Thẩm Quyền Tịch Thu Tang Vật Vi Phạm Hành Chính? - Luật Hoàng Phi
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- Tịch thu tang vật là gì?
- Thủ tục tịch thu tang vật
- Xử lý tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu
- Thủ tục xử lý tang vật
- Ai là người có Thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính?
- Trưởng Công an xã có thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính hay không?
Thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính của các chức danh có thẩm quyền xử phạt phụ thuộc vào mức phạt tiền của chức danh đó, tức là, một chức danh có thẩm quyền phạt tiền đến mức bao nhiêu thì chỉ được phép tịch thu tang vật, phương tiện có giá trị đến mức đó.
Vậy cụ thể Thẩm quyền tịch thu tang vật vi phạm hành chính được quy định tại đâu? Trưởng Công an xã có thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính hay không? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi bài viết để có thêm thông tin hữu ích.
Tịch thu tang vật là gì?
Điều 26 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức.
Thủ tục tịch thu tang vật
Căn cứ theo Điều 81 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020 quy định về thủ tục tịch thu tang vật như sau:
Khi tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 26 của Luật này, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, số đăng ký (nếu có), tình trạng, chất lượng của vật, tiền, hàng hoá, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và phải có chữ ký của người tiến hành tịch thu, người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến; trường hợp người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt vắng mặt thì phải có hai người chứng kiến. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cần được niêm phong thì phải niêm phong ngay trước mặt người bị xử phạt, đại diện tổ chức bị xử phạt hoặc người chứng kiến. Việc niêm phong phải được ghi nhận vào biên bản.
Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đang bị tạm giữ, người có thẩm quyền xử phạt thấy tình trạng tang vật, phương tiện có thay đổi so với thời điểm ra quyết định tạm giữ thì phải lập biên bản về những thay đổi này; biên bản phải có chữ ký của người lập biên bản, người có trách nhiệm tạm giữ và người chứng kiến.
Xử lý tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu
Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu không thuộc trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 82 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì cơ quan ra quyết định tịch thu phải ký hợp đồng bán đấu giá với tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi xảy ra hành vi vi phạm hành chính.
Trường hợp không thuê được tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp, thì cơ quan đã ra quyết định tịch thu thành lập Hội đồng để bán đấu giá. Thành phần, trình tự, thủ tục bán đấu giá của hội đồng được thực hiện theo quy định của pháp luật bán đấu giá tài sản đối với Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt.
Thủ tục xử lý tang vật
Theo khoản 2 Điều 12 Nghị định 81/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 22 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP thì sau khi đã ký hợp đồng bán đấu giá tài sản, cơ quan đã ra quyết định tịch thu tiến hành chuyển giao tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và lập biên bản chuyển giao. Biên bản phải ghi rõ ngày, tháng, năm chuyển giao; người chuyển giao; người nhận chuyển giao; chữ ký có đóng dấu (nếu có) của người chuyển giao, người nhận chuyển giao; số lượng, tình trạng tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu; trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện bị tịch thu để bán đấu giá.
Trong trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu là hàng hóa cồng kềnh hoặc có số lượng lớn, thì tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp đã được thuê bán đấu giá tiếp tục ký hợp đồng bảo quản tài sản với nơi đang giữ tang vật, phương tiện đó. Địa điểm tổ chức bán đấu giá tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
Ai là người có Thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính?
Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 quy định về người có thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bao gồm:
– Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp: gồm cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh.
– Công an nhân dân;
– Bộ đội biên phòng;
– Cảnh sát biển;
– Hải quan;
– Kiểm lâm;
– Cơ quan thuế;
– Quản lý thị trường;
– Thanh tra;
– Cảng vụ hàng không, Cảng vụ hàng hải; Cảng vụ đường thủy nội địa;
– Tòa án nhân dân;
– Cơ quan thi hành án dân sự;
– Cơ quan quản lý lao động ngoài nước;
– Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài;
Trưởng Công an xã có thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính hay không?
Căn cứ Khoản 3 Điều 76 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 28 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 quy định thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân như sau:
“ 3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 2.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.”
Như vậy, theo quy định trên thì Trưởng Công an xã vẫn có thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Tuy nhiên, giá trị của những tang vật, phương tiện đó không được quá 2.500.000 đồng.
Từ khóa » Tịch Thu Tang Vật Vphc
-
Thủ Tục Xử Lý Tang Vật Vi Phạm Hành Chính - Luật Long Phan
-
Quy định Về Tang Vật Trong Vụ Việc Vi Phạm Hành Chính Thì Xử Lý Như ...
-
Thẩm Quyền Tịch Thu Tang Vật, Phương Tiện Vi Phạm Hành Chính đối ...
-
Mẫu Quyết định Tịch Thu Tang Vật Vi Phạm Hành Chính (MQĐ 13)
-
Tang Vật Là Gì? Tịch Thu Tang Vật, Phương Tiện Vi Phạm Hành Chính
-
Thủ Tục Tịch Thu Tang Vật Vi Phạm Hành Chính - Chuyên Tư Vấn Luật
-
Thủ Tục Tịch Thu, Xử Lý Tang Vật, Phương Tiện Vi Phạm Hành Chính
-
Tạm Giữ Và Xử Lý Tang Vật, Phương Tiện, Giấy Phép, Chứng Chỉ Hành ...
-
Nghị định Số 138/2021/NĐ-CP Ngày 31 Tháng 12 Năm ... - Medinet
-
Tàng Trữ Trái Phép Tang Vật, Phương Tiện Vi Phạm Hành Chính Là Gì ?
-
Số / Kí Hiệu - Cổng Thông Tin điện Tử VPUBND TP Hồ Chí Minh
-
Nghị định Số 31/2020/NĐ-CP Sửa đổi, Bổ Sung Một Số điều Của Nghị ...
-
[DOC] Mẫu Biên Bản Số 06 - Stp@.vn
-
[DOC] Thực Trạng Việc Thực Hiện Pháp Luật Về Xử Lý Vi Phạm Hành Chính