Tham Số K Trong Thuật Toán K Láng Giềng Gần Nhất

K là hằng số xác định số các lân cận được dùng trong thuật toán KNN, thực tế sau khi lưới KANTS đã được huấn luyện, k = 1 vẫn cho kết quả đủ tốt. Nguyên nhân là do sự phân cụm của các neural đã làm giảm đáng kể nhiễu. Tuy nhiên, nếu số neural trên lưới nhỏ mà số cụm (số nhãn lớp của dữ liệu huấn luyện) lại lớn thì bán kính các cụm lại nhỏ, do đó nếu chọn k lớn sẽ có nhiễu, do đó sai sốlớn đáng kể.

Ta có bảng thống kê sau: k 1 2 3 4 5 Iris(9- 1) % 86.6666 4% 86.66666 6% 93.33333 6% 93.33333 6% 93.33333 Pima 65.62500 % 0% 64.84375 2% 69.79167 2% 69.01042 8% 70.83332 Glass 36.36363 6% 4% 63.63636 8% 59.09090 8% 59.09090 6% 54.54545 4.3.3. Kích thước lưới:

Bảng thống kê khảo sáo sự thay đổi theo kích thước lưới: Kích

thước

Iris 80.00000 0% 0%80.00000 4%86.66666 4%86.66666 0%80.00000 Pima 67.96875 0% 2%67.44792 8%63.54166 8%68.48957 2%66.66667 Glass 40.90909 2% 6%54.54545 8%59.09090 4%63.63636 8%59.09090 4.3.4. Bán kính lân cận:

Bảng thống kê với bán kính lân cận thay đổi:

nr 1 2 3 4 Iris(9-1) 86.66666 4% 0%80.00000 4%86.66666 4%86.66666 Pima(9-1) 68.83116 9% 9%68.83116 5%66.23376 1%67.53247 Glass(9- 1) 2%31.81818 8%45.45454 0%50.00000 8%59.09090 4.3.5. Tham số q0:

Tham số này điều khiển sự cân bằng giữa khai thác và khám phá. Nghĩa là khả năng một con kiến sẽ chọn đường đi mới để tìm ra cụm mới hay tiếp tục đi đường đi có nồng độ mùi cao hơn. Nhìn chung tham số q0 không ảnh hưởng nhiều lắm đến kết quả phân loại với các tập dữ liệu nhỏ như trong chương trình

4.3.6. Tham số bán kính trọng tâm cr:

Bán kính trọng tâm, ảnh hưởng rất nhiều đến thời gian chạy của thuật toán, nếu cr nhỏ, thời gian chạy thuật toán sẽ nhỏ nhưng các cụm cũng sẽ nhỏ, khả năng con kiến đi xa sẽ thấp, điều này làm lưới xuất hiện nhiều cụm bé và cho kết quả phân lớp kém chính xác. Tuy nhiên cr không được quá lớn, nếu cr lớn, thời gian chạy thuật toán sẽ lớn mà các cụm vừa được hình thành đã bị xé ra…

Iris(9- 1) 4% 86.66666 4% 86.66666 4% 86.66666 4% 86.66666 4% 86.66666 Pima( 9-1) 4% 63.63636 4% 63.63636 4% 63.63636 4%63.63636 4% 63.63636 Glass( 9-1) 8% 59.09090 8% 59.09090 8% 59.09090 8% 59.09090 8% 59.09090

4.3.7. Tham số bay hơi

Tham số thể hiện tốc độ bay hơi mùi, nếu tốc độ bay hơi lớn, vector của các ô trên lưới sẽ dễ tiến về (0,..0), tức là gần với class có vector trọng số nhỏ mà các con kiến chưa kịp cập nhật. Nếu tốc độ bay hơi nhỏ, các vệt mùi khó được hình thành, không có nhiều thông tin học tăng cường.

