Thâm Nhập Thị Trường Quốc Tế Chương 8 - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Giáo Dục - Đào Tạo
  4. >>
  5. Cao đẳng - Đại học
thâm nhập thị trường quốc tế chương 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.73 KB, 12 trang )

CHƯƠNG 5:THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNGNHÓM 8:GVHD: Thầy Hồ Quang BửuI/ CÁC QUYẾT ĐỊNH THÂM NHẬP CƠ BẢN.1. Thị trường nào?Trên thế giới hiện nay có trên dưới 200 quốc gia và các vừng lãnh thổ. Vậy một doanhnghiệp có phải thực hiện giao dịch làm ăn được với tất cả quốc gia trong số đó ? Thửthách ở đây là làm sao để quyết định chọn đúng thị trường để một doanh nghiệp đầu tư cóhiệu quả. Việc lựa chọn thị trường dựa trên nhiều yếu tố, sau đây là một số yếu tố cơ bản:- Môi trương chính trị-xã hội: không có+chiếntranhbạođộng+ Sự thay đổi đột ngột về chính quyền cũng như các thể chế chịnh trị+ Luôn xảy ra tình trạng biểu tình, đình công+ Cơ cấu hoạt động yếu kém của bộ máy chính quyền (quan liêu, tham nhũng ...)Ổn định chính trị- xã hội là yếu tố quyết định và tạo sức hút cho thị trường của một nước.Sự ổn định về chính trị là cơ sở tránh bất tắc, rủi ro trong kinh doanh, tạo tin cậy và đảmbảo lợi nhuận cho doanh nghiệp khi đầu tư về lâu dài.Tỷ lệ tăng trưởng của một quốc gia:Các quyết định của doanh nghiệp luôn có sự tác động bởi yếu tố tỷ lệ tăng trưởng. Vì tỷlệ tăng trưởng được xem là kết quả của hệ thống tự do và năng lực tăng trưởng của mộtquốc gia.Ví dụ: Trung Quốc, Ân Độ được xem là những thị trường được đánh giá cao bởi mứctăng trưởng cao, Trong khi đó Inddooneessia lại giảm sức hút đối với các doanh nghiệp vìtốc độ tăng trưởng thấp.- Dân số:Những nước có dân số đông được xem là miếng bánh béo bở cho các nhà đầu tư vàdoanh nghiệp bởi đây là thị trường lớn và tiềm năng khách hàng rất cao.- GDP:Thu nhập bình quân đầu người cũng là yếu tố cần được xem xét.Các quốc gia càng cónăng lực thương mại cao thì người tiêu dùng tại quốc gia đó càng có khả năng mua cácdòng sản phẩm của doanh nghiệp.Đây là lý do vì sao các thị trường như Đức, Pháp, Ý và Anh đem lại nhiều cơ hội cho cácdoanh nghiệp nước ngoài hơn là các thị trường như Pakistan, Indonesia hay Bangladeshdù cho những nước kia có đông dân số hơn.- Chi phí hoạt động để thâm nhập thị trường:Ở mỗi thị trường đều cần có một khoản chi phí để hoạt động kinh doanh tại đó. Các thịtrường như Ý hay Hồng Kong thì cần mức chi phí cực kỳ cao để có thể thâm nhập vàocác kênh siêu thị. Các thị trường Mỹ La tinh hay châu Á thì cần phải đầu tư, nhưng ởmức vừa phải so với châu Âu hay Mỹ.Như vậy sự lựa chọn giữa các thị trường nước ngoài phải đánh giá lợi ích tiềm năng dàihạn. Có thể thấy chi phí và rủi ro của những hoạt động kinh doanh nước ngoài thườngthấp hơn ở các quốc gia ổn định chính trị , đã phát triển, và ngược lại chi phí rủi rothường cao hơn ở những quốc gia chịnh trị không ổn định, kém phát triển. Vậy có thểthấy sự đánh đổi giữa rủi ro- chi phí-lợi ích sẽcó lợi nhất ở thị trường nào và đó là cáchcác nhà doanh nghiệp lựa chọn thị trường để thâm nhập.Nhưng bên cạnh đó có một yếu tố cần thảo luận