THẦN CHÚ ĐẠI BI NHIỆM MẦU KHÔNG THỂ NGHĨ BÀN

PHÁP HỘI NIỆM PHẬT A DI ĐÀ Tịnh Thất Quan Âm
Toggle navigation \ Kinh sách
DANH MỤC PHÁP ÂM
  1. Hòa Thượng Tịnh Không
  2. ĐĐ. Thích Giác Nhàn
  3. Thời gian
    • Năm 2017
    • Năm 2018
    • Năm 2019
    • Năm 2020
    • Năm 2021
    • Năm 2022
    • Năm 2023
    • Năm 2024
  4. TẾT
  5. Đĩa Giảng 2018
  6. Đĩa Giảng 2019
  7. Đĩa Giảng 2020
  8. Đĩa giảng 2021
  9. Đĩa giảng 2022
  10. Đĩa giảng 2023
  11. Đĩa giảng 2024
  12. Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao
  13. Ca Nhạc Phật Giáo
  14. Văn Sao Tứ Biên
  15. Văn Sao Tinh Hoa Lục
  16. Văn Sao Tăng Quảng Chánh Biên
  17. Văn Sao Tục Biên
  18. Văn Sao Pháp Ngữ
  19. Văn Sao Tam Biên
  20. Tịnh Độ Vấn Đáp
  21. Quý Thầy giảng Đệ tử quy
  22. Trợ Niệm Lâm Chung
  23. Giảng Kinh Vô Lượng Thọ
  24. Hướng Dẫn Hành Trì
  25. Phương Pháp Trì Niệm Danh Hiệu
  26. Sách Nói Tịnh Độ
  27. Tuyển Tập Đĩa Ký Sự
  28. Chương Trình Phóng Sanh
  29. Giảng Các Ngày Lễ
  30. Giảng 2015-2016 Tại Mỹ
TỔNG HỢP BÀI GIẢNG ĐĐ THÍCH GIÁC NHÀN
Những Đĩa Giảng Mới Của ĐĐ Thích Giác Nhàn Năm 2018
16 Lời Khai Thị về Thần Chú Đại Bi - Lời Pháp Vàng Ngọc Của Tổ Sư Ấn Quang
Thư Răn Nhắc Những Người Mới Phát Tâm Học Phật Ở Quê Tôi
Cuộc Đời Của Tổ Sư Ấn Quang
Một Lá Thư Trả Lời Khắp
SÁCH NÓI TỊNH ĐỘ
2. Khai Thị 2: Phương Pháp Niệm Phật Để Đạt Công Phu Thành Phiến - Thập Niệm Ký Số - Đại Sư Ấn Quang 16 Lời Khai Thị về Thần Chú Đại Bi - Lời Pháp Vàng Ngọc Của Tổ Sư Ấn Quang
  • Thư Răn Nhắc Những Người Mới Phát Tâm Học Phật Ở Quê Tôi
  • Cuộc Đời Của Tổ Sư Ấn Quang
  • Một Lá Thư Trả Lời Khắp
  • THẦN CHÚ ĐẠI BI NHIỆM MẦU KHÔNG THỂ NGHĨ BÀN- HT.TUYÊN HÓAHòa Thượng Tuyên Hóa giảng giải Chú Đại Bi- Kẻ hậu học khi xem kinh, nên có tâm thái như sau: ba nghiệp tâm, khẩu, ý phải được thanh tịnh. Ba nghiệp trên được lắng trong thì phước huệ tròn đầy.1. Nên thẳng mình ngồi ngay như ngồi trước đức Phật. Đó là thân nghiệp được thanh tịnh.2. Miệng không nói lời sai trái, không cười đùa. Đó là khẩu nghiệp được thanh tịnh.3. ý không tán loạn, dứt sạch tâm phan duyên. Đó là thanh tịnh ý nghiệp.Khi tâm an tịnh thì ngoại cảnh lắng trong, đó là khế ngộ nguồn tâm, diệu nhập pháp lý. Khi nước lắng trong thì vẻ sáng của ngọc tự chiếu soi, mây tan trăng tự hiển bày, đại nguyện thành tựu cũng như nhập vào biển diệu nghĩa. Thấu đạt ý kinh cũng chính là đến được đỉnh núi cao trí tuệ. Nếu hành giả muốn dễ thành tựu, phải gieo trồng Đại nguyện. Khi tâm, pháp đều quên, thì mình cùng pháp giới chúng sinh đều chung lợi lạc. Có được như thế mới mong báo đáp ân sâu của Chư Phật.Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni1. Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da2. Nam mô a rị da3. Bà lô yết đế thước bát ra da4. Bồ Đề tát đỏa bà da5. Ma ha tát đỏa bà da6. Ma ha ca lô ni ca da7. Án8. Tát bàn ra phạt duệ9. Số đát na đát tỏa10.Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da11.Bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà12.Nam mô na ra cẩn trì13.Hê rị, ma ha bàn đa sa mế14.Tát bà a tha đậu du bằng15.A thệ dựng16.Tát bà tát đa17.Na ma bà dà18.Ma phạt đạt đậu đát điệt tha19.