Thần Kinh Ngồi - Hello Doctor
Có thể bạn quan tâm
Thần kinh ngồi gồm các sợi nguyên ủy của hai dây: thần kinh chày và thần kinh mác chung hợp nhất trong một bao chung, đi từ thành bên chậu hông bé tới đỉnh trám khoeo rồi mới chia đôi.
1. Cấu tạo
2. Nguyên ủy
3. Đường đi và liên quan chính
4. Ngành bên
5. Ngành tận
===
Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:
✍ Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ
✍ Bác sĩ Lê Thành Nhân
===
1. Cấu tạo
Thần kinh ngồi là dây thần kinh lớn nhất cơ thể, là thân tập hợp của các rễ tận lớn của đám rối cùng (L1, L5, C1, C2, C3). Thần kinh ngồi gồm các sợi nguyên ủy của hai dây: thần kinh chày và thần kinh mác chung hợp nhất trong một bao chung, đi từ thành bên chậu hông bé tới đỉnh trám khoeo rồi mới chia đôi. Có khi hai dây này chia đôi sớm hoặc không chập vào nhau, trong trường hợp này thường một dây đi chọc qua cơ hình quả lê, một dây đi dưới cơ để ra vùng mông.
2. Nguyên ủy
Nguyên ủy hợp nhất của TK ngồi bao gồm các sợi cấu tạo hai phần tận cùng của nó.
Phần mác chung do các sợi từ phần sau của ngành trước các dây thần kinh thắt lưng IV, V, cùng I, II tạo thành.
Phần chày do các sợi từ phần trước của ngành trước các dây thần kinh thắt lưng IV, V, cùng I, II, III tạo thành.
3. Đường đi và liên quan chính
Từ trong chậu hông bé dây TK ngồi qua khuyết ngồi lớn ở dưới cơ hình quả lê, ra vùng mông, rồi đi xuống vùng đùi sau tới đỉnh trám khoeo thì chia đôi thành thần kinh chày và thần kinh mác chung
Ở mông TK ngồi nằm trước cơ mông lớn, sau các cơ chậu hông – mấu chuyển, rồi qua rãnh giữa ụ ngồi và mấu chuyển to xuống khu đùi sau.
Ở khu đùi sau: TK nằm sau cơ khép lớn, trước cơ ngồi – cẳng, bị đầu dài cơ nhị đầu đùi bắt chéo ở sau từ trong ra ngoài.
4. Ngành bên
Khi qua đùi TK ngồi tách ra các nhánh vận động đàu dài cơ nhị đầu đùi, cơ bán mạc, cơ bán gân và cơ khép lớn (thuộc phần chày), nhánh vận động đầu ngắn cơ nhị đầu đùi và nhánh khớp gối (thuộc phần mác chung).
5. Ngành tận
5.1 Thần kinh chày
Đường đi và liên quan
Từ đỉnh khoeo, thần kinh chày đi thẳng xuống qua hố khoeo, tới bờ dưới cơ khoeo, nó đi trước cung cơ dép vào cẳng chân sau và tiếp tục đi xuống tới mặt sâu hãm gân gấp, giữa gân gót và mắt cá trong, thì tận cùng bằng các thần kinh gan chân trong và ngoài.
Hình chiếu của nó lên bề mặt là một đường thẳng đứng kẻ từ đỉnh khoeo tới một điểm nằm giữa gân gót và mắt cá trong.
Ở gần hố khoeo, nó nằm ngoài và nông hơn các mạch khoeo nhưng tới ngang đường khớp gối thì bắt chéo sau các mạch khoeo để nằm trong động mạch khoeo, thần kinh và các mạch khoeo bị che phủ bởi cơ bụng chân.
Ở cẳng chân sau, thần kinh chày đi cùng các mạch chày sau, nó nằm trên mặt sau cơ chày sau và được che phủ bởi cơ dép, nhưng ở 1/3 dưới thì chỉ được che phủ bởi da và mạc. Lúc đầu thần kinh chày nằm trong các mạch chày sau, sau đó bắt chéo sau rồi đi xuống ở ngoài chúng tới tận chỗ chia đôi.
Sự phân nhánh
+ Các nhánh bên: các nhánh bên của thần kinh chày bao gồm các nhánh cơ, thần kinh bì bắp chân trong và các nhánh gót trong, ngoài ra còn các nhánh khớp và các nhánh mạch.