là giá trị là doanh nghiệp kinh doanhcó thể tạo ra trên thị trường nước ngoài. Điều này phụ thuộc vào sự thích hợp của sảnphẩm đề nghị với thị trường và bản chất của cạnh tranh. Nếu doanh nghiệp đề nghị mộtsản phẩm mà chưa hiện hữu trên thị trường và sản phẩm chưa đáp ứng đủ yêu cầu, giátrị sản phẩm sẽ lớn hơn là đưa ra cùng sản phẩm mà những nhà cạnh tranh và nhữngngười tham gia khác cũng sẵn sàng đề nghị. Giá trị lớn hơn chuyển thành khả năng bángiá cao hơn hoặc doanh thu tăng nhanh chóng.2. Thời gian thâm nhậpMột khi thị trường hấp dẫn đã được xác định, vấn đề quan trọng phải được cân nhắc làthời điểm thâm nhập.- Thâm nhập thị trường sớm:Ưu điểm:+ Giành được ưu thế trước đối thủ cạnh tranh+ Có thời gian để nắm bắt được nhu cầu khách hàng, tạo thói quen cho khách hàng vềthương hiệu của mình trước khi những đối thủ cạnh trạnh vào thị trường.+ Khả năng xây dựng doanh số bán hàng và có kinh nghiệm hơn các đối thủ. Dẫn đến lợithế chi phí của người đi trước.+ Khả năng tạo chi phí chuyển đổi (switching cost) để ràng buộc người tiêu dùngvào vớisản phẩm của họ hoặc dịch vụ. Chi phí chuyển đổi như vậy làm cho những người đi saukhó chiếm lĩnh thị trường.Nhược điểm:+ Chi phí khai phá (pioneeringcost) :chi phí mà người đi trước phải chịu mà người đi saucó thể tránh. Chi phí mở đường bao gồm chi phí thất bại nếu công ty tạo ra những lỗi lầmlớn do thiếu kinh nghiệm. Chi phí này cũng bao gồm chi phí khuyến mại và thành lập sảnphẩm bao gồm cả chi phí huấn luyện khách hàng. Những chi phí này xuất hiện khi kháchhàng không quen với những sản phẩm đề nghị. Ngược lại người đi sau có thể không phảiđầu tư cho huấn luyện hoặc giải thích cho khách hàng nữa. Hơn nữa người đi sau xem xétcách làm của người đi trước và khám phá thị trường, rút kinh nghiệm để đạt thành công.+ Rủi ro do thay đổi chính sách: điều này xảy ra ở những nước đang phát triển nơi cácđiều luật điều chình hoạt động kinh doanh quốc tế vẫn đang được hoàn thiện. Nhữngngười đi trước sẽ gặp bất lợi khi mà sự thay đổi quy định làm vô hiệu hóa các giả thiết vềmô hình kinh doanh tốt nhất cho hoạt động của họ.- Thâm nhập thị trường sau:Ưu điểm:+ Hạn chế về các rủi ro do thay đổi chính sách.+ Giảm các chi phí về nghiên cứu thị trường+ Tiếp thu các tiến bộ KHKT mới.Nhược điểm+ Chi phí nghiên cứu để tạo ra sự khác biệt của sản phẩm+ Sự cạnh tranh của các đối thủ trên thị trường.3. Qui mô và chiến lược thâm nhậpVấn đề cuối cùng mà doanh nghiệp kinh doanh quốc tế cần cân nhắc khi thâm nhập thịtrường là quy mô.Thông thường các nhà doanh nghiệp thích tham gia thị trường bằng quy mô nhỏ và sau-đó khi họ trở nên quen thuộc thị trường đó thì họ sẽ mở rộng từ từ hơn. Bởi vì khi thâmnhập thị trường trên quy mô lớn thì đồng nghĩa với việc đi kèm với giá trị của các bảncam kết chiến lược (cam kết chiến lược có tác động lâu dài và khó đảo ngược).Ưu điểm của quy mô lớn:+ Thu hút khách hàng và nhà phân phối trên cơ sở tạo niềm tin là doanh nghiệp sẽ tiếptục bám trụ trên thị trường này lâu dài+ Hạn chế sự gia nhập thị trường của những đối thủ cạnh tranh.