Thần Chú Phật Di Lặc Mang Lại Hạnh Phúc Trong Cuộc Sống

Hoa Sen PhậtHoa Sen Phật Facebook Pinterest YouTube Facebook Pinterest YouTube Hoa Sen PhậtHoa Sen Phật Hoa Sen PhậtHoa Sen Phật Home»Thần Chú»Cách niệm Thần chú Phật Di Lặc tiếng Việt và Phạn Thần Chú Cách niệm Thần chú Phật Di Lặc tiếng Việt và PhạnHoa Sen Phật AdBy Hoa Sen Phật Ad08/11/2024Updated:08/11/202413 Mins Read thần chú Phật Di Lặc mang lại tài lộc và may mắn

Bạn có mong muốn một cuộc sống an yên, tràn đầy niềm vui và hạnh phúc?  Trong Phật giáo, Phật Di Lặc là biểu tượng của sự hoan hỷ, lòng từ bi và niềm tin vào một tương lai tươi sáng. Hình ảnh Ngài với nụ cười rạng rỡ và chiếc bụng tròn trịa luôn mang đến cảm giác bình an, lạc quan cho mọi người.

Niệm danh hiệu Phật Di Lặc là một pháp môn đơn giản mà hiệu quả, giúp chúng ta kết nối với năng lượng từ bi của Ngài, gieo trồng những hạt giống thiện lành cho hiện tại và tương lai. Việc thực hành này không chỉ mang đến sự an lạc trong tâm hồn mà còn giúp tăng trưởng phúc báo, hóa giải những phiền muộn, sân hận.

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách niệm danh hiệu Phật Di Lặc đúng cách, cùng với những lợi ích tuyệt vời mà pháp môn này mang lại. Hãy cùng nhau gieo duyên lành với Đức Phật Di Lặc và trải nghiệm những điều an lạc, tốt đẹp trong cuộc sống!

1. Phật Di Lặc là ai

Phật Di Lặc là vị Phật cuối cùng sẽ xuất hiện trên trái đất sau khoảng 30.000 năm nữa, thay thế Phật Thích ca Mâu Ni. Trong Phật giáo Tây Tạng, Di Lặc được thờ cúng rất rộng rãi.

Phật Di Lặc là vị Phật tương lai hiện đang sống ở cõi trời Tusita; một cảnh giới mà tất cả các vị Bồ tát hay Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được cho là đã cư trú trước khi tái sinh trên trái đất để trở thành Phật.

Ngài thường gọi là “Phật hạnh phúc” hay “Phật cười”. Người ta nói rằng, Phật Di Lặc luôn tươi cười vì Ngài hạnh phúc trong việc làm giảm tất cả đau khổ của chúng sinh.

Phật Di Lặc là ai

Theo truyền thống Phật giáo, Ngài là một vị Bồ tát sẽ xuất hiện trên trái đất, đạt được giác ngộ hoàn toàn và dạy pháp thuần khiết.

Lời tiên tri về sự xuất hiện của Phật Di Lặc đề cập đến một thời điểm trong tương lai khi giáo pháp bị lãng quên trên thế giới. Nó được tìm thấy trong văn bản của nhiều trường phái Phật giáo, bao gồm cả Phật giáo Nguyên Thủy.

Đức Phật Di Lặc là biểu trưng cho sự hài hòa, niềm vui vô hạn, do đó khi xuất hiện trên trái đất, Ngài sẽ giảng yêu thương – lòng tốt và truyền cảm hứng cho người khác đi theo một con đường đạo đức để giác ngộ.

Trong phong thủy Trung Hoa, Phật Di Lặc tượng trưng cho may mắn, tài lộc và hạnh phúc viên mãn. Vì vậy, nhiều cơ sở kinh doanh buôn bán thường thờ tượng Phật Di Lặc tươi cười nhìn ra cửa chính để thu hút tài lộc và mang lại may mắn cho gia chủ.

Nhiều người tin rằng, xoa bụng tượng Di Lặc sẽ mang lại may mắn, giàu có và thịnh vượng. Một nghi lễ dựa trên niềm tin này xảy ra vào ngày mùng một Tết âm lịch, ngày vía của Phật Di Lặc. Vào ngày này, các Phật tử đến chùa để cầu nguyện và chạm vào những bức tượng Phật Di Lặc với hy vọng đạt được may mắn và hạnh phúc trong cuộc sống.

Ngoài ra, một số người tin rằng bằng cách xây dựng nhiều bức tượng Di Lặc hoặc trì tụng thần chú, thì khoảng thời gian giữa Phật Thích Ca và Di Lặc sẽ được rút ngắn.

Một trong những lợi ích chung của việc xây tượng hoặc tụng niệm thần chú Phật Di Lặc là sau khi các giáo lý của Đức Phật Thích Ca không còn tồn tại trên thế giới, khi Phật Di Lặc đến, những người đã giúp xây dựng các bức tượng hoặc niệm thần chú sẽ là một trong số đệ tử đầu tiên và nhận được lời giảng trực tiếp từ Ngài.

2. Thần chú Phật Di Lặc tiếng Phạn

Namo Ratna Trayaya – Namo Bhagavatay Shakyamuniyay

Tatagataya – Arhatay Samyak Sambuddhaya – Tayata

Om Ajitay Ajitay Aparajitay – Ajitanchaya

Hara Hara Maitri Avalokitay

Kara Kara Maha Samaya Siddhi

Bara Bara Maha Bodhi Menda Bidza

Mara Mara Ayma Kam Samaya

Bodhi Bodhi Maha Bodhi Soha

Phiên bản ngắn:

Om maitri maitreya maha karuna ye.

Oṃ maitri mahāmaitri maitriye svāhā

Mặc dù Di Lặc là một vị Bồ tát, nhưng Ngài vẫn thường được tôn thờ như một vị Phật với dự đoán về việc trở thành vị Phật tương lai. Nhiều Phật tử theo Đại Thừa, đặc biệt là người Trung Hoa thường xuyên cầu nguyện và trì tụng thần chú Phật Di Lặc để mang lại may mắn, giàu có và hạnh phúc trong cuộc sống.

Câu niệm Phật Di Lặc tiếng Phạn

3. Thần chú Phật Di Lặc tiếng Việt

3.1 MẬT NIỆM

(Thắp đèn đốt hương, toàn thể đúng ngay ngắn, chắp tay để ngang ngực, mật niệm)

Tịnh pháp giới chân ngôn Úm lam sa ha (3 lần)

Lục tự đại minh chân ngôn Úm ma ni bát mê hồng (3 lần)

(Vị chủ lể quỳ thẳng, cầm 3 cây hương, dâng ngang trán, đọc bài nguyện hương)

Cách niệm Phật Di Lặc tiếng Việt

3.2  NGUYỆN HƯƠNG

Nguyện đem lòng thành kính, Gởi theo đám mây hương. Phảng phất khắp mười phương’ Cúng dường ngôi Tam bảo. Thề trọn đời giữ đạo, Theo tự tánh làm lành. Cùng pháp giới chúng sinh, Cầu Phật từ gia hộ: Tâm Bồ đề kiên cố, Xa bể khổ nguồn mê, Chóng quay về bờ giác.

3.3 KỲ NGUYỆN

Nay ngày khánh hỷ, đệ tử chúng con, đứng trước Phật đài, chí thành đỉnh lễ, trì tụng kinh chú, xưng tán Từ tôn, kính mong mười phương Tam bảo, Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Long Hoa giáo chủ Di Lặc Tôn Phật, Cực Lạc Giáo Chủ A Di Đà Phật, Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật, Đại bi Quán Thế Âm Bồ tát , Chư Tôn Bồ tát , Chư Hiền Thánh Tăng, từ bi gia hộ: Đệ tử chúng con thân tâm thanh thái, nghiệp chướng tiêu trừ , thường được an lành, xa lìa khổ ách. Tâm bồ đề kiên cố, chí tu học vững vàng. Tự giác, giác tha, giác hành viên mãn. Phật pháp trường tồn, tuệ đăng thường chiếu, thế giới thanh bình chúng sinh an lạc. Bốn sinh đều lợi, ba cõi cùng nhờ. Pháp giới chúng sinh, cùng thành Phật đạo.

3.4 TÁN PHẬT

Đấng Pháp Vương vô thượng,

Ba cõi chẵng ai bằng.

Thầy dạy khắp trời người,

Cha lành chung bốn loại.

Quy y trọn một niệm,

Dứt sạch nghiệp ba kỳ.

Xưng dương cùng tán thán

Ức kiếp không cùng tận.

3.5 QUÁN TƯỞNG

Phật chúng sinh tánh thường rỗng lặng,

Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn,

Lưới đế châu ví đạo tràng,

Mười phương Phật bảo hào quang sáng ngời,

Trước bảo tọa thân con ảnh hiện,

Cúi đầu xin thệ nguyện quy y.

3.6 ĐẢNH LỄ

Chí tâm đảnh lễ : Nam mô tận hư không, biến pháp giới, quá hiện, vị lai thập phương chư Phật, tôn pháp, hiền thánh tăng, thường trụ Tam Bảo. (1 lạy)

Chí tâm đảnh lễ : Nam mô Sa bà Giáo chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Long Hoa giáo chủ, đương lai hạ sanh Di Lặc tôn Phật , Đại Trí Văn Thù Sư Lỵ Bồ tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ tát , Hộ Pháp chư tôn Bồ tát, Đạo tràng hội thượng Phật Bồ tát. (1 lạy)

Chí tâm đảnh lễ : Nam Mô Tây Phương Cực Lạc thế giới đại từ đại bi A Di Đà Phật, Đại bi Quán Thế Âm Bồ tát, Đại Thế Chí Bồ tát, Đại nguyện Địa Tạng Vương Bồ tát, Thanh Tịnh đại hải chúng Bồ tát. (1 lạy)

3.7 TRÌ TỤNG

Cành dương nước tịnh,

Rưới khắp tam thiên.

Tính không tám đức,

Lợi lạc nhân thiên.

Thấm nhuần pháp giới,

Tịnh nghiệp tăng diên.

Phúc sinh tội diệt,

Lửa hóa hồng liên.

Nam mô Thanh Lương Địa Bồ tát ma ha tát (3 lần)

3.8 CHÚ ĐẠI BI

Nam Mô Đại Bi Hội thượng Phật Bồ tát (3 lần)

Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni:

1. Nam mô hát ra đát na đá ra dạ gia. 2. Nam mô A rị gia bà lô kiết đế thước bát ra gia. Bồ đề tát đỏa bà gia. Ma ha tát đõa bà gia. 3. Ma ha ca rô ni ca gia. 4. Úm tát bàn ra phạt duệ số đát na đát tả. 5. Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a rị gia, bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà. 6. Nam mô na ra cẩn trì, hệ rị ma ha bàn đa sa mế . 7. Tát bà a tha đậu du bằng, a thệ đựng, tát bà tát đá na ma bà già ma phạt đặt đậu. 8. Đát điệt tha. Úm a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế . 9. Di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma la ma la. 10. Ma hê ma hê, rị đà đựng, cu ru cu ru kiết mông. 11. Cu ru cu ru, phạt xà gia đế. Ma ha phạt xà gia đế. 12. Đà ra đà ra địa rị ni, thất Phật ra gia. 13. Giá la giá la, mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ . 14. Y hê, y hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lị. 15. Phạt sa phạt sâm, Phật ra xá gia. Hu lu hu lu ma la. 16. Hu lu hu lu hê lị, sa ra sa ra, si ri si ri , su ru su ru. 17. Bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ. 18. Di đế rị gia, na la cẩn trì, địa rị sắt ni na. 19. Ba dạ ma na sa bà ha. tất đà dạ sa bà ha. Ma ha tất đà dạ sa bà ha. 20. Tất đà dủ nghệ thất bàn ra dạ sa bà ha. Na la cẩn trì , sa bà ha. 21. Ma ra na ra sa bà ha. Tất ra tăng a mục khê da, sa bà ha. 22. Sa bà ma ha, a tất đà dạ, sa bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ, sa bà ha. 23. Ba đà ma kiết tất đá dạ, sa bà ha. Na la cẩn trì bàn già ra gia, sa bà ha. 24. Ma bà rị thắng kiết ra dạ, sa bà ha. 25. Nam mô hát ra đát na đá ra dạ gia. 26. Nam mô a rị gia bà lô kiết đế , thước bàn ra dạ, sa bà ha. 27. Úm tất điện đô mạn đá ra bạt đà gia, sa bà ha. ( 3 lần )

3.9 SÁM NGUYỆN

Đệ tử kính lạy,

Đức Phật Thích Ca,

Phật A Di Đà.

Thập phương chư Phật,

Vô lượng Phật Pháp,

Cùng thánh hiền Tăng.

Đệ tử lâu đời lâu kiếp,

Nghiệp chướng nặng nề,

Tham giận kiêu căng,

Si mê lầm lạc.

Ngày nay nhờ Phật,

Biết sự lỗi lầm,

Thành tâm sám hối,

Thề tránh điều dữ,

Nguyện làm điều lành.

Ngữa trông ơn Phật ,

Từ bi gia hộ,

Thân không tật bệnh,

Tâm không phiền não.

Hằng ngày an vui tu tập,

Pháp Phật nhiệm mầu.

Để mau ra khỏi luân hồi,

Minh tâm kiến tánh,

Trí tuệ sáng suốt,

Thần thông tự tại.

Đặng cứu độ các bậc tôn trưởng,

Cha mẹ anh em,

Thân bằng quyến thuộc,

Cùng tất cả chúng sinh,

Đồng thành Phật đạo.

3.5 TÁN HƯƠNG

Lò hương vừa đốt

Cõi Phật thơm lây

Chư Phật bốn biển đều xa hay.

Thấu tâm thành này,

Chư Phật hiện thân ngay.

Nam mô Hương Vân Cái Bồ tát ma ha tát ( 3 lần)

Chân ngôn sạch nghiệp khẩu

Tu rị, tu rị, ma ha tu rị, tu tu rị, sa bà ha ( 3 lần)

Chân ngôn sạch nghiệp thân

Tu đa rị, tu đa rị, tu ma rị, sa bà ha ( 3 lần)

Chân ngôn sạch ba nghiệp

Úm sa phạt bà phạ, truật đà sa phạ, đạt ma sa phạ, bà phạ truật độ hám. ( 3 lần)

Chân ngôn an thổ địa

Nam mô tam mãn đá một đà nẫm, úm độ rô độ rô địa vĩ, sa bà ha. ( 3 lần)

Chân ngôn phổ cúng dường

Úm nga nga nẵng tam bà phạt phiệt nhật la hộc. ( 3 lần)

3.6 TỤNG KINH PHÁT NGUYỆN

Kính lạy tam giới tôn,

Quy mệnh mười phương Phật,

Con nay phát nguyện rộng,

Trì tụng kinh Di Lặc.

Trên đền bốn ơn nặng,

Dưới cứu khổ ba đường.

Nếu ai thấy, nghe được,

Đều phát lòng Bồ đề.

Khi hết báo thân này,

Dự vào Long Hoa hội.

Nam mô Long Hoa Giáo Chủ Đương Lai Hạ Sanh DI Lặc Tôn Phật (3 lần)

3.7 KỆ KHAI KINH

Pháp Phật cao siêu rất nhiệm mầu,

Nghìn muôn ức kiếp dễ hay đâu.

Con nay nghe thấy xin vâng giữ,

Chân nghĩa Như Lai hiểu thật sâu.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. ( 3 lần)

Nam mô Đạo Tràng Hội Thượng Phật Bồ tát . ( 3 lần)

4. Lợi ích khi trì tụng thần chú Phật Di Lặc

Ngoài việc xây tượng và thờ phượng Phật Di Lặc, mọi người có thể niệm danh hiệu hoặc trì tụng thần chú Phật Di Lặc để được Ngài gia hộ.

Bắt đầu với động lực phát triển Tâm Bồ đề và trong khi trì tụng thần chú Phật Di Lặc, hãy hình dung tình yêu thương bên trong phát ra và hướng đến tất cả chúng sinh. Sau đó, bạn phải hiện thực hóa bằng những hành động cụ thể nhằm mang lại hạnh phúc cho người khác (phóng sinh, từ thiện và năng nổ trong Phật sự).

Lợi ích khi trì tụng thần chú Phật Di Lặc

Tuy nhiên, lợi ích chính của việc trì tụng thần chú của Phật Di Lặc là:

  1. Tái sinh vào cõi trời Tusita, một vùng đất tinh khiết để tiếp tục tu tập.
  2. Đạt được công đức đầy đủ để có thể tái sinh vào thời điểm mà Phật Di Lặc xuất hiện trên trái đất, nghe lời dạy trực tiếp của Ngài và giải thoát hoàn toàn.

Phật Di Lặc biểu hiện của lòng từ, tình yêu thương với tất cả chúng ta chúng sinh. Do đó, nếu bạn thường xuyện tụng niệm thần chú Phật Di Lặc mà vẫn còn ích kỷ, nhỏ mọn, ghanh ghét thì có lẽ là bạn đang hành trì sai phương pháp.

Hãy mở tấm lòng ra với nhiều người, không chỉ với người thân, bạn bè mà nhiều người hơn nữa trong cuộc sống của bạn. Noi theo lý tưởng sống của Phật Di Lặc, suy nghĩ và hành động tích cực để mang niềm vui, hạnh phúc đến cuộc sống của mọi người. Và khi đó may mắn, tài lộc và hạnh phúc sẽ tự nhiên đến với bạn.

Bài liên quan sẽ được cập nhật sau!

Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn WhatsApp

Bài viết cùng chuyên mục:

Thần Chú

Om Mani Padme Hum là gì? Ý nghĩa Om Mani Padme Hum

25/11/2024 Thần Chú

Cách Niệm Thần Chú Hư Không Tạng Bồ Tát: Tiếng Phạn và Việt

24/11/2024 Thần Chú

Thần chú Phật A Di Đà vãng sanh tiếng Phạn và Việt

23/11/2024 Thần Chú

Chú Đại Bi là gì? Nguồn gốc, Ý nghĩa tiếng Việt và Phạn

23/11/2024 Thần Chú

Thần chú Kim Cang Thượng Sư Liên Hoa Sanh tiếng Phạn

22/11/2024 Thần Chú

Thần chú Bạch Tản Cái Phật Mẫu – Om Mama Hum Ni Svaha

22/11/2024
Có Thể Bạn Sẽ Thích

Phật giáo Nguyên Thủy là gì – Theravada- Phật giáo Nam Tông

26/11/2024

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là ai? Tiểu sử về cuộc đời

26/11/2024

Lão Tử là ai? Người sáng lập ra Đạo giáo ở Trung Quốc

25/11/2024

Om Mani Padme Hum là gì? Ý nghĩa Om Mani Padme Hum

25/11/2024

Phật giáo Mật tông Kim Cương Thừa là gì?

25/11/2024

Nhất Thiết Duy Tâm Đạo là gì? Duy vật hay Duy tâm?

25/11/2024

Lục Đạo Luân Hồi là gì? Cách thoát khỏi 6 cõi luân hồi

25/11/2024

A la hán là gì? Sự khác nhau giữa A la hán và Bồ tát

24/11/2024 Submit

Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

Từ khóa » Cách Niệm Phật Di Lặc