Tham Khảo Chiến Lược Marketing Cho Quán Cafe Từ Thương Hiệu đình ...

chất lượng đồ uống và hình thức trang trí cũng là một phần trong sản phẩm của quán cà phê

Chiến lược marketing là một trong những yếu tố quan trọng, tác động đến sự thành công của bất kỳ mô hình kinh doanh nào, đặc biệt là ngành nhà hàn, quán cafe. Không chỉ đơn giản là quảng bá sản phẩm, một chiến lược marketing bài bản sẽ làm nổi bật được giá trị của thương hiệu cũng như thu hút, giữ chân khách hàng gắn bó với thương hiệu lâu hơn. Trong bài viết ngày hôm nay, MISA sẽ mách anh chị những thông tin cơ bản về cách lập chiến lược marketing cho quán cafe thông qua câu chuyện thành công của các thương hiệu khi xây dựng được những kế hoạch có tính ứng dụng. 

Mục lục Hiện A. 4 bước tạo nên chiến lược marketing cho quán cafe 1. Cốt lõi thương hiệu – bước đầu để thành công 2. Tạo ấn tượng trước khai trương 3. Thâm nhập thị trường 4. Tạo liên kết với khách hàng quen thuộc B. Chiến lược marketing của quán cafe từ những thương hiệu đình đám 1. Product – sản phẩm: Chiến dịch “Những chiếc ly giáng sinh màu đỏ” của Starbucks 2. Price: Giá – thương hiệu Highlands 3. Place: Phân phối – thành công của Phúc Long với Kiot tại Vinmart 4. Promotion: Truyền thông – sự thành công của chiến dịch tiếp xúc hỗn hợp của The Coffee House C. Tạm kết

A. 4 bước tạo nên chiến lược marketing cho quán cafe

4 bước cơ bản sau sẽ giúp anh chị có cái nhìn tổng quát về việc lên chiến lược marketing cho quán cafe từ đó đưa ra những định hướng riêng về thương hiệu trong quá trình kinh doanh. 

1. Cốt lõi thương hiệu – bước đầu để thành công

Để có được một vị trí vững chắc trên thị trường sôi động hiện nay, mỗi chủ quán cần hiểu rằng, điều thu hút khách hàng và tạo nên chuỗi khách hàng thân thiết nằm ở cốt lõi thương hiệu. Điều này tổng hợp từ nhiều yếu tố như: nội thất, đồ uống, phục vụ,… và cũng là những khía cạnh quán cafe có thể chú trọng và chỉn chu ngay từ khi khai trương quán. 

  • Đồ uống

Là một quán chuyên cafe, anh chị cần hiểu rằng đồ uống đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu. Những ly cafe thơm ngon sẽ là chìa khóa níu chân những vị khách đam mê đồ uống. Hãy chú trong từ khâu nguyên liệu, pha chế và thực sự đặt cái tâm mình khi phục vụ khách hàng. 

chiến lược marketing quán cafe - đồ ăn

  • Thiết kế nội thất

Các quán cafe hiện nay có phong cách nội thất rất đa dạng từ hơi hướng cổ điển, sang trọng đến những quán bình dân, thân thuộc. Quán cafe cần đáp ứng nhu cầu check in, chụp ảnh, sống ảo của phần đông giới trẻ nên nội thất cũng cần phải ấn tượng. Xây dựng nội thất quán ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh thương hiệu, anh chị cần tìm ra hướng đi riêng cho mình giữa vô vàn những cái tên khác. 

  • Dịch vụ

Để quản lý tốt quán cafe, anh chị nên sử dụng những phần mềm quản lý để hỗ trợ. Ngoài ra, đội ngũ nhân viên cũng rất quan trọng. Nên lựa chọn những người phù hợp để khách hàng có trải nghiệm trọn vẹn khi đến thưởng thức. 

2. Tạo ấn tượng trước khai trương

Giai đoạn trước khai trương là lúc anh chị cần đưa ra những kế hoạch PR quán trên các phương tiện truyền thông để gợi mở hình ảnh quán, xây dựng ấn tượng riêng cho khách hàng. Một số biện pháp có thể thực hiện trong tiếp thị trước khai trương: 

  • Lập kênh facebook nhằm chia sẻ những thông tin về quán về đồ uống, phong cách, những địa điểm check in đẹp. 
  • Lập instagram: Đây là một kênh chia sẻ hình ảnh cực tốt dành cho giới trẻ. anh chị nên chia sẻ hình ảnh quán đều đặn lên kênh để tạo lượng tương tác ổn định. 
  • Đưa ra các chương trình quảng bá cho chiến dịch khai trương, giảm giá để có được một số lượng những người quan tâm nhất định. 

3. Thâm nhập thị trường

Khi chính thức đi vào hoạt động, việc thực hiện chiến lược marketing cần đi đến giai đoạn ổn định. Lúc này, anh chị nên đầu tư thêm chi phí cho những cách truyền thông khác như: 

  • KOL

KOL là những nguời trẻ, người nổi tiếng có ảnh hưởng trên mạng xã hội. Việc mời KOL review, trải nghiệm quán là điều khá phổ biến khi mạng xã hội ngày càng được sử dụng rộng rãi. Chi phí cho những vị khách đặc biệt này đến ghé quán sẽ tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng và nội dung họ gửi đến khách hàng. anh chị nên cân nhắc thật kỹ trước khi áp dụng chiến lược này. 

  • Đưa thương hiệu lên các app giao hàng

Việc khách hàng sử dụng các app giao hàng dần trở nên quen thuộc trong thời kỳ dịch bệnh, đây cũng là mảnh đất màu mỡ cho những quán cafe quảng bá thương hiệu. anh chị có thể tận dụng cách thức này để tiếp cận nhiều khách hàng mới hơn. 