+ Có sự ưu tiên trong nhu cầu, tính kinh tế theo quy mô và các chi phí chuyển đổi.Nhược điểm của quy mô lớn:+ Phải huy đọng hầu hết nguồn lực của mình để thâm nhập thị trường trên quy mô lớn.Suy ra ít nguồn lực để tấn công thị trường khác.+ Cam kết chiến lược lâu dài và khó đảo ngược.Thâm nhập bằng quy mô nhỏƯuđiểm:Cho phép công ty hiểu biết về thị trường trước khi quyết định quy mô thích hợp nhất.Công ty có thời gian thu thập thông tin, tham gia với quy mô nhỏ giảm rủi ro so với quymô lớn.Nhược điểm:Nhưng thiếu cam kết tương ứng với quy mô nhỏ có thể khó khăn hơn so với quy mô nhỏthâm nhập để giữ thị phần và để giữ lợi thế người đi đầu hoặc lợi thế người đến sớm.Công ty tham gia với quy mô nhỏ vào thị trường nước ngoài có thể giới hạn tổn thất nhưcũng giới hạn cơ hội chiếm lợi thế người đầu.II/ CÁC PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP.1. Xuất khẩu.a) Khái niệm :Xuất khẩu là việc sản xuất trong nước và bán hàng hoá (hàng hoá có thể là hữu hìnhhoặc vô hình) cho một nước khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm đồng tiền thanh toán. Tiềntệ có thể là tiền của một trong hai nước hoặc là tiền của một nước thứ ba (đồng tiền dùngthanh toán quốc tế). Doanh nghiệp sản xuất sẽ không can dự vào quá trình bán sản phẩmở nước ngoài và không đầu tư thêm khi sản phẩm đã xuất khẩu.b) Lợi thếTránh được những chi phí đáng kể về thiết lập hoạt động sản xuất ban đầu tại quốc gianhận đầu tư- Giúp doanh nghiệp đạt được đường cong kinh nghiệm và đường cong kinh tế vùng( bằng cách sản xuất những sản phẩm tại vùng tập trung và xuất khẩu chúng tới nhữngthị trường quốc gia khác )c) Bất lợi- Xuất khẩu thị trường nước nhà sẽ là không phù hợp nếu những địa điểm có chi phí thấphơn có thể tìm thấy ở nước ngoài- Chi phí vận chuyển cao có thể khiến xuất khẩu không có tính kinh tế, đặc biệt là vớinhững sản phẩm bán với số lượng lớn- Hàng rào thuế quan có thể khiến việc xuất khẩu mất đi tính kinh tế- Đối với xuất khẩu phát sinh khi doanh nghiệp ủy quyền hoạt động marketing, bán hàngvà dịch vụ của họ ở mỗi nước mà họ có hoạt động kinh doanh cho một công ty khác2. Các dự án chìa khóa trao tay.a) Khái niệm-Dự án chìa khóa trao tay là dự án trong đó một doanh nghiệp đồng ý xây dựng một cơsở hoạt động cho một đối tác nước ngoài và trao lại cơ sở này khi nó sẵn sàng hoạtđộngb) Lợi thế:Thu được nguồn lợi kinh tế kết xù từ những quy trình công nghệ phức tạp trong ngànhhóa dầu hay tinh luyện thép….- Ít rủi ro hơn phương thức FDI thông thườngc) Bất lợi:- Doanh nghiệp tham gia vào một thỏa thuận chài khóa trao tay sẽ không có lợi ích dàihạn ở nước ngoài- Doanh nghiệp tham gia vào một dự án chài khóa trao tay với một hãng nước ngoài cóthể vô tình tạo ra một đối thủ cạnh tranhvd: nhiều doanh nghiệp phương tây đã bán công nghệ hóa lọc dầu cho các công ty ở Ả- rập- xê- út, Kuwait… hiện giờ lại thấy mình phải cạnh tranh với các quốc gia này trênthị trường dầu thế giới)--Nếu quy trình công nghệ của một doanh nghiệp là nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh thìviệc bán đi công nghệ này thông qua dự án chìa khóa trao tay cũng là bán đi lợi thếcạnh