Án. A bà lô hê20.Lô ca đế21.Ca ra đế22.Di hê rị23.Ma ha bồ đề tát đỏa24.Tát bà tát bà25.Ma ra ma ra26.Ma hê ma hê rị đà dựng27.Cu lô cu lô yết mông28.Độ lô đồ lô phạt xà da đế29.Ma ha phạt xà da đế30.Đà ra đà ra31.Địa rị ni32.Thất Phật ra da33.Giá ra giá ra34.Mạ mạ phạt ma ra35.Mục đế lệ36.Y hê di hê37.Thất na thất na a38 Ra sâm Phật ra xá lợi39.Phạt sa phạt sâm40.Phật ra xá da41.Hô lô hô lô ma ra42.Hô lô hô lô hê rị43.Ta ra ta ra44.Tất rị tất rị45.Tô rô tô rô46.Bồ Đề dạ Bồ Đề dạ47.Bồ đà dạ bồ đà dạ48.Di đế rị dạ49.Na ra cẩn trì50.Địa rị sắc ni na51.Bà dạ ma na52.Ta bà ha53.Tất đà dạ54.Ta bà ha55.Ma ha tất đà dạ56.Ta bà ha57.Tất đà dũ nghệ58.Thất bàn ra dạ59.Ta bà ha60.Na ra cẩn trì61.Ta bà ha62.Ma ra na ra63.Ta bà ha64.Tất ra tăng a mục khê da65.Ta bà ha66.Ta bà ma ha a tất đà dạ67.Ta bà ha68.Giả kiết ra a tất đà dạ69.Ta bà ha70.Ba đà ma kiết tất đà dạ71.Ta bà ha72.Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ73.Ta bà ha74.Ma bà rị thắng yết ra dạ75.Ta bà ha76.Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da77.Nam mô a rị da78.Bà lô kiết đế79.Thước bàn ra dạ80.Ta bà ha81.Án. Tất điện đô82.Mạn đà ra83.Bạt đà gia84.Ta bà ha.***Nam Mô Quan Thê Âm Bô Tát***Tên của bài kinh này là Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni cua Phật Quán Thế Âm. Gọi tắt là Chú Đai Bi. Chú Đại Bi có thảy là 84 câu, 415 chữ.Cách thức tụng đọc :Chú Đại Bi phải nên được trì tụng lớn tiếng, giọng điệu trầm hùng, nhanh và liên tục bằng cách lấy hơi từ bụng ra. Lớn tiếng ở đây không có nghĩa là ta phải la lớn lên, nhưng giọng đọc phải rõ ràng, nghe đủ tiếng, không lờ mờ, trại giọng.Kinh “Nghiệp Báo Sai Biệt” cho biết việc niệm Phật, tụng kinh, trì chú lớn tiếng có mười công đức sau đây :1.Dẹp được sự buồn ngủ ám ảnh2.Thiên ma hoảng sợ.3.Tiếng vang khắp mười phương4.Ba đường hết khổ5.Tiếng đời chẳng lọt vào tai6.Lòng không tán loạn7.Dõng mãnh tinh tấn8.Chư Phật vui mừng9.Tam muội hiện ra trước mắt10.Vãng sanh Tịnh ĐộThật sự, ta cũng sẽ không lo ngại cơn buồn ngủ ám ảnh. Bởi vì khi trì tụng chú Đại Bi, các vị Thiên, Long, Hộ Pháp sẽ luôn ở bên cạnh ta, khi ta rơi vào cơn buồn ngủ, các Ngài sẽ giúp đánh thức ta -mà rồi qúy vị sẽ chứng nghiệm khi thực hành trì chú một cách nghiêm túc- bằng một âm thanh như tiếng sấm nổ ở trong đầu khiến ta hoảng hồn, giật mình tỉnh thức. Thông thường sau đó ta sẽ không còn (hoặc không dám) buồn ngủ nữa. Tuy nhiên, nếu việc này xảy ra một lần thứ hai trong buổi hành Thiền, điều này có nghĩa là thể xác ta quá mỏi mệt, ta nên xin phép được xả thiền để nghỉ ngơi.Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt phải tụng thầm chỉ riêng cho mình nghe, hoặc chỉ nhép môi không ra tiếng như khi chúng ta đang làm việc, đi chung xe tàu với người khác, hoặc đi nằm trước khi ngủ.Nói đến Đức Quan Thế Âm Bồ Tát thì ít người Phật tử nào không nghe biết đến bài Thần Chú Đại Bi mầu nhiệm, vì bài Thần Chú này là của Ngài nói ra. Sau đây là vài bài nói về sự xuất xứ, mầu nhiệm, tu trì, ích lợi và cách thức trì tụng bài Thần Chú này để được hiệu nghiệm. Mong rằng có những ai hành trì theo đều sẽ được lợi lạc và có những bước tiến trên đường tu tập.Hôm nay bắt đầu vào thất Ðại Bi. Buổi tối sau lễ sái tịnh sẽ tụng Ðại Bi Thần Chú. Trong quá khứ, số chư Phật nói chú này nhiều bằng chín mươi chín ức số cát sông Hằng và Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát vì thương hết thảy mọi loài chúng sanh, nên phát tâm đại bi, cưỡi thuyền từ bi trở về cõi Ta-bà để cứu độ tất cả chúng sanh ra khỏi cảnh khổ ách. Có câu: "Bể khổ không bờ, quay đầu là bến," chỉ cần chúng ta kiền thành trì tụng Ðại-bi Chú ắt sẽ thấy ứng nghiệm, không thể nghĩ bàn.Trước đây trong vô lượng kiếp, Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát được Thiên Quang Vương Tĩnh Trú Như-lai diễn pháp Ðại-bi Thần Chú cho nghe, lấy bàn tay sắc vàng xoa đầu, khiến Ngài, khi nghe xong liền chứng được quả vị Bồ-tát bậc Bát-địa. Ngài liền sanh tâm đại hoan hỷ rồi lập tức phát nguyện lớn như sau: "Nếu tôi có thể làm lợi ích hết thảy chúng sanh, thì xin cho tôi có ngay ngàn tay và ngàn mắt." Phát nguyện xong, hốt nhiên trái đất chấn động, hào quang phát ra từ chư Phật mười phương chiếu sáng thân Ngài, rồi ngàn tay và ngàn mắt tức khắc trang nghiêm thân tướng của Ngài. Tay thì có thể nâng đỡ, mắt thì có khả năng chiếu soi. Ngàn tay và ngàn mắt tượng trưng cho vô số thần thông và trí huệ.Ý nghĩa của đại bi: Căn cứ câu: "Bi năng bạt khổ," bất cứ ai gặp phải mọi cảnh khổ nạn, nếu thành tâm tụng Chú Ðại-bi đều có thể được bình an, chuyển hung thành cát. Ngài Quán Thế Âm bạch Phật rằng: "Nếu như chúng sanh trì tụng Ðại-bi Chú mà không được mãn nguyện, thì xin thề không thành chánh giác, trừ phi nguyện ước của họ bất thiện hay không thành tâm trì tụng."Trì tụng Ðại-bi Chú không những được tự tại, mà các điều cầu mong còn được thành tựu; có thể tránh được khổ ách tai nạn và được vui sướng an lạc; vượt qua mọi hiểm nghèo, tới chỗ bình an vô sự. Làm sao có thể xa lìa khổ ách? Phải tụng Ðại-bi Chú. Làm sao thoát khỏi hiểm nghèo? Phải trì tụng Ðại-bi Chú. Chớ có coi Ðại-bi Chú là tầm thường hay đơn giản. Tôi xin nói với quý vị rằng nếu quả trong đời quá khứ và hiện tại quý vị không có căn duyên tốt lành thì ngay đến cả cái tên của Chú Ðại-bi cũng chưa được nghe, đừng nói tới việc trì tụng. Nay không những quý vị được nghe biết tên của Chú lại còn được trì tụng Chú với một lòng chí thành như vậy, thật là một cơ hội trăm ngàn vạn kiếp mới có một lần, rồi lại được thiện tri thức chỉ dẫn, cách thức đọc tụng, thọ trì, tu trì nữa. Thật đáng cho quý vị coi trọng! Tóm lại, Ðại-bi Chú có những lợi ích không thể nghĩ hết được.Trong thời gian bẩy ngày này, chúng ta nên thành tâm thành ý, rất mực cung cung kính kính trì tụng Chú Ðại-bi, tụng cho tới độ tâm không vọng tưởng. Lúc đó, lòng lắng trong, hoặc giả có người thấy hào quang, có người thấy hoa xuất hiện, có người được Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát rờ đầu, giúp cho khai mở trí huệ. Hoặc giả có khi ngửi thấy mùi hương lạ, cũng có người dù đã tha thiết chí thành trì tụng, nhưng cũng chẳng thấy một hiện tượng gì khác lạ. Dầu có hay không cũng chớ có nản lòng, cứ hết sức dốc một lòng trì tụng. Khi nào thời khắc tới, sẽ nhất định chứng kiến cảnh giới "cảm ứng đạo giao," xuất hiện ngay trước mắt.Bất luận thấy cảnh giới nào, hay chẳng thấy gì hết, việc chánh vẫn là tinh tấn trì tụng. Kẻ thấy điềm lành chẳng nên chấp vào tướng lành đó. Kẻ không thấy điềm gì cũng đừng sanh lòng tự ti mà tự bảo rằng: "A ! Vậy là ta chẳng có thiện căn, sao ta chẳng thấy Bồ-tát?" Thiện căn có khi sớm kết thành quả, có khi thì muộn. Nếu như có cảm giác thiện căn của mình chưa đến lúc thành thục, thì ta phải tiếp tục bồi đắp, làm thêm nhiều công đức nữa mới được. Người ta nói: "Chưa trồng căn lành, phải trồng căn lành; đã trồng căn lành, khiến nó tăng trưởng; đã tăng trưởng rồi, khiến nó thành thục; đã thành thục rồi, khiến tới giải thoát."Quý vị lần đầu tới Kim Sơn Thánh Tự, nghiên cứu Phật pháp, tu tập Phật pháp, phải dốc lòng thành học tập, không ngại khổ, không ngại khó. Ở đây trong vòng bảy ngày, nên dũng mãnh tinh tấn, xa lìa vọng tưởng. Nếu lại vừa học tập, vừa nghĩ ngợi lung tung, công phu không thể chuyên nhất được. Tâm không chuyên nhất thì khó lòng sanh cảm ứng. Ðó là một điều, quý vị phải đặc biệt chú ý!Những lợi ích của công phu trì tụng Ðại-bi Chú, nói ra không thể hết được. Phàm ai đã trì tụng Ðại-bi Chú thì tuyệt đối chẳng bị đọa vào ba đường ác. Nếu bị đọa vào các đường ác đó thì Ngài Quán Thế Âm nguyện chẳng bao giờ thành Phật. Phàm ai ngu si mà trì tụng Ðại-bi Chú, nếu chẳng biến thành kẻ trí huệ, Ngài Quán Thế Âm cũng nguyện chẳng thành Phật. Thần Chú Ðại-bi lại có thể trị tám vạn bốn ngàn loại tật bệnh của thế gian. Ai bị bệnh nan y, cho đến các y sĩ, Tây y hay Ðông y phải bó tay, nhưng nếu thành tâm trì tụng Ðại-bi Chú cũng nhất định chẳng uống thuốc mà được khỏi bệnh. Thần hiệu của Ðại-bi Chú thật không thể nghĩ bàn!Tại Kim Sơn Thánh Tự có người đã từng được sự ứng nghiệm như vậy. Chữa trị chứng ung thư chẳng phải là chuyện dễ dàng, vậy mà trì tụng Ðại-bi Chú khiến cho bệnh tiêu tan. Thần lực của Chú Ðại-bi thật mầu nhiệm không thể nghĩ bàn. Chỉ cần xem công phu của quý vị trong bảy ngày ra sao, ai thành tâm, người đó sẽ thấy ứng nghiệm, được lợi ích. Ai có bệnh, bệnh sẽ lui. Ai không bệnh, thì trí huệ được khai mở.Cầu chuyện gì được chuyện đó, cho nên Ðại-bi Chú gọi là bất khả tư nghì quảng đại linh cảm, vô ngại đại bi tâm đà-la-ni. Chữ đà-la-ni (Dharani) dịch nghĩa là tổng trì, tổng nhất thiết pháp, trì vô lượng nghĩa, cũng gọi là chú, hoặc gọi là chân ngôn. Tóm lại đó là những chữ mật. Mật chú gồm có bốn ý nghĩa sau: Trong bài chú có tên vua các loài quỷ thần, nên phàm tiểu quỷ nghe đến tên này thì không dám làm bậy và phải tôn trọng phép tắc, Chú được coi như khẩu lệnh trong quân đội, nếu vi phạm ắt sẽ bị trừng trị, Chú có thể âm thầm tiêu trừ nghiệp tội mà chính mình không hay biết, Chú là ngôn ngữ bí mật của chư Phật, chỉ có chư Phật mới hiểu được mà thôi. Quý vị lần này tới tham dự pháp hội Ðại-bi, đều có sẵn căn lành cả, đức hạnh đầy đủ lại được nhân duyên thành thục nên mới tới Chùa Kim Sơn Tự. Hy vọng rằng một khi đã vào tới "bảo sơn" rồi thì không đến nỗi tay không trở về, tất phải được bảo vật để dùng cho mình. Bảo vật gì? Chính là Chú Ðại-bi. Ðại-bi Chú có thể trị bệnh, có thể hàng phục loài ma, có thể khai mở trí huệ, có thể mang lại sự bình an, hay nói cách khác, cầu việc gì được việc ấy, nhất định toại lòng xứng ý.Kỳ pháp hội Ðại-bi này còn đặc biệt hơn nữa là tại Trung-quốc rất hiếm có khóa tụng Ðại-bi có tính cách kỷ lục, kéo dài cả bẩy ngày luôn như vậy. Tại các nước khác người ta có niệm Chú Ðại-bi trong bẩy ngày không, điều này tôi không biết, nhưng tại Mỹ, tôi nghĩ rằng đây là lần đầu tiên. Mong tất cả quý vị hết sức chân thành trì tụng Ðại-bi Chú, công đức vô lượng!THẦN CHÚ ĐẠI BI: Viên Ngọc của Người Cùng Tử.Tâm Hà Lê Công ĐaCửa Phật có đến tám vạn bốn ngàn pháp môn, một người học Phật dù cố gắng hành trì, tu tập trãi qua hằng hà sa số kiếp cũng không dễ gì có thể lãnh hội hết tất cả nội dung phong phú đó huống là chỉ một đời người. Cho nên, tùy theo căn cơ, duyên nghiệp, một khi đã phát tâm đi vào con đường giải thoát, hành giả hoặc nhờ phước duyên được chư Phật, chư Bồ Tát độ trì dẫn dắt, hoặc do minh sư chỉ bảo, mỗi người cần nên tự chọn cho mình một pháp môn để tu tập. Có rất nhiều pháp môn tu học phổ biến trong đại chúng hiện nay như Tịnh Độ, Mật Tông, Thiền Định... Pháp môn tuy có thể khác nhau, nhưng một khi đã tự xem mình là trưởng tử của Như Lai, hạnh nguyện của mỗi hành giả đều giống nhau, đó là noi theo ánh sáng của chư Phật, quyết tâm xé bỏ bức màn vô minh, đạp qua nẽo luân hồi sinh tử để đi vào con đường giải thoát, tiến đến đạo qủa bồ đề, hầu mang lại an vui, phúc lợi không những cho riêng mình mà còn cho toàn thể chúng sanh."Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ", đó là tâm nguyện chung của một người mang hạnh nguyện Bồ tát vào đời, dù khoác trên mình chiếc áo tăng sĩ hay hàng tại gia cư sĩ. Nhưng một người dù có thiện tâm, hảo ý đến bao nhiêu mà không có khả năng thực hiện được ý nguyện của mình thì thiện tâm hảo ý cũng trở thành vô ích. Như một người trông thấy kẻ bị nạn sắp chết đuối dưới dòng nước chảy xiết, nhảy xuống định cứu, thế nhưng bản thân mình lại không biết lội, chẳng những đã không cứu được người, vừa thiệt thân mạng mình một cách vô ích, lại còn gây trở ngại thêm cho công tác cứu hộ. Cho nên, muốn độ người trước hết phải độ ta, có nghĩa là phải xét xem ta có đủ khả năng, tư cách để độ người hay không? Muốn thế mỗi người phải luôn tích cực, tinh tấn tu tập không ngừng nghỉ mới có thể từng bước tiến dần đến ánh sáng giác ngộ.Có thể nói một cách khẳng định rằng, để đạt được cứu cánh giác ngộ không có con đường tu tập nào khác hơn ngoài con đường Thiền định. Chư Phật, chư Bồ Tát, chư Tổ cũng đều đã phải trãi qua con đường đó. Chính Đức Thế Tôn đã từng nhấn mạnh đến lợi ích quan trọng của thiền định: "Thiền định là phương tiện duy nhất để thanh tịnh nội tâm, tiêu trừ phiền não." (Samyutta, 16:13 - Tạp A Hàm), và chính Ngài cũng đã trải qua 49 ngày đêm thiền định rốt ráo trước khi chứng đạt được đạo quả bồ đề. Chúng ta, những người học Phật, dĩ nhiên cũng không có một lựa chọn nào khác hơn. Tuy nhiên, một vấn nạn lớn đặt ra cho những người mới tập tểnh bước chân vào cửa Thiền, là làm sao tìm ra cho mình một phương pháp thích ứng để con đường tu chứng của mình mau đạt được kết quả mà không bị lạc lối trong rừng Thiền mênh mông, chẳng những đã không đạt được cứu cánh giác ngộ mà đôi khi lại còn có thể bị rơi vào con đường ma đạo.Muốn học đạo phải tìm thầy. Có rất nhiều minh sư ở khắp mọi nơi để Phật tử có thể tìm đến tham cầu, nhưng nếu vì một lý do nào đó mà hành giả không có cơ duyên hay phương tiện để gặp gỡ họ, hôm nay chúng tôi sẽ xin giúp hướng dẫn qúy vị đến gặp một vị Đại minh sư, một "Người" rất quen, luôn luôn gần gũi bên cạnh chúng ta, luôn luôn lắng nghe những lời khẩn cầu của chúng ta với tất cả sự quan tâm và tấm lòng thương yêu rộng lớn để saün sàng giúp đỡ mà không cần đòi hỏi một điều kiện thù đáp nào. Vị minh sư đó không ai khác hơn là Đức Bồ Tát Quán Thế Âm và với phương tiện thiện xão của Ngài, thần chú "Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà Ra Ni", sẽ giúp đỡ cho bất cứ ai khi trì tụng Thần chú này đúng phương pháp chắc chắn sẽ mau chóng bước chân vào cõi Thiền, cũng như đạt được mọi điều sở nguyện.Như người cùng tử, suốt một đời rong ruổi ngược xuôi, đến khi mang chiếc thân tàn trở về lại ngôi nhà cũ của Cha mình mới khám phá ra viên ngọc vô giá trong chiếc áo rách nát tả tơi theo năm tháng mà ngày xưa người cha vì lòng yêu thương đã khâu vào trước khi đứa con bỏ nhà đi hoang. Thần chú Đại Bi, chính là viên ngọc vô giá đó và hôm nay, như người cùng tử năm xưa, chúng ta bất ngờ khám phá lại kho tàng không những sẽ làm giàu có, phong phú cho tâm hồn đang khô kiệt của chúng ta, mà còn là chiếc chìa khóa mở cho ta vào cánh cửa thênh thang của đạo quả giác ngộ, vô thượng bồ đề.1. Lý Do Ra Đời Của Thần Chú vàPhát Nguyện Của Bồ Tát Quán Thế Âm:Thần Chú Đại Bi được rút ra từ Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà Ra Ni, do chính Đức Phật Thích Ca diễn nói trong một pháp hội trước mặt đông đủ các vị Bồ Tát, Thinh văn, Thánh chúng, Trời, Thần, Thiên, Long, các Đại thánh tăng như Ma-Ha Ca-Diếp, A-Nan... cùng câu hội, tại núi Bồ Đà Lạc Ca (Potalaka), một hải đảo ở về phía Nam xứ Ấn Độ, được coi như là nơi mà Đức Bồ Tát Quán Thế Âm thường trụ tích. Ta có thể tin chắc điều đó bởi vì Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn được mở đầu bằng câu nói quen thuộc của Ngài A Nan "Như thế tôi nghe" cũng như xuyên qua nội dung hỏi đáp giữa ngài A Nan và Đức Thế Tôn đã được ghi lại ở trong kinh.Trong pháp hội này, Bồ Tát Quán Thế Âm vì tâm đại bi đối với chúng sanh, muốn cho "chúng sanh được an vui, được trừ tất cả các bệnh, được sống lâu, được giàu có, được diệt tất cả nghiệp ác tội nặng, được xa lìa chướng nạn, được tăng trưởng công đức của pháp lành, được thành tựu tất cả các thiện căn, được tiêu tan tất cả sự sợ hãi, được mau đầy đủ tất cả những chỗ mong cầu" mà nói ra Thần Chú này.Ngài cho biết lý do ra đời của Thần Chú như sau: Vào vô lượng ức kiếp về trước, Phật Thiên Quang Vương Tịnh Trụ Như Lai, vì tâm thương tưởng đến chúng sanh nên đã nói ra thần chú Đại Bi và khuyến khích Bồ Tát Quán Thế Âm nên thọ trì tâm chú này để mang đến lợi ích an vui lớn cho chúng sanh trong đời vị lai. Bồ Tát Quán Thế Âm lúc bấy giờ mới ở ngôi sơ địa khi nghe xong thần chú này liền chứng vượt lên đệ bát địa. Vui mừng trước oai lực của thần chú, Ngài bèn phát đại nguyện: "Nếu trong đời vị lai, con có thể làm lợi ích an vui cho tất cả chúng sanh với thần chú này, thì xin khiến cho thân con liền sanh ra ngàn mắt ngàn tay". Lập tức, Ngài thành tựu ý nguyện. Từ đó, hình ảnh của vị Bồ Tát Quán Thế Âm ngàn tay ngàn mắt trở thành một biểu tượng cho khả năng siêu tuyệt của một vị Bồ Tát mang sứ mệnh vào đời cứu khổ ban vui cho tất cả chúng sanh. Ngàn tay, ngàn mắt nói lên cái khả năng biến hóa tự tại, cái dụng tướng vô biên của thần lực Từ bi và Trí huệ tỏa khắp của Bồ Tát Quán Thế Âm. Ngàn mắt để có thể chiếu soi vào tất cả mọi cảnh giới khổ đau của nhân loại và ngàn tay để cứu vớt, nâng đỡ, như Đức Phật giải thích với Ngài A Nan ở trong kinh, "tiêu biểu cho hạnh tùy thuận các sự mong cầu của chúng sanh".Kinh và Thần chú Đại Bi sau đó đã được ngài Dà-Phạm-Đạt-Ma (Bhagavaddharma: có nghĩa là Tôn Pháp) một Thiền sư Ấn Độ, du hóa qua Trung Quốc vào niên hiệu Khai Nguyên đời nhà Đường dịch và chuyển âm từ tiếng Phạn qua tiếng Trung Hoa và được Hoà Thượng Thích Thiền Tâm chuyển ngữ qua tiếng Việt. Với oai lực và linh nghiệm đã được chứng minh qua không gian và thời gian, thần chú Đại Bi đã được trân trọng trì tụng trong các khoá lễ, các nghi thức tụng niệm chính của các quốc gia theo truyền thống Phật giáo Đại thừa như : Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam,...2. Công Năng, Oai Lực của Thần Chú Đại Bi.Muốn biết công năng, oai lực của Thần Chú Đại Bi, ta nên tìm hiểu xem mục đích, hạnh nguyện của Bồ Tát Quan Thế Âm khi Ngài ban phát thần chú này. Bồ Tát Quán Thế Âm đã phát nguyện rằng: Nếu chúng sanh nào tụng trì thần chú Đại Bi mà còn bị đọa vào ba đường ác, không được sanh về các cõi Phật, không được vô lượng tam muội biện tài, Ngài thề sẽ không thành chánh giác. Ngài còn nhấn mạnh: Nếu trì tụng thần chú Đại Bi, mà tất cả những mong cầu trong đời hiện tại nếu không được vừa ý, thì thần chú này sẽ không được gọi là Đại Bi Tâm Đà Ra Ni, ngoại trừ những kẻ mong cầu những điều bất thiện hoặc tâm không được chí thành. Hơn thế nữa, Bồ Tát còn cho ta biết ngay cả đối với những kẻ phạm những tội ác nghiệp nặng nề như thập ác ngũ nghịch, báng pháp, báng người, phá giới, phạm trai, hủy hoại chùa tháp, trộm của tăng kỳ, làm nhơ phạm hạnh nếu trì tụng thần chú Đại Bi thảy đều được tiêu trừ. Vì sao thế? Kinh Đại Bi cho biết mỗi lần hành giả trì tụng thần chú này, tất cả mười phương chư Phật đều đến chứng minh, cho nên tất cả các tội chướng nhờ ân đức của chư Phật độ trì, thảy đều tiêu diệt.Oai lực lớn lao của Thần Chú đã được chính Đức Thế Tôn giảng rõ trong Kinh Đại Bi Tâm Đà-Ra-Ni:-"Ngài A Nan bạch Phật rằng:Bạch Đức Thế Tôn! Chú này tên gọi là chi? Con nên thọ trì như thế nào?- Đức Phật bảo : Thần chú này có những tên gọi như sau :Quảng Đại Viên Mãn Đà-Ra-NiVô Ngại Đại Bi Đà-Ra-NiCứu Khổ Đà-Ra-NiDiên-Thọ Đà-Ra-NiDiệt-Ác-Thú Đà-Ra-NiPhá Ác-Nghiệp-Chướng Đà-Ra-NiMãn-Nguyện Đà-Ra-NiTuỳ-Tâm Tự-Tại Đà-Ra-NiTốc Siêu Thượng Địa Đà-Ra-Ni."Từ lời dạy trên của Đức Phật với ngài A Nan, chúng ta hiểu được những công năng chính của thần chú:Bất cứ một ai khi trì tụng thần chú Đại Bi với tất cả tâm thành, chắc chắn sẽ đạt được tất cả những điều mong cầu, ước nguyện bởi vì oai lực của Thần chú là rộng khắp, vô biên, không có gì có khả năng ngăn ngại nỗi. Trong cõi dục giới này, con người đâu có mong cầu điều gì hơn ngoài an lạc, hạnh phúc và sống lâu. Thần chú Đại Bi sẽ giúp mọi người đạt được những ước muốn này như Bồ Tát Quán Thế Âm đã khả hứa.Một công năng khác của Thần chú là cứu khổ. Những lúc ta lâm cảnh hoạn nạn, đau thương, cùng khổ, tuyệt vọng, bi đát nhất; những lúc mà ta thấy mình rơi vào con đường cùng, bế tắc, không còn lối thoát; hãy vững niềm tin v&ag

    Bai-cung-chuyen-muc Kinh sách

  • CHƯƠNG TRÌNH TẤT NIÊN VÀ TẾT NGUYÊN ĐÁN
  • Hướng Dẫn Cách Tải App Chùa Quán Âm về ĐT
  • LẠY NGŨ BÁCH DANH CHIA NHỎ 100 LẠY
  • LẠY NGŨ BÁCH DANH CHIA NHỎ 100 LẠY
  • THÔNG BÁO LỄ VU LAN 2023
  • THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH PHÓNG SANH Ở SÀI GÒN
  • TRÌ THẦN CHÚ ĐẠI BI 108 LƯỢT - 17H30 MỖI THỨ 6 HẰNG TUẦN
  • Chương trình phóng sanh 09/07/2023
  • CHƯƠNG TRÌNH LỄ PHẬT ĐẢN NGÀY 28-5-2023 DL
  • THÔNG BÁO LỄ TRI ÂN
  • CÁC LOẠI SÁCH TỎ ẤN QUANG PHỔ BIẾN
  • Chương trình cộng tu chủ nhật
  • Niệm Phật - Niệm Quán Âm - 25 biến Đại Bi
  • TỔ SƯ ẤN QUANG KHAI THỊ - THI KỆ TOÁT YẾU VỀ GIỚI SÁT SANH
  • THI KỆ TOÁT YẾU - ẤN QUANG ĐẠI SƯ
  • THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI LỄ VU LAN
  • KINH DI ĐÀ (VĂN BẢN)
  • PHÁP HỘI NIỆM PHẬT A DI ĐÀ TỔ CHỨC PHÓNG SANH HẰNG NGÀY
  • CÁC BÀI LUẬN CỦA TỔ SƯ ẤN QUANG
  • SÁCH LONG THƯ TỊNH ĐỘ & TỊNH ĐỘ VẤN ĐÁP
  • NHỮNG ĐIỀU THIẾT YẾU LÚC LÂM CHUNG (LÂM CHUNG TAM ĐẠI YẾU) & LỜI CĂN DẶN DỰ BỊ LÚC LÂM CHUNG
  • ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TINH HOA LỤC
  • SÁCH AN SĨ TOÀN THƯ (Trọn Bộ)
  • BẢO THÂN TIẾT DỤC PHÁP NGỮ VÀ GIÁO DỤC GIA ĐÌNH
  • List-more
    VIDEO MỚI
    XÂY NGÔI CHÙA CŨNG NHƯ XÂY TRƯỜNG HỌC XÂY NGÔI CHÙA CŨNG NHƯ XÂY...
    ĐÊM HOA ĐĂNG LỄ VÍA ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ tại Chùa Quan Thế Âm năm 2024 ĐÊM HOA ĐĂNG LỄ VÍA ĐỨC...
    LỄ VÍA ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ tại Chùa Quan Thế Âm năm 2024 LỄ VÍA ĐỨC PHẬT A DI...
    LỄ AN VỊ PHẬT chánh điện mới CHÙA QUÁN THẾ ÂM LỄ AN VỊ PHẬT chánh điện...
    CHÙA QUAN THẾ ÂM KHAI TRƯƠNG TRAI ĐƯỜNG MỚI- Thầy Giác Nhàn Giảng:CÔNG ĐỨC NGƯỜI NẤU CHAY VÀ ĂN CHAY CHÙA QUAN THẾ ÂM KHAI TRƯƠNG...
    CHÙA QUÁN THẾ ÂM THÔNG BÁO LỄ VÍA PHẬT A DI ĐÀ năm 2024 CHÙA QUÁN THẾ ÂM THÔNG BÁO...
    ĐĐ. Thích Giác Nhàn HƯỚNG DẪN CÁCH TU MỚI ngày 24/11/2024 ĐĐ. Thích Giác Nhàn HƯỚNG DẪN...
    Niệm Quan Âm Bồ Tát Có Thoát Khổ Hay Không? Vía Quan Âm 19-09-ÂL2024 - ĐĐ:Thích giác nhàn giảng. Niệm Quan Âm Bồ Tát Có...
    HỘ NIỆM CỤ ÔNG ĐỨC TÍN VÃNG SANH KHÔNG THỂ NGHĨ BÀN Ngày 09/ 10/ 2024 HỘ NIỆM CỤ ÔNG ĐỨC TÍN...
    Vì sao Tâm Bồ Đề bị thoái chuyển Vì sao Tâm Bồ Đề bị...
    LIÊN KẾT
    Tháng 12 năm 2024
    29
    Chủ Nhật
    Tháng Một (Đ) 29 Năm Giáp Thìn Tháng Bính Tý Ngày Đinh Mão Giờ Canh Tý Tiết Đông chí
    Giờ hoàng đạo: Tý (23-1), Dần (3-5), Mão (5-7), Ngọ (11-13), Mùi (13-15), Dậu (17-19)
    CN T2 T3 T4 T5 T6 T7
    11/11Đ 22 33 44 55 66 77
    88 99 1010 1111 1212 1313 1414
    1515 1616 1717 1818 1919 2020 2121
    2222 2323 2424 2525 2626 2727 2828
    2929 3030 311/12T
    <<   <   1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 / 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 /   >   >>    @   Chùa Quan Thế Âm Tổ 15 - Trụ Trì: ĐĐ Thích Giác NhànTổ 15, Thôn Trung Hiệp, Xã Hiệp An, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng.Tel. (+84) 0909.747.474 - (+84) 0933.447.312Email: voluongtho0909747474@gmail.com

    Từ khóa » Cách Trì Chú đại Bi Trì Bệnh