  • Sử dụng các phương thức khác

Những cách thức truyền thống như: tham gia vào các sự kiện từ thiện có quy mô của địa phương, tạo ra các chương trình giảm giá trong dịp lễ tết, sự kiện dành cho nhiều đối tượng theo trend có thể phát huy tác dụng nếu anh chị có hướng đi đúng. 

4. Tạo liên kết với khách hàng quen thuộc

Khách hàng quen thuộc là đối tượng đem lại nguồn doanh thu đều đặn cho quán dù không tiếp cận quá nhiều chiến dịch truyền thông. Để níu chân những đối tượng này, quán cần đưa ra phương thức chăm sóc khách hàng đúng. anh chị có thể tham khảo một số cách sau: 

  • Cung cấp thẻ thành viên
  • Sử dụng thẻ tích điểm
  • Mở dịch vụ bói bài tarot
  • Mở các buổi học làm bánh, pha chế,…

B. Chiến lược marketing của quán cafe từ những thương hiệu đình đám

Các thương hiệu cafe có sức ảnh hưởng trên thị trường Việt Nam đều có những bí quyết riêng trong việc thực hiện chiến lược marketing. Chúng ta cùng tìm hiểu điều đó theo mô hình 4P trong marketing để tìm ra cách áp dụng phù hợp cho quán cafe của mình nhé!

1. Product – sản phẩm: Chiến dịch “Những chiếc ly giáng sinh màu đỏ” của Starbucks

Starbucks là một trong những thương hiệu tạo nên điểm nhấn khi ra mắt khách hàng những phiên bản giới hạn của ly đồ uống và ấn tượng nhất chính là chiến dịch “Những chiếc ly giáng sinh màu đỏ” năm 2018. Để đạt được điều này, thương hiệu trước đó đã nhận được nhiều chỉ trích của khách hàng và các chuyên gia trong vấn đề thương mại ly giới hạn. Sau khi thay đổi cả về cách làm việc cũng như thiết kế thì ly giới hạn đã trở thành một điểm sáng của Starbucks. Anh chị có thể tạo ra những món quà liên quan đến đồ uống như Starbucks, đây có thể là một chiến lược marketing hiệu quả và đem lại nguồn doanh thu cao. 

Chiến lược marketing cho quán cafe của Starbucks

2. Price: Giá – thương hiệu Highlands

Highlands có mức giá đồ uống dao động từ 30.000 đồng – 60.000 đồng. Việc nhãn hàng đưa ra mức giá này được quyết định bởi chiến lược phân tích, định hình đối tượng khách hàng. Những người Highlands hướng đến phục vụ là nhân viên văn phòng, doanh nhân ưa thích không gian đơn giản, hiện đại và đồ uống thiên nhiều về cafe mang lại sự tỉnh táo trong công việc. 

Chiến lược marketing cho quán cafe của Highland

3. Place: Phân phối – thành công của Phúc Long với Kiot tại Vinmart

Sự kết hợp của Phúc Long và Vinmart đã giúp thương hiệu giảm bớt chi phí mặt bằng, nhanh chóng mở rộng quy mô, chuỗi cửa hàng trên toàn quốc khi tệp khách hàng được tiếp cận lớn hơn. Số lượng cửa hàng Vinmart trên toàn quốc là khoảng 2200 cửa hàng. Phúc Long kỳ vọng sẽ chia sẻ 20% doanh thu với Vinmart. Ngược lại, thương hiệu này nhận được nhiều sự quan tâm của khách hàng hơn. 

Chiến lược marketing cho quán cafe của Phúc Long

Phương thức này đã đạt được thành công trong bước đầu thử nghiệm với 4 Kiot tại TP. Hồ Chí Minh. Khách hàng thể hiện sự thích thú và quan tâm đối với màn kết hợp này. Tập đoàn chủ quản Masan mong rằng trong tương lai, sự hợp tác này sẽ được mở rộng giúp khách hàng được tiếp cận nhiều dịch vụ tốt hơn.

4. Promotion: Truyền thông – sự thành công của chiến dịch tiếp xúc hỗn hợp của The Coffee House

The Coffee House là một trong những thương hiệu có sự mạnh tay khi đưa ra những chương trình giảm giá với các combo từ 20% thậm chí là 30 – 35%. Ngoài việc tham gia những app giao hàng, The Coffee House còn cho ra mắt ứng dụng đặt hàng riêng của thương hiệu giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm đồ uống ưa thích. 

Chiến lược marketing cho quán cafe của The Coffee House

Sứ mệnh “Lan tỏa yêu thương” của The Coffee House đã một lần nữa được khẳng định qua những phim ngắn, đặc biệt là phim “Người mẹ” ra mắt vào dịp Tết 2020 với thông điệp “Ở đâu có quan tâm chân thành ở đó có Tết”. Một lần nữa, thương hiệu này lan tỏa thành công sự ấm áp đến khách hàng và khẳng định vị trí và hướng đi đúng đắn trong tương lai. 

C. Tạm kết

4 bước tạo nên chiến lược marketing hiệu quả dành cho quán cafe cũng như thành công của các nhãn hàng lớn đã được MISA cung cấp đầy đủ trong bài viết trên. Hy vọng anh chị sẽ xây dựng cho quán cafe của mình những bước đi ấn tượng trong quá trình hoạt động. Theo dõi chúng tôi để có thêm nhiều kiến thức thú vị nhé!

Có thể anh chị quan tâm:

  • Ý tưởng Marketing nhà hàng giúp chủ quán SẴN SÀNG trở lại sau dịch
  • Marketing nhà hàng: 10 “cạm bẫy” mà thực khách muốn tránh cũng không được

Từ khóa » Cafe Chiến Lược