tranh cho các đối thủ cạnh tranh tiềm năng hoặc thực tế3. Nhượng quyền.a) Khái niệmMột hợp đồng nhượng quyền là một thỏa thuận trong đó người nhượng quyền trao cácquyền đói với một tài sản vô hình cho người khác (người được nhượng quyền) trong mộtgiai đoạn cụ thể và đổi lại người nhượng quyền nhận được một khoản phí bản quyền từngười nhận nhượng quyền.b) Đặc điểm:Tài sản vô hình bao gồm các bằng sáng chế, các phát minh, công thức, quy trình, thiết kế,tác quyền và thương hiệu.c) Lợi thế:-Doanh nghiệp không phải chịu chi phí phát triển và các rủi ro đi kèm với việc mở cửamột thị trường nước ngoài. Vì người được nhượng quyền sẽ làm công việc này, họ phảiđầu tư phần lớn số vốn cần thiết để hoạt động ở nước ngoài có thể phát triển.-Việc nhượng quyền rất hấp dẫn đối với các doanh nghiệp thiếu vốn để phát triển cáchoạt động ở nước ngoài.Tránh được rào cản đầu tư đối với doanh nghiệp muốn tham gia vào một thị trườngnước ngoài nhưng bị vấp những rào cản như trường hợp của liên doanh Fuji-Xerox.- Thích hợp trong trường hợp một doanh nghiệp sở hữu một tài sản vô hình mà có thểứng dụng vào kinh doanh nhưng họ không muốn tự mình phát triển những cơ sở kinhdoanh đó.d) Bất lợi:- Không giúp doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ hoạt động sản xuất marketing và chiếnlược cần thiết để hiện thực hóa đường cong kinh nghiệm và các lợi thế kinh tế và địađiểm. Hạn chế mạnh mẽ khả năng của doanh nghiệp để thực hiện hóa đường cong kinhnghiệm và các lợi thế kinh tế về địa điểm của việc sản xuất các sản phẩm của họ ở mộtđịa điểm tập trung.- Hạn chế khả năng của một doanh nghiệp trong việc cạnh tranh thị trường toàn cầu đòihỏi doanh nghiệp phải định vị những bước đi chiến lược xuyên suốt các quốc gia bằngcách sử dụng lợi nhuận thu được ở một nước để hỗ trợ các chiến lược cạnh tranh ở mộtnước khác.Rất ít khả năng một công ty được nhượng quyền sẽ cho phép một doanhnghiệp đa quốc gia sử dụng lợi nhuận của họ để hỗ trợ một công ty được nhượng quyềnhoạt động ở một nước khác.- Rủi ro đi kèm với việc nhượng quyền bí quyết công nghệ cho các công ty nướcngoài.Bí quyền về công nghệ cấu thành cơ sở cho lơi thế cạnh tranh của nhiều doanhnghiệp đa quốc gia. Đa số các doanh nghiệp mong muốn duy trì quyền kiểm soát đối-với cách thức bí quyết của họ được sử dụng và một doanh nghiệp có thể nhanh chóngmất quyền kiểm soát đối với công nghệ của mình thông qua việc nhượng quyền.e) Cách hạn chế rủi ro:- Hợp đông nhượng quyền chéo là một trong những cách hạn chế rủi ro đi kèm với việcnhượng quyền bí quyết công nghệ cho các công ty nước ngoài. Dưới một hợp đồngnhượng quyền chéo, doanh nghiệp có thể nhượng quyền một tài sản vô hình nào đó chomột đối tác nước ngoài, nhưng ngoài một khoản phí nhượng quyền, doanh nghiệp cũngcó thể đề nghị đối tác nước ngoài nhượng quyền một bí quyết đáng giá nào đó của họcho mình. Các hợp đồng nhượng quyền chéo cho phép các doanh nghiệp nắm giữ vậtlàm tin của nhau, hạn chế xác suất họ sẽ hành xử một cách cơ hội với nhau.4. Nhượng quyền thương mại.a) Định nghĩa:- Là một dạng đặc biệt của nhượng quyền trong đó người nhượng quyền thương mạikhông chỉ bán các tài sản vô hình (thông thường là một thương hiệu) cho người đượcnhận nhượng quyền thương mại, mà còn yêu cầu người được nhượng quyền thươngmại phải đồng ý tuân thủ những quy tắc khắt khe về quy tắc họ kinh doanh.b) Đặc điểm:- Người nhượng quyền thương mại thường xuyên hỗ trợ người nhận nhượng quyềnthương mại trong việc vận hành doanh nghiệp một cách liên tục.