Thâm Nhập Thế Giới Dân Chơi: Làm "thanh Niên Chuyên Cần" - 24H
Có thể bạn quan tâm
Chúng tôi ngạc nhiên vì quá trình mua bán diễn ra mau chóng và dễ dàng đến khó tin. Không một ai bên cạnh để ý những hành động “bất thường” sành sỏi của hai thanh niên.
Lâu nay trên “giang hồ dân chơi” có thuật ngữ “Thanh niên chuyên cần”. Ngoài ý chỉ người trẻ tuổi chăm chỉ, nghiêm túc, nó còn chỉ một nhóm thanh niên chuyên nghiệp về một lĩnh vực khác. Một lĩnh vực không hợp pháp nhưng đang hoạt động khá nhộn nhịp: Chuyên cần sa. Công việc mua bán cần sa có cả một mạng lưới tinh vi với những “từ lóng” đặc biệt thú vị.
Để thêm hiểu thêm về “thế giới ngầm” này, nhóm phóng viên nhờ một gã trai có biệt hiệu “Nguyễn Văn Phê” - một thanh niên "sành sỏi" trong việc sử dụng cần sa cắt nghĩa, giải thích trong việc sử dụng loại ma túy này.
“Cần Sa, Cỏ, Bồ đà, Bu, Tài Mà, Con điếm”
Đó là những tên gọi khác của Canabis (Cần sa). Theo Phê cho biết, những người sử dụng cần sa thường gọi tắt là Cần hoặc Cỏ.
Chúng tôi ngỏ ý muốn được Phê phổ cập kiến thức về cần sa, đặc biệt là các từ lóng mà “nội bộ” các dân chơi dùng với nhau. Phê nói: “Em nói với các anh lúc này là em đang tỉnh, không phải đang phê đâu nhé. Chuyện cần cỏ này có gì mà các anh muốn tìm hiểu. Nếu dùng với một liều lượng hợp lý thì nó không có hại, cái gì dùng đến mức lệ thuộc vào nó thì đều có hại thôi. Như kiểu uống rượu hay hút thuốc, dùng nhiều quá thì nghiện, nghiện thì yếu người”.
Những gói cần được xé lẻ để tránh trách nhiệm hình sự.
Anh chàng điển trai có khuôn mặt sắc sảo và sống mũi cao nói như diễn thuyết. Phê là dân Hà Nội chính gốc, trắng trẻo, đẹp trai, đang học một trường đại học lớn ở thủ đô. Gã trai Hà Thành bập vào cần sa từ năm lớp 11 và từ đó gắn bó với thứ ma túy thiên nhiên này.
Chúng tôi quen Phê qua một “đồng bọn” của y, cũng là một người bạn thân thiết của một phóng viên. Phải mất đến gần 1 tháng thuyết phục Phê mới đồng ý cho chúng tôi tìm hiểu về quá trình mua bán và sử dụng cần sa.
Theo Phê chia sẻ, giới chơi Cần Cỏ có rất nhiều từ lóng để giữ bí mật khi giao dịch. Ít nhất đã có 6 biệt hiệu để chỉ cần sa như đã nói ở trên. Ngoài ra nó còn có các tên gai dầu, cây lanh mèo, lanh mán, gai mèo, đại ma, hỏa ma.
Với những người buôn bán loại ma túy này thì giới chơi Cần Cỏ gọi họ là “Tổng”. Ví dụ như “Tổng miền Bắc” tức những người làm đầu nậu bán cần sa tại miền Bắc. “Tổng cỏ Mỹ” tức những người làm đầu mối bán Cỏ Mỹ - một loại ma túy tổng hợp có chất THC (delta 9-tetrahydrocannabinol - chất gây kích thích chính) như Cần Sa, nhưng với liều lượng cao hơn nhiều và rất nguy hại với sức khỏe người sử dụng.
