỉ nên cho bé 6 tháng ăn 2 lần một ngày rồi tăng lên.
Điều này tránh cho hệ đường ruột bị quá sức khiến bé sợ ăn, ám ảnh. Việc ăn dặm thời điểm ban đầu không nên quá nhồi nhét mà nên ăn theo nhu cầu của con, không nên ép. Bé chỉ nên vừa ăn vừa chơi là tốt nhất.
Kiểm tra các vấn đề dị ứng của trẻ
Mỗi đứa trẻ khi sinh ra đều có một cơ địa rất riêng. Cơ thể của bé có thể bị dị ứng với một số loại thực phẩm hoặc không. Để chắc chắn bé ăn món đó không có vấn đề gì thì ba mẹ cần kiểm tra các vấn đề dị ứng ở trẻ.
Cụ thể, khi thử món mới nên thử vài lần liên tục và quan sát biểu hiện của bé sau khi ăn xong. Ba mẹ nên cho con ăn dặm cho bé 6 tháng với nhiều dạng ăn dặm khác nhau để kiểm tra điều này. Tránh trường hợp bé bị dị ứng mà không biết.
Cho trẻ ăn dặm 2 bữa 1 ngày
Nguyên tắc cần lưu ý dành cho các mẹ chuẩn bị cho con 6 tháng ăn dặm cần nhớ là cần cho bé ăn dặm 2 lần mỗi ngày. Tốt nhất ba mẹ nên cho bé ăn cùng với bữa ăn của người lớn. Điều này giúp bé hình thành thói quen ăn uống đúng giờ và tạo hứng thú cho việc ăn uống sau này.
Đây cũng là câu trả lời cụ thể và chính xác nhất cho ba mẹ đang muốn tìm hiểu 6 tháng ăn dặm ngày mấy lần là tốt nhất. Chỉ cần đáp ứng đúng nguyên tắc này thì bé sẽ ăn dặm hiệu quả và ngon miệng hơn.
Không cho bé ăn quá nhiều cá thịt trong ngày
Ba mẹ cần nhớ trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm mới chỉ là giai đoạn làm quen. Vì thế, tốt nhất ba mẹ nên cho bé ăn các món dễ tiêu, dễ nhai, dễ hấp thu trước. Đó là các món ăn làm từ tinh bột.
Còn với cá thịt và các món ăn giàu chất đạm, chất béo thì nên cho bé ăn dần dần chút một. Tuyệt đối không cho bé ăn quá nhiều thịt cá trong ngày vừa làm cho hệ tiêu hóa bị quá tải, làm ảnh hưởng xấu đến dạ dày của bé.
Cố định thời gian giữa các bữa ăn dặm
Lưu ý cuối cùng để việc ăn dặm cho bé 6 tháng trở nên hấp dẫn và đúng cách là cho bé ăn dặm đúng giờ. Cố định thời gian giữa các bữa ăn dặm để tạo thói quen ăn uống cho bé.
Điều này giúp bé có tâm lý sẵn sàng trước khi bắt đầu bữa ăn. Chỉ cần nhìn thấy người lớn dọn mầm, chuẩn bị đồ ăn thì bé sẽ hiểu là chuẩn bị đến giờ ăn dặm. Bé sẽ sẵn sàng để đón nhận việc thử những thực phẩm mới tốt hơn.
Xem thêm: Gợi ý top 10 ghế ăn dặm cho bé trên 1 tuổi tốt nhất hiện nay
Như vậy, Monkey đã chia sẻ đầy đủ và chi tiết về ăn dặm cho bé 6 tháng. Hy vọng bài viết trên đây sẽ có ích giúp ba mẹ hiểu được ăn dặm đúng cách ra sao và thực đơn ăn dặm dành cho bé 6 tháng trở lên.
Từ khóa » Các Món ăn Xế Cho Bé 6 Tháng
-
Tham Khảo Cách Làm Bữa Phụ Cho Bé Trên 6 Tháng Nhanh Gọn, Hấp ...
-
Gợi ý 21 Bữa Phụ Cho Bé 6 Tháng Cực Ngon Và đẹp Mắt Mẹ Làm Ngay
-
26 Thực đơn Cho Bé ăn Dặm 6 Tháng Tuổi đủ Chất, Mau Lớn, Tăng Cân
-
Gợi ý Thực đơn ăn Dặm Cho Bé 6 Tháng Tuổi - Siêu Ngon
-
Gợi ý 13 Bữa Phụ Cho Bé 6 Tháng Cực Ngon Và đẹp Mắt
-
37 Món Cho Bé 6m Ngon Miệng Dễ Làm Từ Các đầu Bếp Tại Gia
-
Thực đơn ăn Dặm Cho Bé 6 Tháng Tăng Cân Vừa Ngon Vừa Dễ Nấu
-
Bữa Phụ Nên Cho Bé ăn Gì? | Vinmec
-
#1 [Thực Đơn Ăn Dặm] Cho Bé 6 Tháng Tăng Cân Của Chuyên Gia
-
Cách Làm Các Món ăn Vặt Ngon Cho Bé 6 Tháng - Xem Luôn
-
Gợi ý Món ăn Dặm Cho Bé Từ 6-12 Tháng Tuổi Hấp Dẫn Nhất
-
Mẹ 9x Gợi ý 10 Công Thức Làm Bữa Phụ Cho Bé Tăng Cân Vù Vù
-
Mẹ Việt Chia Sẻ Thực đơn ăn Dặm Cho Bé 6 Tháng Tuổi - Kids Plaza
-
Công Thức Làm 12 Món ăn Phụ Cho Bé Của Mẹ Hà Thành Nuôi Con ...