Tham Khảo Kỹ Thuật Nuôi Tôm Công Nghiệp Năng Suất Cao

Nuôi tôm công nghiệp mang lại nguồn thu nhập kinh tế cao cho bà con. Tuy nhiên mô hình này cũng ẩn chứa nhiều rủi ro nếu như không áp dụng đúng kỹ thuật. Dưới đây là thông tin chi tiết về kỹ thuật nuôi tôm công nghiệp được các chuyên gia chia sẻ. Nếu bạn đang có ý định nuôi thì nhất định phải nắm rõ kỹ thuật này để đem lại năng suất cao.

Nội Dung Chính

Toggle
  • Nuôi tôm công nghiệp là gì?
  • Ưu điểm của mô hình kỹ thuật nuôi tôm công nghiệp
  • Kỹ thuật nuôi tôm công nghiệp cho năng suất cao
    • Chuẩn bị ao nuôi tôm công nghiệp
    • Chọn tôm giống để nuôi công nghiệp
    • Thả tôm giống vào ao nuôi công nghiệp
    • Thức ăn cho kỹ thuật tôm công nghiệp
    • Chăm sóc, quản lý, thay nước cho tôm
    • Thu hoạch tôm thương phẩm

Nuôi tôm công nghiệp là gì?

Nuôi tôm công nghiệp còn được gọi là nuôi tôm siêu thâm canh hay nuôi tôm công nghệ cao… Đây là mô hình nuôi tôm tiên tiến đang áp dụng phổ biến hiện nay. So với nuôi tôm truyền thống thì nuôi tôm công nghiệp đòi hỏi phải có trang thiết bị chuyên dụng để hỗ trợ trong quá trình nuôi. Cùng với đó thì nguồn thức ăn dành cho tôm cũng khác, giúp tôm phát triển lớn nhanh hơn, đạt năng suất cao hơn.

kỹ thuật nuôi tôm công nghiệp

Ưu điểm của mô hình kỹ thuật nuôi tôm công nghiệp

– Giúp tôm lớn nhanh hơn, phát triển khỏe mạnh, nhanh thu hoạch

– Hạn chế được nguy cơ dịch bệnh cho tôm

– Kiểm soát tốt được quá trình nuôi tôm

– Dễ dàng hơn khi chăm sóc, cho tôm ăn

– Đem lại hiệu quả cao, thu nhập cao cho người nuôi

– Thu hoạch đơn giản, dễ dàng

– Cải tạo ao nhanh, không mất nhiều thời gian

– Tiết kiệm chi phí đầu tư và giảm rủi ro

Tuy nhiên nhiều người vẫn còn mơ hồ về hình thức này, chưa thực sự nắm rõ các bước dẫn đến xảy ra những rủi ro không đáng có khi nuôi. Nhất là với các cơ sở nuôi tôm quy mô lớn, nếu không nắm vững rất dễ bị thiệt hại, thua lỗ lớn.

Kỹ thuật nuôi tôm công nghiệp cho năng suất cao

Về cơ bản, nuôi tôm theo mô hình công nghiệp khá đơn giản. Nhưng người nuôi cần nắm rõ được bản chất và quy trình nuôi. Cụ thể như sau:

Chuẩn bị ao nuôi tôm công nghiệp

Trước đây ao nuôi tôm chủ yếu là nuôi trong ao bùn đất. Tuy nhiên với ao bùn đất cần cải tạo ao tốt, đảm bảo độ pH chuẩn để tôm phát triển. Cải tạo cả bờ ao, vét đáy bùn, phơi lắng, bón vôi rồi tạo màu cho nước.Tuy nhiên ao bùn đất khá phức tạp, mất nhiều thời gian, dễ thất thoát tôm nên đa phần hiện nay đều nuôi tôm trong ao lót bạt. 

ao nuôi tôm công nghiệp

Nuôi tôm trong ao/bể lót bạt là mô hình tiên tiến hiện nay, giải quyết hoàn toàn hạn chế so với ao bùn đất. Bạn chỉ cần tạo ao với kích thước chuẩn bị sẵn, trải bạt lót đều ao, cố định kỹ, bơm nước vài ngày là có thể tiến hành thả tôm được. 