Những người được gọi là “Tổng” thường là những người buôn bán cần sa với một số lượng lớn. Bán bao nhiêu mới được coi là số lượng lớn? Chúng tôi hỏi Phê. “Bọn em gọi bán cỏ là đẩy anh ạ. Đẩy có đẩy sỉ và đẩy lẻ. Đẩy sỉ thường là Tổng đẩy, ít nhất là 1 lạng (100gr) trở lên. Lạng ở đây gọi là Lệnh. Ví dụ em bảo em mua 1 lệnh tức là 1 lạng. Có những người họ mua ở Tổng đẩy sỉ rồi họ đẩy lẻ, tức là chia thành nhiều túi nhỏ rồi bán cho những người không có điều kiện mua hẳn lệnh về dùng” - Phê nói lưu loát như đang trình bày trong hội nghị.
Những người “đẩy lẻ” cần sa thường phải mua dụng cụ là cân điện tử và những túi nhỏ đựng thuốc có thể kéo nắp kín. Cân điện tử giúp họ cân cần sa chính xác từng gram khi chia ra bán, túi đựng thuốc chống tiếp xúc với không khí nhằm giữ chất lượng cần sa được lâu hơn.
Chủ hàng bán lẻ thường định giá những túi cần sa của mình theo số chẵn để dễ giao dịch, ví dụ như 100.000đ, 150.000đ, 200.000đ… Phê cho hay, có những mức giá này là để trong lúc giao dịch vội vàng đỡ phải… trả lại tiền thừa.
Nghiền nhỏ chúng ra rồi cuộn vào giấy
Phê liền móc từ góc mũ một gói nhựa nhỏ trong suốt, lập tức một mùi hăng hăng tỏa ra. Lần đầu nhìn thấy cần sa, chúng tôi tò mò bóc túi và sờ tận tay, loại cần sa Phê mang theo giống như búp cây với nhiều hoa đã được sấy khô. Phê lại tiếp tục giảng giải cho “mấy con gà” chúng tôi (theo lời Phê nói).
Cần Sa sau khi đã được chế biến thì được phân làm nhiều loại. Phổ biến nhất là búp cần sa, tức là ngọn cần sa khi có hoa, được cắt xuống rồi tỉa hết lá và phơi khô. Loại này ngon và đắt nhất do chứa nhiều THC và khói rất thơm.
Loại tiếp theo có chất lượng kém hơn được gọi là Ép (Cỏ ép), chúng được làm từ lá, hoa và thân cây cần sa cắt nhỏ, ép chặt thành từng bánh hình chữ nhật. Loại này rẻ hơn nhưng khi sử dụng cũng kém “phê” hơn búp, đồng thời khói cũng khét hơn.
Gần đây có một loại thường được các dân chơi gọi là “Cỏ Mỹ”. Chúng được đóng trong các gói cỡ gói dầu gội, bên trong là một nhúm giống như cần sa được nghiền nhỏ.
Thực chất chúng là các hợp chất hóa học chứa lượng THC cao hơn cần sa nhiều lần. Phê tỏ ra kiêng kị khi nhắc đến Cỏ Mỹ. Gã cho hay loại này làm người dùng “lên” (tức phê) rất nhanh nhưng dễ gây các hậu quả nghiêm trọng như nôn mửa, hôn mê, chóng mặt, mất kiểm soát hành vi…
Chúng tôi liên tục “mắt chữ A mồm chữ O” khi biết sự phức tạp của loại ma túy này. Có lẽ chỉ những dân chơi lâu năm, “thanh niên chuyên cần” lọc lõi như Phê mới thâm hiểu về nó. Phê giới thiệu những kiến thức về cần sa một cách say mê, lưu loát y như một học giả đã nghiên cứu về chúng từ lâu.
Chúng tôi tiếp tục há mồm trợn mắt khi y “lên lớp” về phân loại cần sa. Theo Phê, cần sa có hàng ngàn giống, nhưng tùy theo thổ nhưỡng trồng mà chúng có tên riêng. Ví dụ như Cần Việt (hay còn gọi là hàng Việt) tức là cần sa được trồng ở Việt Nam, có màu xanh và hoa thường nhỏ, búp dài.
