Thẩm Quyền Thành Lập Ban Biên Tập Và Ban Hành Quy Chế Hoạt ...
Có thể bạn quan tâm
- Vai trò của cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước
- Tên miền truy cập cổng thông tin điện tử
- Thông tin chủ yếu của Cổng thông tin điện tử
- Thẩm quyền thành lập Ban Biên tập và ban hành Quy chế hoạt động Ban Biên tập Trang Thông tin điện tử có phải do chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định không?
Thế nào là Cổng thông tin điện tử?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 43/2011/NĐ-CP, quy định cổng thông tin điện tử là điểm truy cập duy nhất của cơ quan trên môi trường mạng, liên kết, tích hợp các kênh thông tin, các dịch vụ và các ứng dụng mà qua đó người dùng có thể khai thác, sử dụng và cá nhân hóa việc hiển thị thông tin.
Vai trò của cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 43/2011/NĐ-CP, quy định về vai trò của cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước, như sau:
"Điều 4. Vai trò của cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước
1. Cổng thông tin điện tử của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ là cổng tích hợp thông tin của toàn ngành, lĩnh vực do cơ quan quản lý và được tích hợp thông tin dịch vụ công trực tuyến của tất cả các cơ quan, đơn vị trực thuộc.
2. Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cổng tích hợp thông tin các lĩnh vực quản lý nhà nước trên phạm vi địa bàn của tỉnh và được tích hợp thông tin dịch vụ công trực tuyến của tất cả cơ quan chuyên môn trực thuộc và Ủy ban nhân dân cấp huyện của tỉnh.
3. Thông tin đăng tải trên cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước là thông tin chính thống của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng."
Tên miền truy cập cổng thông tin điện tử
Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 43/2011/NĐ-CP, quy định về tên miền truy cập cổng thông tin điện tử, cụ thể như sau:
- Tên miền truy cập cổng thông tin điện tử của cơ quan phải sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” và tuân thủ theo quy tắc sau:
+ Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ: là tên miền cấp 3 có dạng: tenbonganh.gov.vn; mỗi cơ quan có 01 tên miền là tên cơ quan viết tắt bằng tiếng Việt không dấu, 01 tên miền là tên cơ quan viết tắt bằng tiếng Anh theo quy định của Bộ Ngoại giao.
Các cơ quan trực thuộc có tối thiểu tên miền cấp 4 là tên viết tắt của cơ quan bằng tiếng Việt không dấu hoặc tiếng Anh theo dạng: tendonvi.tenbonganh.gov.vn.
+ Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: là tên miền cấp 3 sử dụng tên đầy đủ của tỉnh, thành phố bằng tiếng Việt không dấu theo dạng: tentinhthanh.gov.vn.
Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có tên miền truy cập là: hochiminhcity.gov.vn.
Các cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh, thành phố có tối thiểu tên miền cấp 4 là tên viết tắt của cơ quan bằng tiếng Việt không dấu hoặc tiếng Anh theo dạng: tencoquan.tentinhthanh.gov.vn.
+ Đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện: là tên miền cấp 4 sử dụng tên đầy đủ của địa phương bằng tiếng Việt không dấu theo dạng: tenquanhuyen.tentinhthanh.gov.vn.
- Cơ quan chủ quản có trách nhiệm bổ sung, thay đổi tên miền truy cập theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Tên miền
Thông tin chủ yếu của Cổng thông tin điện tử
Căn cứ tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 43/2011/NĐ-CP, quy định về Cổng thông tin điện tử phải có các nội dung sau đây:
- Thông tin giới thiệu:
+ Đối với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các Cục, Tổng cục và cơ quan tương đương, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải có tối thiểu những thông tin về sơ đồ, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị trực thuộc; tóm lược quá trình hình thành và phát triển của cơ quan; tiểu sử tóm tắt và nhiệm vụ đảm nhiệm của lãnh đạo cơ quan.
+ Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ủy ban nhân dân cấp huyện phải có tối thiểu thông tin về tổ chức bộ máy hành chính, bản đồ địa giới hành chính đến cấp phường, xã, điều kiện tự nhiên, lịch sử, truyền thống văn hóa, di tích, danh thắng; tiểu sử tóm tắt và nhiệm vụ đảm nhiệm của lãnh đạo cơ quan.
- Tin tức, sự kiện: các tin, bài về hoạt động, các vấn đề liên quan thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan.
- Thông tin chỉ đạo, điều hành bao gồm: ý kiến chỉ đạo, điều hành của thủ trưởng cơ quan đã được thống nhất và chính thức ban hành bằng văn bản; ý kiến xử lý, phản hồi đối với các kiến nghị, yêu cầu của tổ chức, cá nhân; thông tin khen thưởng, xử phạt đối với tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực quản lý nhà nước của cơ quan; lịch làm việc của lãnh đạo cơ quan.
- Thông tin tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách: tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn việc thực hiện pháp luật và chế độ, chính sách đối với những lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan.
- Chiến lược, định hướng, quy hoạch, kế hoạch phát triển:
+ Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ cung cấp thông tin về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố cung cấp thông tin về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực tại địa phương.
+ Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp huyện cung cấp thông tin về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội bao gồm tối thiểu các lĩnh vực:
++ Chính sách ưu đãi, cơ hội đầu tư, các dự án mời gọi vốn đầu tư;
++ Quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
++ Quy hoạch, kế hoạch và hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên;
++ Quy hoạch thu gom, tái chế, xử lý chất thải; danh sách, thông tin về các nguồn thải, các loại chất thải có nguy cơ gây hại tới sức khỏe con người và môi trường; khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái ở mức nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường.