Ngoài ra ao nuôi tôm công nghiệp cần có thiết bị như: máy quạt nước cung cấp Oxy, máy thổi khí và giải phóng khí độc tầng đáy, máy cho tôm ăn tự động, EMG để cải thiện chất lượng nước cùng một số chế phẩm sinh học khác…

Bạn có thể tham khao bạt lót hdpe chất lượng cho ao tôm nuôi tôm tại : https://suncogroupvn.com/mang-chong-tham-hdpe/

Chọn tôm giống để nuôi công nghiệp

Hiện có nhiều loại tôm khác nhau để nuôi, bao gồm như tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh hoặc tôm hùm… Tuy nhiên dù là loại tôm nào thì các bạn cũng cần chọn giống cho tốt để giúp sau này tôm phát triển khỏe mạnh.

Cụ thể bạn nên mua tôm giống ở các trại tôm giống có uy tín để đảm bảo chất lượng, tôm khỏe mạnh, kích thước phải đều nhau, tôm không có dị tật và không có hiện tượng bơi ngược dòng…Nếu muốn yên tâm hơn bạn có thể đem con giống đi kiểm dịch trước khi nuôi hoặc mua ở trại giống đã kiểm dịch.

Thả tôm giống vào ao nuôi công nghiệp

Tùy theo từng mô hình nuôi tôm khác nhau mà sẽ có mật độ thả tương ứng. Cụ thể:

+ Nếu nuôi theo kiểu bán thâm canh: bạn thả 11 – 16 con/mét vuông

+ Với nuôi tôm thâm canh: mật độ thả 46 – 62 con/m2

+ Đối với nuôi tôm công nghiệp: thả dày hơn là 220 – 300 con/m2.

Trước khi thả tôm vào ao, bạn không nên thả trực tiếp mà hãy ngâm bao tôm trong nước khoảng 30 phút cho tôm quen với môi trường. Đảm bảo đủ các điều kiện cần thiết mới thả tôm, mở bao để tôm từ từ bơi ra. 

Thời điểm thả tôm: tốt nhất là buổi sáng hoặc chiều mát.

Thức ăn cho kỹ thuật tôm công nghiệp

Sự khác biệt của kỹ thuật nuôi tôm công nghiệp đó chính là ở thức ăn và cách cho ăn. Theo đó trong 10 ngày đầu thả tôm, bạn cho ăn khoảng 1kg thức ăn/100.000 con tôm. Nên trộn với khoáng chất và vitamin rồi cho tôm ăn giúp tăng sức đề kháng.

Sau 25 ngày, bạn có thể giảm lượng thức ăn của tôm bởi vì lúc này tôm đã có thể tự kiếm ăn. Nếu bạn tăng lượng thức ăn thì tôm thải ra nhiều dễ gây ô nhiễm ao nuôi.

Khi tôm bước sang giai đoạn lột vỏ thì giảm tiếp 20-30% khẩu phần ăn. 

Chăm sóc, quản lý, thay nước cho tôm

Chú ý thường xuyên theo dõi nguồn nước, định kỳ thay nước để tôm phát triển tốt. Bổ sung thêm vitamin giúp tôm khỏe mạnh, nếu thấy bất thường cần xử lý ngay.

Thu hoạch tôm thương phẩm

Với kỹ thuật nuôi tôm công nghiệp thì chỉ cần sau khoảng 3 tháng trở đi là bạn có thể thu hoạch. Tùy vào từng loại tôm có thể thu hoạch sớm hơn.

Liên hệ hotline : 0989.999.219 (Call/Zalo) để được tư vấn các cách nuôi tôm hiệu quả và mua vật tư cho ao nuôi tôm giá rẻ nhất

Từ khóa » Các Mô Hình Nuôi Tôm Công Nghiệp