Cần Xiêm, tức cần sa được trồng ở Thái Lan, có màu nâu đỏ, búp đặc hoa và có mùi na ná như mùi xoài nên còn được gọi là “hàng Xoài”. Cần K, tức Kush, là loại cần sa thuộc giống Indica, có vị ngọt hoặc chua, thường được sử dụng nhiều trong y học do có tác dụng xoa dịu, thư giãn. Phê bình luận rằng mỗi loại khi sử dụng lại có một vị và “kiểu phê” khác nhau mà chỉ những “chuyên cần lâu năm” đã hút nhiều loại mới cảm nhận được.
Hồi hộp theo chân “dân chơi” mua cần sa
Trò chuyện với Phê nhiều tiếng đồng hồ, chúng tôi gợi ý Phê cho chúng tôi đi cùng khi mua cần sa. Phê phân vân vài phút rồi mới đồng ý, cậu phân bua: “Bây giờ các lực lượng chức năng làm rát quá, bọn bán không thích bán cho khách lạ, chỉ bán cho khách quen. Em dẫn các anh theo nó lại nghi ngờ. Thôi các anh đứng gần gần đấy thôi đừng đứng sát quá”.
Nói xong cậu ta liền rút điện thoại liên lạc với đầu nậu. Sau 5 phút nói chuyện, hỏi han, họ thống nhất gặp nhau ở địa điểm quen thuộc, chúng tôi lên xe và bám theo Phê. Phê vừa đi vừa cho biết họ hẹn gặp nhau ở một con ngõ vắng cách xa nhà Phê và cũng cách xa nhà đầu mối để giảm rủi ro.
Lần này Phê mua 200.000đ “hàng Xiêm”. Chạy xe từ quán cà phê ở quận Hoàn Kiếm, chúng tôi đến một ngõ nhỏ ở gần bến xe Lương Yên. Phê dừng xe và vào một quán trà đá ven đường, y bảo chúng tôi ngồi uống nước cách đó vài mét.
Đợi 5 phút sau một thanh niên đội nón lưỡi trai che nửa mặt đỗ xe trước chúng tôi, Phê và hắn chào nhau ra vẻ rất quen thuộc. Phê mau mắn mời hắn uống trà đá và mở ví đưa tờ 200.000đ cho hắn. Chủ hàng “đẩy lẻ” cũng mau chóng nhét một gói nhỏ vào chiếc túi xách Phê mở sẵn khóa để trên ghế. Sau đó hắn uống hết cốc trà đá, chào Phê rồi lên xe đi thẳng.
Chúng tôi ngạc nhiên vì quá trình mua bán diễn ra mau chóng và dễ dàng đến khó tin. Không một ai bên cạnh để ý những hành động “bất thường” của hai thanh niên. Phê cười khi thấy vẻ ngạc nhiên của chúng tôi, cậu ta nói nhỏ: “Chuyện bình thường".
Phê cho hay, người mua và người bán cần sa thường chọn thời gian giao dịch vào buổi sáng vì thời gian này không có nhiều “động” (từ lóng chỉ Cảnh sát cơ động) làm việc. Nếu giao dịch vào buổi tối thì trên đường di chuyển có nguy cơ cao gặp phải lực lượng cơ động và các chốt 141.
Đầu nậu mà Phê hay mua
Phê cũng chia sẻ luôn cách “chữa cháy” nếu bị cảnh sát cơ động hoặc công an giao thông vẫy vào: “Thường là em giấu cỏ trong mũ lưỡi trai, nếu bị vẫy vào em vứt ngay xuống đất, coi như không liên quan đến mình. Nếu gặp chốt 141 thì nguy hiểm lắm, cẩn thận ‘ngã cầu’ như chơi”.