4.3.8. Số lần lặp tối thiểu và cách xác định điều kiện dừng của thuật toán:

Điều kiện dừng thuật toán tại bước lặp t được xác định là khi hình dạng của lưới không thay đổi sau bước lặp t + 1. Nghĩa là có lặp thêm nữa cũng không thay đổi dạng của lưới, thực tế điều này rất khó xảy ra vì đồng thời trên lưới xảy ra hai hành động trái ngược nhau: bay hơi mùi và cập nhật mùi. Hai hành động này bù trừ nhau và khiến lưới luôn không ổn định. Tuy nhiên khi sự thay đổi là đủ nhỏ, ta có thể xem như lưới đủ ổn định, xác định sự ổn định này bằng cách tính khoảng cách Ơ clit vector giữa vector của con kiến và vector mà con kiến đang ở.

4.4. Mở rộng của KANTS:

Trong thực tế khi thực hiện gán nhãn cho các ô và cho các dữ liệu test, ta đã thực hiện thuật toán k láng giềng gần nhất (KNN), tuy nhiên k láng giềng gần nhất có nhược điểm là trong một số trường hợp các dữ liệu nhiễu làm sai kết quả. Để làm giảm sự ảnh hưởng của nhiễu, ta sử dụng Emsembler learning cho KNN, tức là tiến hành bỏ phiếu với các k thay đổi và dựa trên kết quả này, tìm nhãn lớp được bỏ nhiều nhất sau mỗi giá trị của k, rồi gán cho nhãn lớp này.

4.4.1. Giới thiệu Ensembler learning:

Ensembler learning là quá trình học tập hợp mà nhiều mô hình hoặc nhiều bộ dữ liệu huấn luyện được sử dụng trong phân loại, là chiến lược kết hợp để sinh ra một bộ các kết

được sử dụng để cải thiện (phân loại, dự báo, xấp xỉ…) hiệu suất của một mô hình, hoặc làm giảm khả năng lựa chọn không may của một mô hình kém chính xác.

Mô hình trực quan như sau:

Hình : Mô hình trực quan giải thích học tập hợp

Giải thích sơ đồ: với mỗi mô hình (phương pháp) cho ta một lời giải (đường biên phân lớp) khác nhau, tất cả đều có chung một nhược điểm là có sai số, ta cần giảm thiểu tối đa các sai số này, lẽ di nhiên các phương pháp trên đều không thể cải thiện thêm nữa, tuy nhiên nếu kết hợp các kết quả của các phương pháp trên thì theo tư tưởng thống kê,

lời giải kết hợp cho kết quả đáng tin cậy hơn. Tức là, trong sơ đồ trên, đường biên là gộp chung các đường biên cho kết quả tin cậy hơn cả.

Sơ đồ thuật toán:

Hình : Mô hình nguyên lý học tập hợp

Việc kết hợp các bộ học Ci cho ta kết quả cuối cùng

Ngoài ra còn có học tập hợp kết hợp mô hình chuyên gia, nghĩa là với mỗi mô hình được kết hợp với một trọng số thể hiện độ chính xác để tăng cường các bộ tốt. Do tính phức tạp nên khoa luận này chỉ đưa ra mô hình. Mô hình như sau:

Hình : Ensembler learning với hỗ trợ mô hình chuyên gia

4.4.2. Áp dụng ensembler learning vào bài toán phân lớp với KANTS:

Có hai gian đoạn mà ta có thể áp dụng học tập hợp ensembler learning vào bài toán này.

Thứ nhất: giai đoạn gán nhãn cho ô: việc gán nhãn cho một ô i trong lưới là việc áp

dụng phương pháp k láng giềng gần nhất để tìm ra nhãn lớp được bỏ phiếu nhiều nhất, kết quả của nhãn lớp này sẽ được gán cho ô đó. Áp dụng học tập hợp, thay vì gán luôn cho ô đó, ta chọn N bộ kết quả, tức là chọn cho k = 1,N. Áp dụng phương pháp k láng giềng gần nhất với mỗi k để tìm ra K nhãn được bỏ phiếu, chọn nhãn được bảo phiếu nhiều nhất trong N bộ này và gán nhãn này cho ô đó. Vậy việc gán nhãn này là hai lần bỏ phiếu, nhãn được gán chính là nhãn đã qua vòng hai.

