Thẩm Quyền Xử Lý Khối Lượng Phát Sinh Trong Dự án Do UBND Huyện ...
Có thể bạn quan tâm
Khi thực hiện dự án đầu tư, vì nhiều lý do khác nhau mà có thể phát sinh khối lượng công việc nằm ngoài phạm vi tiên lượng của thiết kế ban đầu. Điều chỉnh dự án đầu tư trong các trường hợp được điều chỉnh dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước như do ảnh hưởng của thiên tai, sự cố môi trường, địch họa, hỏa hoạn và các yếu tố bất khả kháng khác. Vậy cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền xử lý khối lượng phát sinh trong dự án do UBND huyện quyết định đầu tư? Bài viết dưới đây, Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA sẽ giới thiệu quy định về UBND huyện quyết định đầu tư, thẩm quyền điều chỉnh dự án của UBND huyện.
Mục lục bài viết
- 1 1. UBND cấp huyện quyết định đầu tư
- 2 2. Thẩm quyền điều chỉnh dự án của UBND cấp huyện
1. UBND cấp huyện quyết định đầu tư
Theo quy định Điều 35 của Luật đầu tư công năm 2019 có quy định về thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án như sau:
‘Điều 35. Thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư chương trình, dự án sau đây:
a) Chương trình đầu tư công đã được Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư;
b) Dự án nhóm B, nhóm C do cấp mình quản lý, trừ dự án quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
5. Trường hợp điều chỉnh quyết định đầu tư chương trình, dự án, thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 43 của Luật này.’
Về nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp huyện được hướng dẫn cụ thể như sau:
– Tổ chức lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm thuộc cấp mình quản lý.
– Tổ chức thẩm định chương trình, dự án thuộc cấp mình quản lý.
– Trình Hội đồng nhân dân cùng cấp các nội dung sau đây:
+ Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư công sử dụng vốn ngân sách địa phương, bao gồm vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên;
+ Tham gia ý kiến về chủ trương đầu tư dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại khoản 4 Điều 17 của Luật này và của Hội đồng nhân dân cấp trên;
+ Quyết định kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm vốn ngân sách địa phương do cấp mình quản lý.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư chương trình, dự án theo quy định tại khoản 4 Điều 35 của Luật này.
– Tổ chức thực hiện, theo dõi, đánh giá, kiểm tra, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án và các nhiệm vụ quản lý nhà nước khác về đầu tư công theo phân cấp quản lý.
– Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan triển khai thực hiện, theo dõi, kiểm tra, đánh giá chương trình, dự án trên địa bàn.
Chúng ta có thể thấy, Luật đầu tư công năm 2019 đã có những quy định mới và hoàn thiện hơn so với quy định của Luật đầu tư công năm 2014 về thẩm quyền quyết định đầu tư dự án của cấp huyện bao gồm có các dự án nhóm B, nhóm C như nhóm B có tổng mức đầu tư từ 120 tỷ đồng đến dưới 2.300 tỷ đồng cho các dự án giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ; Công nghiệp điện; Khai thác dầu khí; Hóa chất, phân bón, xi măng; Chế tạo máy, luyện kim; Khai thác, chế biến khoáng sản; Xây dựng khu nhà ở.
2. Thẩm quyền điều chỉnh dự án của UBND cấp huyện
Căn cứ theo Điều 43 của Luật đầu công năm 2019 quy định về điều chỉnh dự án, thẩm quyền điều chỉnh dự án của UBND cấp huyện như sau:
Việc điều chỉnh dự án được thực hiện trong các trường hợp sau đây: Khi điều chỉnh hoặc dừng chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền; Khi điều chỉnh quy hoạch ảnh hưởng trực tiếp tới dự án; Do nguyên nhân bất khả kháng làm thay đổi về mục tiêu, quy mô đầu tư, chi phí và thời gian thực hiện dự án; Do ảnh hưởng của sự cố thiên tai, hỏa hoạn hoặc yếu tố bất khả kháng khác khi đã hết thời gian bảo hiểm của dự án; Xuất hiện các yếu tố mang lại hiệu quả cao hơn về tài chính, kinh tế – xã hội do việc điều chỉnh dự án mang lại và được cơ quan có thẩm quyền thẩm định; Khi chỉ số giá trong thời gian thực hiện dự án lớn hơn chỉ số giá được sử dụng để tính dự phòng trượt giá trong tổng mức đầu tư dự án được cấp có thẩm quyền quyết định.