- Nhượng quyền thương mại thường được sử dụng chủ yếu cho các doanh nghiệp dịchvụ.c) Lợi thế:Tương đối giống với nhượng quyền:- Doanh nghiệp được nhẹ gánh về nhiều chi phí và rủi ro của việc tự mình mở đườngvào một thị trường nước ngoài.- Tạo động lực tốt cho người nhận chuyển quyền thương mại để xây dựng một cơ sở làmăn có lãi nhanh nhất có thểd) Bất lợi:- Hạn chế khả năng của doanh nghiệp để lấy lợi nhuận khỏi một nước và hỗ trợ cácchiến dịch cạnh tranh tại một nước khác.- Hạn chế trong việc kiểm soát chất lượng. Vì những người nhận nhượng quyền ở nướcngoài có thể không quan tâm đến chất lượng như họ đáng lẽ phải làm, kết quả của chấtlượng tồi có thể kéo từ việc mất doanh thu bán hàng ở một thị trường nước ngoài cụthể tới sự sụt giảm uy tín toàn cầu của doanh nghiệp.e) Cách hạn chế bất lợi:Một cách giải quyết bất lợi là thiết lập một công ty con ở mỗi nước nơi doanh nghiệp mởrộng tới. Công ty con này có thể thuộc sở hữu hoàn toàn của doanh nghiệp hoặc liêndoanh với công ty nước ngoài. Công ty con đảm đương các quyền và nghĩa vụ đối vớiviệc thành lập các cơ sở nhượng quyền thương mại trên khắp nước đó hay trong khu vực.5. Liên doanh.- Là công ty được thành lập được đồng sở hữu bởi hai hay nhiều doanh nghiệp độc lậpkhác nhau.Dạng liên doanh thông dụng nhất là mỗi bên giữ 50% cổ phần và cùng lập nên mộtđội ngũ quản lý để chia sẻ quyền điều hành. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp đã thànhlập được những công ty liên doanh thường chiếm đa số cổ phần và có quyền kiểmsoát chặt chẽ hơn.VD: Fuji-Xerox đã được thành lập là công ty liên doanh giữa Xerox và Fuji Photo.Trong đó Xerox giữ 25% và Fuji Photo giữ 75%.a) Lợi thế.- Có được những lợi ích từ những hiểu biết của công ty đối tác tại địa phương về nhữngđiều kiện cạnh tranh, văn hóa, ngôn ngữ, hệ thống chính trị và hệ thống kinh doanh ởnước sở tại. Từ đó đỡ tốn chi phí và thời gian để nghiên cứu môi trường văn hóa chínhtrị ,… ở nước ngoài- Chi phí và rủi ro khi kinh doanh tại nước ngoài là cao và việc hợp tác với đối tác địaphương có thể chia sẻ bớt một phần rủi ro và chi phí khi đầu tư kinh doanh.- Không bị ảnh hưởng nhiều về chính trị ở nước kinh doanh. Chịu ít rủi ro về việc bịquốc hữu hóa hoặc bị điều chỉnh gây bất lợi của chính quyền địa phương. Điều này làdo các đối tác chủ sở hữu địa phương có quyền được đảm bảo hơn khi bị chính quyềncan thiệp và việc bị quốc hữu hóa.b) Bất lợi.