Thứ hai: giai đoạn tìm nhãn cho một mẫu dữ liệu (phân lớp): Việc gán nhãn cũng

được tiến hành tương tự như giai đoạn một nhưng thay vì gán nhãn cho ô, ta gán nhãn cho mẫu dữ liệu và thay vì tính khoảng cách với các con kiến, ta tính khoảng cách với các ô. Độ chính xác của thuật toán cũng được tính tương tự.

Kết quả so sánh giữa thuật toán cũ và mới: Kiểu học thuật toán KANTS Với KNN KANTS với Ensembler learning Iris(9-1) 86.666664% 93.333336% Pima(9-1) 72.727272% 74.025978% Glass(9-1) 45.454548% 54.545456% Nhận xét:

Nhìn chung ensembler learning có cải thiện thuật toán và cho kết quả tốt hơn KANTS thông thường, việc cải thiện nhiều hay ít phụ thuộc vào việc chọn tham số và bộ dữ liệu huấn luyện. Tuy nhiên trong trường hợp lưới KANTS đủ “mịn” thì việc N quá lớn sẽ làm sai số tăng lên. Nếu N = 1 thì thuật toán trở về dạng ban đầu với k = 1.

Khóa luận này đã trình bày thuật toán KohonAnts (hay còn gọi là KANTS), một phương pháp mới cho việc phân lớp dữ liệu, dựa trên sự kết hợp giữa các thuật toán kiến và bản đồ tự tổ chức của Kohonen. Mô hình này đưa các mẫu dữ liệu n-biến vào trong các con kiến nhân tạo trong lưới xuyến 2D với các vector n-chiều. Dữ liệu/kiến được di chuyển trên lưới để tạo ra sự khác biệt về mặt dữ liệu, từ đó các cụm được hình thành. Quá trình di chuyển của các con kiến dần dần sẽ tạo ra độ mịn của lưới. Khi lưới đủ ổn định, các con kiến có thể dừng và ta tiến hành gán nhãn cho các ô trên lưới.

Lưới sau khi đã gán nhãn giống như lưới SOM đã huấn luyện, là một công cụ để phân lớp tốt hơn rất nhiều các công cụ thông thường khác.

Khóa luận cũng đồng thời chỉ ra việc kết hợp KANTS với phương pháp học tập hợp cho kết quả rất khả quan.

Tuy nhiên hiệu quả của KANTS khi phân lớp các dữ liệu phức tạp, nhiều biến, nhiều lớp mặc dù tốt hơn KNN xong vẫn còn nhiều hạn chế. Việc chọn các hệ số thích hợp là khá khó khăn nhưng chắc chắn cho kết quả tốt hơn KNN.

Tham khảo:

1. KohonAnts: A Self-Organizing Ant Algorithm for Clustering and Pattern Classification: C. Fernandes1,2, A.M. Mora2, J.J. Merelo2, V. Ramos1,J.L.J. Laredo

2. KANTS: Artificial Ant System for classification: C. Fernandes1,2, A.M. Mora2, J.J. Merelo2, V. Ramos1,J.L.J. Laredo

3. Self-organizing maps: http://en.wikipedia.org/wiki/Self-organizing_map 4. Ensemble learning: http://en.wikipedia.org/wiki/Ensemble_learning

5. K-nearest neibourds algorithm: http://www.scholarpedia.org/article/K- nearest_neighbor

6. Ant Colony Optimization: http://en.wikipedia.org/wiki/Ant_colony_optimization 7. Theodoridis S., Koutroumbas K. Pattern Recognition.3rd.ed.(AP, 2006)

8. Artificial neural network: http://en.wikipedia.org/wiki/Artificial_neural_network 9. Swarn Chialvo, D.R., Millonas, M.M., “How Swarms build Cognitive Maps” 10. http://www.scholarpedia.org/article/Ensemble_learning

Từ khóa » Thuật Toán K Láng Giềng Gần Nhất