Cấp quyết định đầu tư chương trình, dự án có thẩm quyền quyết định điều chỉnh chương trình, dự án đó và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Cấp có thẩm quyền chỉ được điều chỉnh chương trình, dự án sau khi chương trình, dự án đã được thực hiện thẩm định, kiểm tra, đánh giá theo quy định của Luật này.
Trường hợp điều chỉnh làm tăng tổng mức đầu tư dự án lớn hơn tổng mức đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, dự án phải thực hiện trình tự, thủ tục quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư trước khi cấp có thẩm quyền quyết định điều chỉnh dự án.
Như vậy, chúng ta có thể thấy UBND cấp huyện ban hành quyết định đầu tư dự án thì UBND cấp huyện cũng sẽ có thẩm quyền quyết định điều chỉnh dự án đó nhưng phải chịu trách nhiệm trước các quyết định của mình. Nhằm tăng cường vai trò, trách nhiệm, tính hiệu quả của các dự án được điều chỉnh thì trước khi ban hành quyết định điều chỉnh dự án, dối với phần khối lượng phát sinh cần điều chỉnh phải đáp ứng các quy định về thẩm định phần khối lượng cần điều chỉnh rồi kiểm tra, đánh giá một cách công khai, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ
Tóm tắt câu hỏi:
Về thẩm quyền phê duyệt hạng mục phát sinh mới (thiết kế, dự toán) trong Báo cáo kinh tế – kỹ thuật: Xin chào Quý Luật sư, em có trường hợp này nhờ Luật sư tư vấn: Tháng 06/2018, UBND huyện Ngọc Hiển phê duyệt Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình xây dựng trụ sở làm việc các hội đặc thù (dự án do UBND huyện Ngọc Hiển là cấp quyết định đầu tư, Ban quản lý dự án xây dựng huyện làm chủ đầu tư). Do hạn chế nguồn vốn nên chỉ đầu tư hạng mục: Nhà làm việc. Đến tháng 10/2018, công trình đang thi công, xét thấy cần phải làm đường đấu nối, UBND huyện ra chủ trương đầu tư đoạn đường đấu nối từ lộ giao thông đến trụ sở làm việc và đề nghị Ban quản lý dự án xây dựng huyện làm thủ tục đầu tư và ký phụ lục hợp đồng vào hợp đồng của gói thi công nhà làm việc nêu trên. Nguồn vốn lấy từ chi phí dự phòng, chi phí giảm giá của gói thầu xây dựng nhà làm việc và các khoản phí không thực hiện trong Báo cáo kinh tế – kỹ thuật được duyệt trước đây. Em có một số nội dung cần được Luật sư tư vấn sau:
1. Thẩm quyền thẩm định phần phát sinh (đường đấu nối: thiết kế, dự toán) là do Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện hay đơn vị trực thuộc Ban quản lý dự án xây dựng huyện?
2. Thẩm quyền phê duyệt phần phát sinh (đường đấu nối: thiết kế, dự toán) trên do UBND huyện hay do Ban quản lý dự án xây dựng huyện? Biết rằng phần phát sinh này không vượt tổng mức đầu tư đã được duyệt.