- Doanh nghiệp tham gia vào công ty liên doanh phải mạo hiểm trao quyền kiểm soátcông nghệ cho công ty đối tác. Nguy cơ bị mất công nghệ của công ty.Có thể giảm thiểu rủi ro này bằng: nắm giữ đa số cổ phần liên doanh , nắm quyền kiểmsoát cao hơn công nghệ của mình. Nhưng khó tìm được đối tác nước ngoài đồng ýnhận cổ phần thiểu số này.Một cách khác: có thể “cách ly” công nghệ chính (năng lực cạnh tranh cốt lõi củadoanh nghiệp) và chia sẻ các công nghệ khác. Như vậy có thể đảm bảo được sự bảomật an toàn cho công nghệ của công ty liên doanh.- Không cho quyền kiểm soát chặt chẽ các công ty con, khó có thể thực hiện lợi ích kinhtế nhờ địa điểm hoặc đường cong kinh nghiệm. Không cho doanh nghiệp quyền kiểmsoát chặt chẽ trong chiến dịch toàn cầu để có thể điều phối chung chống lại địch thủcủa mình.- Chia sẻ quyền sở hữu có thể gây xung đột và tranh quyền kiểm soát giữa các doanhnghiệp đầu tư nếu họ thay đổi mục đích, mục tiêu hoặc thay đổi chiến lược khác.Vd: khi đối tác nước ngoài có thêm nhiều kiến thức về địa phương dẫn đến họ ít phụthuộc vào chuyên môn của đối tác địa phương -> tăng khả năng thương lượng của cácđối tác nước ngoài Xung đột về kiểm soát chiến lược và mục tiêu kinh doanh.Có thể hạn chế bằng : tham gia vào các công ty liên doanh trong đó một đối tác có nhucầu kiểm soát.6. Công ty con.Là chi nhánh thuộc sở hữu toàn bộ, doanh nghiệp chiếm 100% vốn cổ phần.Có 2 cách thực hiện:---Thiết lập hoạt động mới tại quốc gia đó (công ty con thành lập mới 100%)Thâu tóm công ty đã được thành lập ở quốc gia đó và sử dụng công ty để quảng bá sảnphẩm của mình.Vd: ING thâu tóm một hãng đã thành lập tại Mỹ hơn là xây mới hoàn toàna) Lợi thế.Giảm nguy cơ mất quyền kiểm soát doanh nghiệp.Kiểm soát chặt chẽ hoạt động công ty ở các quốc gia khác nhau, có thể tiến hành chiếnlược phối hợp toàn cầu.Có thể hiện thực hóa các lợi thế kinh tế nhờ địa điểm và đường cong kinh nghiệm.Công ty con có thể chuyên sản xuất một phần hay một số bộ phận của sản phẩm và traođổi với các bộ phận của các công ty con khác trong hệ thống toàn cầu của hãng.Các công ty con không bị sự chi phối bởi các công ty khác, nắm lợi nhuận 100% thuđược từ việc kinh doanh ở nước ngoài.b) Bất lợi.Là phương pháp tốn kém nhấtChịu toàn bộ chi phí và rủi ro của việc thiết lập các hoạt động ở nước ngoài.Phải học hỏi về đất nước, nền văn hóa và rủi ro nhiều hơn so với việc mua lại doanhnghiệp đã thành lập sẵn ở nước sở tại.Tuy nhiên việc mua lại phát sinh thêm nhiều vấn đề bao gồm cả việc cố gắng kết nốicác nền văn hóa khác nhau của hai bên. Những vấn đề này gây tổn thất hơn những lợiích mà việc mua lại công ty tại nước sở tại đem lại. vì vậy việc lựa chọn thành lập côngty mới hoặc mua lại là một quyết đinh quan trọng.III/ LỰA CHỌN PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP.Năng lực cốt lõi và phương thức thâm nhậpBý quyết công nghệLợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp (năng lực cốt lõi) được dựa trên quyền kiểmsoát đối với bí quyết công nghệ độc quyềnĐối với bí quyết công nghệ thì nên tránh các thỏa thuận nhượng quyền và công ty liêndoanh để tránh nguy cơ làm mất quyền kiểm soát bí quyết công nghệ đó. Như vậy, nếumột công ty công nghệ cao thiết lập hoạt động ở nước ngoài để tạo lợi nhuận từ mộtnăng lực cạnh tranh cốt lõi nhờ vào bí quyết công nghệ, có khả năng họ sẽ làm điều ấythông qua một “chi