Thẩm Quyền Giải Quyết Yêu Cầu Tuyên Bố Mất Tích?
Có thể bạn quan tâm
- Thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố mất tích?
- Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích?
- Chi phí yêu cầu tuyên bố một người mất tích?
Thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố mất tích?
Căn cứ khoản 3 Điều 27 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về những yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án như sau:
“Điều 27. Những yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
[...]
3. Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích.
[...]"
Theo khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về thẩm quyền giải quyết các yêu cầu dân sự như sau:
Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
[...]
2. Thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi người bị yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
b) Tòa án nơi người bị yêu cầu thông báo tìm kiếm vắng mặt tại nơi cư trú, bị yêu cầu tuyên bố mất tích hoặc là đã chết có nơi cư trú cuối cùng có thẩm quyền giải quyết yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó, yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết;
c) Tòa án nơi người yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cư trú, làm việc có thẩm quyền hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Tòa án đã ra quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết;
[...]”
Theo đó, yêu cầu tuyên bố một người mất tích thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, nơi người bị yêu cầu tuyên bố mất tích cư trú.
Thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố mất tích?
Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích?
Về thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích được quy định từ Điều 387 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 đến Điều 389 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, cụ thể:
“Điều 387. Đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích
1. Người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích theo quy định của Bộ luật dân sự.
2. Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã biệt tích 02 năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hoặc đã chết và chứng minh cho việc người yêu cầu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm; trường hợp trước đó đã có quyết định của Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú thì phải có bản sao quyết định đó.”
Như vậy, người yêu cầu gửi đơn yêu cầu đến Tòa án nơi người bị yêu cầu tuyên bố mất tích cư trú. Kèm theo đó là tài liệu, chứng cứ để chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã biệt tích 02 năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hoặc đã chết và chứng minh cho việc người yêu cầu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm.
“Điều 388. Chuẩn bị xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích
1. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích, Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích.
2. Nội dung thông báo và việc công bố thông báo được thực hiện theo quy định tại Điều 384 và Điều 385 của Bộ luật này. Thời hạn thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích là 04 tháng, kể từ ngày đăng, phát thông báo lần đầu tiên.
3. Trong thời hạn thông báo, nếu người bị yêu cầu tuyên bố mất tích trở về và yêu cầu Tòa án đình chỉ việc xét đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích.
4. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn thông báo quy định tại khoản 2 Điều này thì Tòa án phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu.”
Theo đó, Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu. Thời hạn thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích là 04 tháng, kể từ ngày đăng, phát thông báo lần đầu tiên. Nếu người bị yêu cầu tuyên bố mất tích trở về trong thời hạn thông báo và yêu cầu Tòa án đình chỉ việc xét đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu. Trường hợp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn thông báo mà vẫn không tìm thấy người mất tích thì Tòa án phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu.
“Điều 389. Quyết định tuyên bố một người mất tích
Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định tuyên bố một người mất tích; trường hợp có yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích đó và được chấp nhận thì trong quyết định tuyên bố một người mất tích, Tòa án còn phải quyết định áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người đó theo quy định của Bộ luật dân sự.”
Như vậy, đơn yêu cầu được chấp nhận thì Tòa án ra quyết định tuyên bố một người mất tích, nếu có yêu cầu áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người mất tích và được chấp nhận thì trong quyết định tuyên bố một người mất tích, Tòa án còn phải quyết định áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người đó.
Chi phí yêu cầu tuyên bố một người mất tích?
Theo bảng danh mục lệ phí Tòa án quy định tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 thì lệ phí sơ thẩm giải quyết yêu cầu về dân sự, cụ thể yêu cầu tuyên bố một người mất tích là 300.000 đồng.
Từ những căn cứ trên, bạn muốn yêu cầu tuyên bố vợ bạn mất tích thì gửi yêu cầu đến Tòa án, nơi vợ bạn cư trú, kèm theo các tài liệu, chứng cứ để chứng minh việc vợ bạn đã biệt tích 02 năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hoặc đã chết, dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm. Sau khi Tòa án chấp nhận đơn yêu cầu sẽ ra thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích, hết thời hạn thông báo mà vợ bạn vẫn chưa trở về thì Tòa án sẽ mở phiên họp xét đơn yêu cầu. Nếu đơn yêu cầu của bạn được chấp nhận thì Tòa án ra quyết định tuyên bố vợ bạn mất tích.
Từ khóa » đơn Tuyên Bố Mất Tích
-
Mẫu đơn Yêu Cầu Tuyên Bố Một Người Mất Tích Mới Nhất Năm 2022
-
Mẫu Đơn Yêu Cầu Tuyên Bố Mất Tích Kèm Hướng Dẫn - LuatVietnam
-
Hướng Dẫn Thủ Tục Tuyên Bố Một Người Mất Tích - LuatVietnam
-
Tuyên Bố Mất Tích Là Gì? Trình Tự, Thủ Tục để Tuyên Bố Một Người Mất ...
-
Tuyên Bố Một Người Mất Tích - Thư Viện Pháp Luật
-
Trình Tự Thủ Tục Tuyên Bố Một Người Mất Tích - FBLAW
-
THỦ TỤC TUYÊN BỐ MỘT NGƯỜI MẤT TÍCH
-
Thủ Tục Tuyên Bố Một Người Mất Tích | Luật Sư Bảo Hộ Quyền Lợi, Tư ...
-
MẪU ĐƠN YÊU CẦU TUYÊN BỐ MẤT TÍCH - Luật Sư Ly Hôn
-
QUY ĐỊNH VỀ VIỆC LY HÔN VỚI NGƯỜI BỊ TUYÊN BỐ MẤT TÍCH
-
THỦ TỤC YÊU CẦU TUYÊN BỐ MỘT NGƯỜI MẤT TÍCH TẠI TOÀ ÁN
-
- Yêu Cầu Tuyên Bố Người Mất Tích - VIETTHINK
-
Thủ Tục Tuyên Bố Một Người Mất Tích Như Thế Nào? - Luật Long Phan