3. Việc ký phụ lục hợp đồng ghép vào hợp đồng của gói thầu xây lắp nhà làm việc nêu trên có đúng không (biết rằng hợp đồng còn đang trong giai đoạn thực hiện). Nếu không, thì khối lượng phát sinh sẽ thực hiện như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật Xây dựng năm 2014
– Luật đầu tư công năm 2019
– Nghị định 59/2015/NĐ – CP
2. Nội dung giải đáp:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Dự án đầu tư xây dựng được quản lý thực hiện theo kế hoạch, chủ trương đầu tư, đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại Điều 51 Yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng của Luật Xây dựng năm 2014. Căn cứ quy định tại Điều 33 Nghị định 59/2015/NĐ – CP quy định:
“Điều 33. Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình
1. Việc thi công xây dựng công trình phải được thực hiện theo khối lượng của thiết kế được duyệt.
2. Khối lượng thi công xây dựng được tính toán, xác nhận giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát theo thời gian hoặc giai đoạn thi công và được đối chiếu với khối lượng thiết kế được duyệt để làm cơ sở nghiệm thu, thanh toán theo hợp đồng.
3. Khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán xây dựng công trình được duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng phải xem xét để xử lý.
Khối lượng phát sinh được chủ đầu tư hoặc người quyết định đầu tư chấp thuận, phê duyệt là cơ sở để thanh toán, quyết toán công trình.
4. Nghiêm cấm việc khai khống, khai tăng khối lượng hoặc thông đồng giữa các bên tham gia dẫn đến làm sai khối lượng thanh toán.”
Đối với phần công việc phát sinh cần xác định loại hợp đồng đang ký kết, căn cứ vào Nghị định 37/2015/NĐ – CP quy định về điều chỉnh khối lượng công việc trong hợp đồng xây dựng như sau:
Các bên tham gia hợp đồng phải thỏa thuận cụ thể về các trường hợp được điều chỉnh khối lượng, phạm vi và trình tự, thủ tục điều chỉnh khối lượng.
Việc điều chỉnh khối lượng công việc trong hợp đồng xây dựng được quy định sau:
+ Đối với hợp đồng trọn gói: Trường hợp có phát sinh hợp lý những công việc ngoài phạm vi hợp đồng đã ký (đối với hợp đồng thi công xây dựng, hợp đồng cung cấp thiết bị là nằm ngoài phạm vi công việc phải thực hiện theo thiết kế; đối với hợp đồng tư vấn là nằm ngoài nhiệm vụ tư vấn phải thực hiện).
Trường hợp này, khi điều chỉnh khối lượng không làm vượt giá gói thầu được phê duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu tính toán, thỏa thuận và ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng; trường hợp vượt giá gói thầu được phê duyệt thì phải được người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định; trường hợp thỏa thuận không được thì khối lượng các công việc phát sinh đó sẽ hình thành gói thầu mới, việc lựa chọn nhà thầu để thực hiện gói thầu này theo quy định hiện hành.
+ Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định và đơn giá điều chỉnh: Bổ sung những khối lượng công việc hợp lý chưa có đơn giá trong hợp đồng nhưng không làm vượt giá gói thầu được phê duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu tính toán, thỏa thuận và ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng; trường hợp vượt giá gói thầu được phê duyệt thì phải được người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định; các khối lượng công việc đã có đơn giá trong hợp đồng được xác định theo khối lượng hoàn thành thực tế (tăng hoặc giảm so với khối lượng trong hợp đồng đã ký) được nghiệm thu.
Đối với những khối lượng phát sinh nằm ngoài phạm vi hợp đồng đã ký mà chưa có đơn giá trong hợp đồng, các bên tham gia hợp đồng phải thống nhất đơn giá để thực hiện khối lượng công việc này trước khi thực hiện.
Như vậy, thẩm quyền giải quyết trong trường hợp này là chủ đầu tư, việc ký phụ lục hợp đồng phụ thuộc vào hợp đồng và khối lượng công việc phát sinh.
Theo quy định tại Điều 61 Luật xây dựng năm 2014 sửa đổi, bổ sung năm 2020 các trường hợp được điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước gồm:
– Do ảnh hưởng của thiên tai, sự cố môi trường, địch họa, hỏa hoạn và các yếu tố bất khả kháng khác.
– Xuất hiện yếu tố mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án khi đã được chủ đầu tư chứng minh về hiệu quả tài chính, kinh tế – xã hội do việc điều chỉnh dự án mang lại.
– Khi quy hoạch xây dựng thay đổi có ảnh hưởng trực tiếp tới dự án.