nhánh sở hữu toàn bộ”Nhưng không phải lúc nào quy tắc này cũng đúng, như trường hợp khi bí quyết côngnghệ chỉ mang tính tạm thời, bị chiếm đoạt công nghệ hay bắt chước công nghệ củađối thủ cạnh tranh nhận thấy thì nhượng quyền và công ty liên doanh là một lựa chọnthích hợp. Lợi ích của việc sử dụng phương pháp nhượng quyền và công ty liên doanhlà:Giảm rủi ro do những người nhận nhượng quyền và đối tác liên doanh chiếm đoạtbí quyếtCó được sự chấp nhận của thế giới đối với công nghệ của mìnhNgăn chặn đối thủ phát triển công nghệ đóKhiến công nghệ của mình thành mô hình chủ đạo trong ngành công nghiệpĐảm bảo dòng tiền bản quyền ổn định.-Bí quyết quản lý:Lợi thế cạnh tranh của nhiều công ty dịch vụ dựa trên bí quyết quản lý.Các công ty này thường ưu chuộng sự kết hợp nhượng quyền thương mại và các côngty con để:Kiểm soát việc nhượng quyền thương mại trong phạm vi cụ thểNếu công ty con là công ty liên doanh thì dễ dang được chính quyền chấp nhận vàcó một mức độ hiểu biết về địa phuong đó-Phương thức thâm nhập và những áp lực về chi phíĐối với những áp lực chi phí càng lớn, thì nhiều công ty sẽ lựa chọn kết hợp giữa xuấtkhẩu và chi nhánh sở hữu toàn bộ bằng cách sản xuất từ ở những địa điểm có đk tối ưuxuất khẩu sang phần còn lại trên thế giới, khi đó các công ty con sẽ sở hữu toàn bộ vàchịu trách nhiệm giám sát việc phân phối tại nước của họ. Lợi ích của chiến lược nàylà:-Công ty có khả năng kiểm soát về tiếp thị mà có thể là cần thiết để điều phối chuỗi giátrị toang cầu bị phân tánCông tý có khả năng sử dụng lợi nhuận tạo ra nâng cao vị thế cạnh tranh.Nói cách khác các công ty theo đuổi sự chuẩn hóa toàn cầu hoặc xuyên quốc giathường chọn thiết lập công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn.V/ LỰA CHỌN ĐẦU TƯ MỚI HAY THÂU TÓM?1. Thâu tóm.M&A (Mergers & Acquisitions) là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp, bộphận doanh nghiệp (gọi chung là doanh nghiệp) thông qua việc sở hữu một phần hoặctoàn bộ doanh nghiệp đó.Mục đích của M&A là giành quyền kiểm soát doanh nghiệp ở mức độ nhất định chứkhông đơn thuần là chỉ sở hữu một phần vốn góp hay cổ phần của doanh nghiệp nhưcác nhà đầu tư nhỏ lẻ. Vì vậy, khi một nhà đầu tư đạt được mức sở hữu phần góp vốn,cổ phần của doanh nghiệp đủ đề tham gia, quyết định các vấn đề quan trọng của doanhnghiệp thì khi đó mới có thể coi đây là hoạt động M&A. Ngượ c lại thì chỉ được coi làhoạt động đầu tư thông thường.M&A dường như đã trở thành một cụm từ được phát âm cùng nhau, cùng nghĩa vớinhau, tuy nhiên thực tế chúng có những điểm khác biệt và cần hiểu rõ giữ sát nhập vàmua lại.2. Thành lập mới.a) Ưu điểm:Hoàn toàn có khả năng to lớn để xây dựng một công ty mới ở thị trường nước ngoàiđúng như mong muốn.Thiết lập mới những nguyên tắc hoạt động hàng ngày sẽ dễ dàng hơn là thay đổi nhữngthói quen cũ của việc thâu tóm hay sáp nhập.b) Nhược điểm:Mất một thời gian dài để phát triển và điều này thì cũng khá là rủi ro.Doanh thu, lợi nhuận trong tương lai của cty sẽ không chắc chắnThị trường có thể bị chiếm mất do các đối thủ cạnh tranh khác nhảy vào nhờ thâu tóm.

Tài liệu liên quan

  • Một số lí luận cơ bản về chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế của doanh nghiệp Một số lí luận cơ bản về chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế của doanh nghiệp
    • 90
    • 806
    • 1
  • Vai trò của hoạt động nhượng quyền thương mại đối với việc thâm nhập thị trường quốc tế Vai trò của hoạt động nhượng quyền thương mại đối với việc thâm nhập thị trường quốc tế
    • 94
    • 960
    • 1
  • bài giảng kinh doanh quốc tế chương 10 CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ bài giảng kinh doanh quốc tế chương 10 CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ
    • 54
    • 1
    • 2
  • đề tài ảnh hưởng của rào cản pháp lí - đăng kí thương hiệu đối với các doanh nghiệp việt nam trong việc thâm nhập thị trường quốc tế nước mắm phú quốc - trung nguyên coffee đề tài ảnh hưởng của rào cản pháp lí - đăng kí thương hiệu đối với các doanh nghiệp việt nam trong việc thâm nhập thị trường quốc tế nước mắm phú quốc - trung nguyên coffee
    • 25
    • 2
    • 4
  • Thuyết trình quản trị kinh doanh quốc tế hình thức thâm nhập thị trường quốc tế Thuyết trình quản trị kinh doanh quốc tế hình thức thâm nhập thị trường quốc tế
    • 18
    • 615
    • 3
  • tiểu luận  chiến lược marketing quốc tế  đưa sản phẩm nem lai vung® tỉnh đồng tháp – việt nam thâm nhập thị trường quốc tế tiểu luận chiến lược marketing quốc tế đưa sản phẩm nem lai vung® tỉnh đồng tháp – việt nam thâm nhập thị trường quốc tế
    • 28
    • 1
    • 6
  • Thuyết trình: Các hình thức thâm nhập thị trường quốc tế Thuyết trình: Các hình thức thâm nhập thị trường quốc tế
    • 22
    • 1
    • 0
  • Đề tài “Nhượng quyền kinh doanh và vận dụng của các doanh nghiệp Việt Nam để thâm nhập thị trường quốc tế” pdf Đề tài “Nhượng quyền kinh doanh và vận dụng của các doanh nghiệp Việt Nam để thâm nhập thị trường quốc tế” pdf
    • 33
    • 666
    • 0
  • CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ CỦA DOANH NGHIỆP pdf CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ CỦA DOANH NGHIỆP pdf
    • 77
    • 699
    • 0
  • Bài tập quản trị kinh doanh quốc tế  mục đích và nội dung thâm nhập thị trường quốc tế Bài tập quản trị kinh doanh quốc tế mục đích và nội dung thâm nhập thị trường quốc tế
    • 37
    • 706
    • 4

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(36.63 KB - 12 trang) - thâm nhập thị trường quốc tế chương 8 Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Ví Dụ Về Thâm Nhập Thị Trường Quốc Tế