Các nhánh cơ. Ở khoeo, các nhánh cơ tách ra ở giữa đầu cơ bụng chân, chi phối cho cơ này, cơ gan chân, cơ dép và cơ khoeo. Thần kinh tới cơ khoeo còn tách ra thần kinh gian cốt cẳng chân, thần kinh này đi xuống ở gần xương mác để tới khớp chày- mác xa. Các nhánh cơ ở cẳng chân đi tới cơ dép, cơ chày sau, cơ gấp các ngón chân dài và cơ gấp ngón cái dài.
Thần kinh bì bắp chân trong. Thần kinh này tách ra ở khoeo, đi xuống giữa hai đầu cơ bụng chân, xuyên qua mạc cẳng chân ở chỗ nối 1/3 trên và 1/3 giữa cẳng chân và tiếp nhận nhánh nối mác của thần kinh mác chung tạo nên thần kinh bắp chân. Thần kinh bắp chân cùng tĩnh mạch hiển bé đi xuống ở ngoài gân gót và phân nhánh vào da vùng sau- ngoài của 1/3 dưới cẳng chân. Tới vùng nằm giữa gót và mắt cá ngoài, nó tách ra các nhánh gót ngoài rồi trờ thành thần kinh bì mu chân ngoài, thần kinh này tiếp tục đi ra xa dọc bờ ngoài của bàn chân và ngón chân út.
Các nhánh gót trong
+ Thần kinh gan chân trong: là một trong hai nhánh tận của thần kinh chày, đi từ sau mắt cá trong qua mạc hãm gân gấp ở trên gân cơ gấp các ngón cái, xuống gan chân, nằm ngoài động mạch gan chân trong rồi đi ra trước ở giữa cơ giạng ngón cái và cơ gấn ngắn ngón cái, chia 2 nhánh tận trong và ngoài:
Nhánh trong cho thần kinh gan ngón chân riêng: cảm giác cho nửa trong ngón chân cái
Nhánh ngoài cho 3 thần kinh gan ngón chân chung, mỗi nhánh này lại tách thành 2 thần kinh gan ngón chân riêng vào 2 bên các ngón tương ứng
Thần kinh gan chân trong còn cho nhánh bên vận động cho các cơ giạng ngón cái, cơ gấp ngắn ngón cái, cơ gấp ngắn các ngón chân và cơ giun I.
+ Thần kinh gan chân ngoài : đi qua mạc hãm các gân gấp, ở dưới gân cơ gấp dài ngón cái, để xuống gan chân, nằm trong động mạch cùng tên, hướng chếch ra trước và ra ngoài, bắt chéo ở giữa cơ gấp ngắn các ngón chân và cơ vuông gan chân, rồi chia làm 2 nhánh tận:
Nhánh nông cảm giác cho một ngón rưỡi kể từ ngón út.
Nhánh sâu phân nhánh vận động cho 3 cơ mô út, bảy cơ gian cốt, cơ khép ngón cái, 3 cơ giun II, III, IV.
5.2 Thần kinh mác chung: từ đỉnh trám khoeo chạy chếch ra ngoài, dọc theo bờ trong gân cơ nhị đầu đùi, tới đầu trên xương mác, vòng quanh cổ xương mác phân làm hai nhánh tận: thần kinh mác nông và thần kinh mác sâu.
Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.
Từ khóa » Thần Kinh ở Chi Dưới
-
Bệnh Lý đơn Dây Thần Kinh Chi Dưới: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn ...
-
Các Bệnh Lý Chèn ép Dây Thần Kinh Khác ở Chi Dưới | Vinmec
-
Tổn Thương Thần Kinh Mác | Vinmec
-
Tổn Thương Thần Kinh Chi Dưới
-
điều Trị Tổn Thương Thần Kinh Vùng Chi Dưới - Khamgiodau
-
Giải Phẫu Cơ Chi Dưới
-
Đám Rối Thần Kinh Và Các Tổn Thương Dây Thần Kinh - Chi Tiết Bài Viết
-
Bệnh Thần Kinh Ngoại Biên: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Thần Kinh Chày – Wikipedia Tiếng Việt
-
Phong Bế Thần Kinh - Health Việt Nam
-
Chấn Thương Cột Sống - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Bệnh đơn Dây Thần Kinh - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Bệnh Thần Kinh đái Tháo đường | Hội Y Học TP.HCM