Tham Khảo Kỹ Thuật Trồng Dưa Lưới ở Miền Bắc

Thời vụ đối với khu vực đồng bằng sông Hồng, vụ xuân bắt đầu từ trung tuần tháng 2 đến đầu tháng 3, vụ thu đông bắt đầu từ trung tuần tháng 8 đến đầu tháng 9.

>>> Xem thêm: Kỹ thuật trồng dưa lưới mùa hè

Tham khảo kỹ thuật trồng dưa lưới ở miền Bắc

Dưa lưới thích hợp nhất là đất phù sa, pha cát, đất tơi xốp, sạch cỏ dại, tưới, tiêu chủ động, không có nguồn bệnh. Làm giàn đứng (chữ I), luống rộng 1,3 - 1,4m, mặt luống rộng 0,8 - 1m. Trồng 1 hàng trên luống, khoảng cách cây cách cây 0,3 - 0,4m, mật độ trồng 18.000 - 25.000 cây/ha, tùy theo nhu cầu thu quả có khối lượng lớn hay nhỏ.

Trước khi tra hạt, tiến hành ngâm hạt 3 giờ trong nước ấm, sau đó đưa hạt vào ủ ở nhiệt độ 28 - 320C đến khi hạt nứt nanh thì tra hạt vào bầu đã chuẩn bị sẵn. Nguyên liệu làm bầu là giá thể tự phối trộn gồm 60% đất, 20% xơ dừa, 20% trấu hun hoặc sử dụng các viên nén ươm hạt vào bầu và tưới ẩm giá thể. Khi cây phát triển 1 - 2 lá thật thì trồng.

Lượng phân bón lót và sau khi trồng cho 1 ha gồm 4500kg phân vi sinh, 930kg Super lân, 30kg đạm u rê, 2130kg NPK 15:15:15, 40kg phân K2SO4. Ngoài ra, cần bón lót 56kg/ha chế phẩm sinh học nấm đối kháng Trichoderma.

Chăm sóc giai đoạn cây con cần thường xuyên tưới nước để giữ ẩm cho đất, giúp bộ rễ của cây phát triển mạnh, ăn rộng. Khi cây phát triển 4 - 5 lá thật làm giàn chữ I, tỉa bỏ toàn bộ các nhánh bên dưới nách lá thứ 13, để lại các nhánh mang hoa cái từ nhánh thứ 13 đến nhánh thứ 18. Khi hoa cái nở sẽ thụ phấn bổ sung vào buổi sáng.

Khi quả dưa to bằng quả trứng gà, lựa chọn quả phát triển cân đối, không bị dị dạng, sâu bệnh và chỉ để lại 1 quả/cây. Trên nhánh mang quả đã chọn, bấm ngọn chỉ để lại 2 lá nuôi quả. Khi quả có đường kính 8 - 10cm, tiến hành treo quả bằng túi lưới hoặc bằng dây nilon.

Khi cây đạt chiều cao 2 - 2,5m, bấm ngọn chính và các nhánh phía trên quả để tạo thông thoáng cho giàn. Trước thu hoạch 15 ngày, hạn chế tưới nước, trước thu hoạch 10 ngày dừng tưới nước để dưa tích lũy đường, tăng vị ngọt.

Do dưa lưới có khả năng chống chịu sâu bệnh kém, thường nhiễm nấm, vi khuẩn, virus, trong đó các bệnh do nấm gây ra là chủ yếu, vì vậy cần phun các loại thuốc gốc đồng, kẽm phòng bệnh định kỳ 7 ngày/lần.

Ngoài ra, cần theo dõi, phòng trừ sâu xanh ăn lá, bọ trĩ, bọ phấn trắng, bệnh lở cổ rễ, bệnh thối thân, thối đốt, bệnh nứt thân, bệnh sương mai. Qua nghiên cứu, khảo nghiệm của trung tâm sau nhiều vụ, dưa lưới nếu trồng trong nhà màng (khung sắt, che phủ nilon), tưới nước nhỏ giọt hoặc trồng trong nhà kính sẽ hạn chế được sâu bệnh, côn trùng, cỏ dại và ảnh hưởng của mưa; năng suất đạt 50 tấn/ha, giá trị thu được 800 triệu đến 1 tỷ đồng/lứa (3 tháng), trừ chi phí đầu tư giống, phân bón, thuốc BVTV, khấu hao nhà màng, thu lãi 750 – 900 triệu đồng/ha, cao gấp nhiều lần so với các giống dưa khác trồng ở ngoài mô hình.

Đặc biệt các giống dưa lưới có ưu điểm vỏ dày, hương vị hấp dẫn, do đó thuận lợi trong vận chuyển và phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Từ khóa » Trồng Dừa Miền Bắc