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành và văn bản quản lý hành chính có liên quan: nêu rõ hình thức văn bản, thẩm quyền ban hành, số ký hiệu, ngày ban hành, ngày hiệu lực, trích yếu, tệp văn bản cho phép tải về. Cung cấp công cụ tìm kiếm văn bản.
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ và cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải đăng tải Công báo điện tử bao gồm những thông tin: số công báo, ngày ban hành, danh mục văn bản đăng trong công báo và trích yếu nội dung đối với mỗi văn bản.
- Thông tin về dự án, hạng mục đầu tư, đấu thầu, mua sắm công:
+Danh sách các dự án đang chuẩn bị đầu tư, các dự án đang triển khai, các dự án đã hoàn tất;
+Mỗi dự án cần có các thông tin gồm: tên dự án, mục tiêu chính, lĩnh vực chuyên môn, loại dự án, thời gian thực hiện, kinh phí dự án, loại hình tài trợ, nhà tài trợ, tình trạng dự án.
- Mục lấy ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân:
+Tiếp nhận phản ánh; kiến nghị của tổ chức, cá nhân về quy định hành chính theo quy định của pháp luật;
+ Đăng tải danh sách văn bản quy phạm pháp luật, chủ trương chính sách cần xin ý kiến;
+ Cung cấp các thông tin và chức năng; toàn văn nội dung vấn đề cần xin ý kiến; thời hạn tiếp nhận ý kiến góp ý; xem nội dung các ý kiến góp ý; nhận ý kiến góp ý mới; địa chỉ, thư điện tử của cơ quan, đơn vị tiếp nhận ý kiến góp ý.
- Thông tin liên hệ của cán bộ, công chức có thẩm quyền bao gồm họ tên, chức vụ, đơn vị công tác, số điện thoại/fax, địa chỉ thư điện tử chính thức.
- Thông tin giao dịch của cổng thông tin điện tử bao gồm: địa chỉ, điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử chính thức để giao dịch với tổ chức, cá nhân.
Thẩm quyền thành lập Ban Biên tập và ban hành Quy chế hoạt động Ban Biên tập Trang Thông tin điện tử có phải do chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Nghị định 43/2011/NĐ-CP như sau:
“Điều 21. Ban Biên tập cổng thông tin điện tử
1. Ban Biên tập cổng thông tin điện tử là bộ phận giúp việc cho Thủ trưởng cơ quan chủ quản trong việc tiếp nhận, xử lý, biên tập, cập nhật thông tin và phối hợp xử lý dịch vụ công để đảm bảo hoạt động của cổng thông tin điện tử. Bộ phận chuyên trách về công nghệ thông tin của cơ quan chủ quản là cơ quan thường trực của Ban Biên tập.
2. Quy mô và tổ chức của Ban Biên tập cổng thông tin điện tử do Thủ trưởng cơ quan chủ quản quyết định căn cứ trên tình hình thực tế.
3. Ban Biên tập cổng thông tin điện tử gồm có Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban và các thành viên. Lãnh đạo Ban Biên tập có thể làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Chế độ làm việc của các thành viên do Thủ trưởng cơ quan chủ quản quyết định.
4. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ban Biên tập.”
Như vậy, theo quy định trên thì quy mô và tổ chức của Ban Biên tập cổng thông tin điện tử do thủ trưởng cơ quan chủ quản quyết định căn cứ trên tình hình thực tế. Trường hợp nếu Ban Biên tập mà bạn nhắc đến là Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý thì sẽ do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập.
Từ khóa » Ban Biên Tập Cổng Thông Tin điện Tử Tỉnh
-
QUYẾT ĐỊNH Kiện Toàn Ban Biên Tập Cổng Thông Tin điện Tử Huyện ...
-
Quyết định Thành Lập Ban Biên Tập Cổng Thông Tin điện Tử Tỉnh Lai ...
-
Quyết định Kiện Toàn Ban Biên Tập Trang Thông Tin điện Tử Sở Nội Vụ
-
Quy Chế Tổ Chứcvà Hoạt động Ban Biên Tập Trang Thông Tin điện Tử
-
Ban Biên Tập Cổng TTĐT Tỉnh
-
Quyết định Kiện Toàn Ban Biên Tập Trang Thông Tin điện Tử Huyện ...
-
Quyết định Kiện Toàn Ban Biên Tập - Cổng Thông Tin điện Tử Tỉnh
-
Quyết định Số 164/QĐ-VP Về Việc Kiện Toàn Ban Biên Tập Cổng ...
-
Thành Lập Ban Biên Tập Cổng Thông Tin điện Tử Tỉnh Quảng Nam
-
Kiện Toàn Ban Biên Tập Cổng Thông Tin điện Tử Tỉnh Quảng Ninh
-
Ban Biên Tập Cổng Thông Tin điện Tử Đảng Bộ Tỉnh Triển Khai Nhiệm ...
-
Quyết định Về Việc Thành Lập Ban Biên Tập Trang Thông Tin điện Tử ...
-
Ban Hành Quy Chế Làm Việc Của Ban Biên Tập Trang Thông Tin điện Tử ...
-
Quy Chế Hoạt động Ban Biên Tập Trang Thông Tin điện Tử