Rồi gã trai cẩn thận cầm gói cần sa vừa mua cho chúng tôi xem, gói nhựa trong suốt có chứa khoảng 4 búp Cần Sa bằng ngón tay cái, Phê bảo: “200.000 chỉ được tầm này thôi anh ạ, 3 gam. Về phải lọc hết cành ra rồi nghiền. Mua theo lệnh thì rẻ hơn, Cỏ Việt thì cỡ 1.400.000đ đến 1.700.000đ một lệnh, Cỏ Xiêm thì từ 1.500.000đ đến hơn 2000.000đ một lệnh, Cỏ Kush là đắt nhất. Cỏ Mỹ cứ khoảng 300.000đ đến 500.000đ một gói”.
Có vẻ như câu chuyện về cần sa có nhiều vấn đề để tìm hiểu. Chúng tôi bám vào lời tâm tình của Phê và đòi gã phải “dạy” cách dùng bằng được. Phê rủ chúng tôi về nhà vì đằng nào cậu cũng không mang theo “đồ nghề”.
Về đến nơi, Phê cẩn thận khóa cửa rồi moi dưới gầm giường một hộp hình chữ nhật. Trong hộp có một chiếc cối xay tỏi cỡ lòng bàn tay, một tệp giấy cuốn thuốc lá OCB, một tệp giấy cứng. Phê bắt đầu “giảng giải” về cách “chơi” Cần.
Hóa ra nghề chơi cũng lắm công phu, cần sa cũng có nhiều cách sử dụng. Cách thông dụng nhất là nghiền nhỏ rồi cuốn như cuốn thuốc lá để hút. Phê cầm cối xay tỏi lên và bảo: “Đây không phải cối xay hành tỏi đâu, cối xay cần đấy, các răng nó nhỏ hơn nên xay nát hơn. Giấy OCB để cuốn còn tập giấy cứng này là để làm ‘nõ’, ‘nõ’ tức là đầu điếu thuốc lá”.
Sau đó Phê thoăn thoắt dùng kéo tỉa hết cành, chỉ để lại hoa và lá cần sa, y cắt sơ qua rồi để vào cối và xay mạnh. Khoảng 2 phút Sau Phê đổ cần sa từ cối ra, lúc này đã được nghiền nhỏ như thuốc lá vụn. Sau đó gã khéo léo vê tờ giấy cứng thành một ống tròn, đặt lên tờ giấy cuốn và đổ cần sa lên.
Hai tay Phê uyển chuyển như làm một công việc quen thuộc, gã miết giấy cuốn vài cái, cuộn tờ giấy thành hình điếu thuốc rồi liếm ở viền giấy, vuốt nhẹ, một điếu cần sa đã thành hình. Phê dùng một cái que dậm lớp cần sa ở đầu điếu thuốc xuống, nhồi thêm cần sa và vê đầu điếu thuốc chặt lại. Chúng tôi há hốc miệng nhìn kĩ thuật “quỷ khốc thần sầu” của tay thanh niên, y cầm điếu thuốc gắn lên miệng rồi châm lửa hút, thả khói thành vòng tròn một cách điêu luyện.
Ngoài hút trực tiếp như thuốc lá, cần sa còn có thể được dùng bằng cách đun nấu hoặc chưng cất tinh dầu. Phê kể gã có một người bạn “cao thủ” làm bánh cần, kẹo cần, đến nỗi có nhiều người nước ngoài đến Việt Nam du lịch cũng nghe tiếng mà tìm đến.
Nhưng làm thức ăn từ cần sa cần nhiều thời gian để chất THC từ cần sa tan vào thực phẩm, khi sử dụng mất 1 đến vài tiếng mới có cảm giác phê, nhưng bù lại sử dụng bằng cách này sẽ “high” (phê) lâu hơn. Với cách chưng cất tinh dầu thì khá tốn kém, 1 lệnh cần sa có khi chỉ chưng cất được 1 chén tinh dầu, quá trình chưng cất cũng phức tạp và tốn thời gian. Tuy nhiên tinh dầu cần sa tác động lên người sử dụng nhanh hơn khói và thực phẩm cần sa.
Công khai bán hàng trên mạng nhưng để liên hệ mua được thì rất khó.
Cần sa, tốt xấu lẫn lộn?
Hiện nay ở Việt Nam, cần sa là loại ma túy bị luật pháp nghiêm cấm buôn bán và sử dụng. Người mua bán và sử dụng cần sa trái phép có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 500 triệu đồng, tịch thu tài sản, phạt tù từ 7 năm đến 15 năm, 20 năm, chung thân hoặc tử hình, tùy theo mức độ phạm tội đã quy định trong luật. Cũng có nhiều bài báo và tài liệu cảnh báo về tác hại của cần sa như gây ảo giác, tức làm cho sai lệch về tinh thần.
Tùy thuộc vào thần kinh của từng người nghiện cụ thể mà cần sa có những tác động gây ảo giác khác nhau. Ví dụ có những thanh thiếu niên khi hút cần sa thì bỗng cười to dữ dội, lăn ra mà cười, bò quanh dưới đất mà cười. Nhưng cũng có những người khác lại khóc lóc, than thở hoặc có nhiều hành vi hoạt động rất vô nghĩa khác.
Tuy nhiên trên thế giới, có nhiều nước đã sử dụng cần sa như một phương pháp chữa bệnh. Cần sa y tế có thể giúp giảm đau, buồn nôn do hóa trị ở những người bị ung thư và sụt cân ở bệnh nhân HIV- AIDS.
Bọc giấy và châm lửa.
Một số nghiên cứu cũng cho thấy cần sa có thể làm giảm cơn động kinh ở những người bị bệnh động kinh; giảm bớt nhiều triệu chứng xơ cứng như tê cứng cơ, co thắt, đau đớn và đi tiểu thường xuyên. Trong ngành công nghiệp Sợi cũng sử dụng thân cây cần sa làm nguyên liệu.
Như vậy cần sa tốt hay xấu? Câu trả lời phụ thuộc vào người sử dụng. Nếu cần sa được bác sĩ chỉ định và kê đơn để chữa trị một số bệnh thì nó được phục vụ cho mục đích tốt. Nhưng nếu người sử dụng tự ý dùng cần sa bừa bãi thì đó là hành vi vi phạm Pháp luật Việt Nam và có thể gây nhiều hậu quả xấu với cơ thể, trí óc.
Chúng tôi từ biệt Nguyễn Văn Phê với lời dặn dò Phê phải cẩn thận khi sử dụng cần sa , tốt nhất là nên ngừng sử dụng để tránh một ngày nào đó vướng vào vòng lao lý. Không biết anh chàng có thay đổi suy nghĩ không nhưng chúng tôi cầu chúc cho gã sớm từ giã được loại “Cỏ lạ” này.
Từ khóa » Xoài Cam Kush
-
Cam Xoài Kuss Cho Ae Mọi Miền | Facebook
-
420 Phan Thiết - MỘT SỐ THUẬT NGỮ “THỊ TRƯỜNG CHỢ ĐEN ...
-
Xoài Kush
-
Cần Sa Cam, Xoài Là Gì ? | Thông Tin Có ích Về Autocad
-
Cam - Xoài - Kush Đà Lạt, Phú Thọ
-
Cỏ Cam Là Gì - Tạp Chí Cần Sa Việt Nam
-
Monkey__weed - Kush-Cam-Xoài-Xiêm - Instagram
-
Crocodile On Twitter: "Menu Canabis Local : Xoài , Cam . Xoài Lai ...
-
Xoài Kush Cần Sa Bức ảnh Sẵn Có - IStock
-
Cam - Xoài - Kush Đà Lạt, Da Lat
-
Hạt Xoài Nếm - Seed City
-
Channel Telegram Audience Statistics Cam - Xoài - Kush 420 Việt Nam