– Khi chỉ số giá xây dựng do Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố trong thời gian thực hiện dự án lớn hơn chỉ số giá xây dựng được sử dụng để tính dự phòng trượt giá trong tổng mức đầu tư dự án được duyệt.
– Khi điều chỉnh chủ trương đầu tư dẫn đến phải điều chỉnh dự án.
Việc điều chỉnh dự án sử dụng vốn nhà nước do người quyết định đầu tư quyết định. Việc điều chỉnh dự án sử dụng vốn khác do người quyết định đầu tư quyết định trên cơ sở bảo đảm các yêu cầu về quy hoạch, an toàn, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ, quốc phòng, an ninh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận. Trường hợp điều chỉnh dự án làm thay đổi mục tiêu, quy mô, địa điểm xây dựng thì phải được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Việc điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng phải được thẩm định, phê duyệt. Ngoài ra, Điều 14 Nghị định 59/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 42/2017/NĐ-CP quy định về điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng, thiết kế cơ sở như sau:
Thứ nhất, việc điều chỉnh dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách theo quy định tại Điểm b, Điểm d Khoản 1 Điều 61 của Luật Xây dựng năm 2014 được quy định cụ thể như sau:
– Chủ đầu tư phải có phương án giải trình, chứng minh hiệu quả bổ sung do việc điều chỉnh dự án mang lại gồm: Hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế – xã hội đối với dự án sản xuất, kinh doanh, dự án có yêu cầu thu hồi vốn; hiệu quả trong giai đoạn xây dựng, hiệu quả kinh tế – xã hội đối với dự án không có yêu cầu thu hồi vốn.
– Điều chỉnh thiết kế cơ sở của dự án khi quy hoạch xây dựng thay đổi có ảnh hưởng trực tiếp đến vị trí địa điểm xây dựng, hướng tuyến, quy mô, công năng sử dụng các công trình thuộc dự án.
– Việc điều chỉnh dự án do yếu tố trượt giá xây dựng được thực hiện theo Nghị định của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Thứ hai, việc thẩm định dự án, thiết kế cơ sở điều chỉnh thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định 59/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 42/2017/NĐ-CP.
Thứ ba, chủ đầu tư có trách nhiệm trình đề xuất điều chỉnh dự án, thiết kế cơ sở để người quyết định đầu tư xem xét, quyết định.
Từ khóa » Trình Tư Phê Duyệt Khối Lượng Phát Sinh
-
Hướng Dẫn Xác định Dự Toán Bổ Sung, Phát Sinh Làm Cơ Sở điều ...
-
Hướng Dẫn Thực Hiện Khối Lượng Phát Sinh Trong Các Gói Thầu Thi ...
-
Hỏi: Hợp đồng Theo đơn Giá Cố định Phát Sinh Khối Lượng, Xử Lý Thế ...
-
Về Vấn đề Phát Sinh, Thẩm Quyền Quyết định điều Chỉnh Dự Toán ...
-
Hợp đồng Theo đơn Giá Cố định Phát Sinh Khối ... - Báo Chính Phủ
-
Xử Lý Tình Huống Khi Khối Lượng Phát Sinh Vượt Giá Gói Thầu
-
Chi Tiết Câu Hỏi - Cổng Thông Tin Hỏi đáp Trực Tuyến
-
Xử Lý Tình Huống Khi Khối Lượng Phát Sinh ... - Phòng Quản Trị Thiết Bị
-
Cách Làm Thủ Tục để được Thanh Toán Khối Lượng Phát Sinh Tăng ...
-
Phát Sinh Khối Lượng Trong Hợp đồng Trọn Gói (Cập Nhật 2022)
-
Về Thẩm Quyền Phê Duyệt Hạng Mục Phát Sinh Mới (thiết Kế, Dự Toán ...
-
Các Căn Cứ Và Quy định Xử Lý Khối Lượng Phát Sinh
-
Quy định Về điều Chỉnh Khối Lượng Công Việc Trong Hợp đồng Xây ...
-
QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG