THẦN KINH: Con đường Vận động Cảm Giác

CON ĐƯỜNG VẬN ĐỘNG - CẢM GIÁC

Ths.Bs. Trần Văn Tú

  • Chức năng vận động được duy trì nhờ hệ tháp, hệ ngoại tháp, tiểu não và các tế bào vận động ngoại biên, cơ quan thực hiện và bắp cơ.
  • Tổn thương các thành phần nêu trên điều gây ra các bất thường về vận động.

  • Hệ tháp là tập hợp các tế bào vận động trung ương, thân tế bào nằm chủ yếu tại các vùng vỏ não vận động thuỳ trán, sợi trục tập hợp lại thành bó tháp đi xuống qua bao trong đi xuống thân não, phần lớn bắt chéo tại hành não sang đối bên rồi đi xuống tuỷ sống theo bó tháp bên, tận cùng tiếp hợp với các tế bào vận động ngoại biên tại sừng trước tuỷ sống hay tại nhân các dây thần kinh sọ vận động ở thân não.

Vùng vận động ở vỏ não

Dẫn truyền từ vỏ não đến thân não

  • Tế bào vận động ngoại biên bắt đầu từ thân tế bào tại sừng trước tuỷ sống, ra rễ tuỷ, đám rối thần kinh, các dây thần kinh, và đến tiếp hợp thần kinh-cơ hoặc từ các nhân dây sọ vận động ở thân não theo các dây sọ đến các cơ.

Con đường vận động từ trung ương đến ngoại biên

  • Hệ ngoại tháp là một mạng lưới phức tạp các neuron tại các nhân xám đáy não, hệ này cùng với tiểu não tác động lên hệ tháp và các tế bào vận động ngoại biên để điều chỉnh vận động, chủ yếu là phối hợp vận động và các vận động có tập luyện, tạo kỹ năng vận động.

Con đường vận động ngoại tháp

Con đường vận động ngoại tháp

  • Đường cảm giác đi từ da hoặc các cấu trúc sâu lên vỏ não qua ba neuron với hai synapse
  • Tế bào thứ nhất có thân nằm ở hạch gai rễ sau, nhận tín hiệu từ các đầu tận cùng thần kinh trống hoặc các thể cảm thụ cảm giác có bao, sau đó cho nhánh hướng tâm đi vào tuỷ sống, vào sừng sau tiếp hợp tại đây (cảm giác đau-nhiệt) hoặc đi thẳng lên theo cột sau cùng bên đến tiếp hợp tại nhân thon và nhân chêm ở phần dưới thân não (cảm giác xúc giác và cảm giác sâu).
  • Nơi tiếp hợp thứ hai nằm tại nhân bụng bên của đồi thị, từ đó sợi hướng tâm của tế bào số bao xuất phát đến võ não.
  • Tế bào thứ hai của đường cảm giác đau-nhiệt xuất phát từ sừng sau, bắt chéo sang bên đối diện và đi lên trên trong cột bên tạo thành bó gai đồi thị bên lên nhân bụng bên đồi thị đối bên.
  • Tế bào số hai của đường cảm giác sâu, tinh vi xuất phát từ nhân thon và nhân chêm đi bắt chéo qua bên đối diện (bắt chéo liềm trong) rồi tạo thành liềm trong đi lên nhân bụng sau bên đồi thị đối bên.
  • Một số sợi xúc giác thô sơ cũng có thân tế bào số hai tiếp hợp tại sừng sau tuỷ sống rồi cho sợi trục bắt chéo sang bên đối diện tạo thành bó gai đồi thị trước đi lên đồi thị đối bên.

Từ khóa » Bó Liềm Trong