Thần Tài Là Ai? Sự Tích Của ông Thần Tài Qua Các Truyền Thuyết

Nội dung
  • 1. Thần Tài là ai?
  • 2. Nguồn gốc của Thần Tài qua các truyền thuyết
  • 2.1. Theo truyền thuyết của Trung Quốc
  • 2.2. Theo truyền thuyết tại Việt Nam
  • 2.3. Theo truyền thuyết tại Ấn Độ
  • 2.4. Theo truyền thuyết tại Tây Tạng
  • 3. Những vị Thần Tài tại Việt Nam?
  • 3.1. Văn Thần Tài
  • 3.2. Võ Thần Tài
  • 4. Lý do xuất hiện ngày vía Thần Tài
  • 5. Sai lầm nghiêm trọng khi thờ cúng Thần Tài bạn nên tránh
  • 5.1. Cắm hương chồng chéo lên nhau
  • 5.2. Không dán nhãn chữ nho sau lưng tượng Thần Tài
  • 5.3. Thiếu bài vị gương
  • 5.4. Thiếu bát tụ lộc

Chắc hẳn chúng ta đã từng nghe qua tên gọi Thần Tài. Đây chính là một vị thần mang tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc, giàu sang và thịnh vượng. Vậy Ngài là ai? Nguồn gốc xuất hiện từ khi nào? Tại sao hầu hết các gia đình đều thờ cúng Thần Tài. Bài viết dưới đây Lôi Long sẽ cung cấp tới bạn đọc những thông tin chi tiết nhất. Thần Tài

Thần Tài

1. Thần Tài là ai?

Thần Tài mà chúng ta thường bắt gặp trong khi thờ cúng đó chính là một vị thần với bộ râu, mái tóc trắng bạc. Ngài ngồi trên ghế vàng và trên tay có cầm theo thỏi vàng. Ngài có khuôn mặt trong hiền lành, phúc đức.

Từ xa xưa người dân đã quan niệm rằng ông Thần Tài sẽ mang tới cho gia chủ nhiều tài lộc, thịnh vượng và sự may mắn. Những gia đình thờ ông Thần Tài đều sẽ làm ăn, buôn bán, kinh doanh thuận buồm xuôi gió, cuộc sống luôn gặp vui vẻ, tốt lành.

Hình ảnh của vị này đã in sâu vào tiềm thức tâm linh của người dân. Tuy nhiên đây lại không phải là một vị phật xuất hiện trong Phật Giáo.

Thần Tài là vị thần mang tới may mắn, tài lộc cho gia chủ

Thần Tài là vị thần mang tới may mắn, tài lộc cho gia chủ >>> XEM NGAY: Những mẫu bàn thờ Ông Địa Thần Tài chất lượng nhất tại Lôi Phong

2. Nguồn gốc của Thần Tài qua các truyền thuyết

Khi tìm hiểu về nguồn gốc của Thần Tài có rất nhiều truyền thuyết nói về vị thần này. Trong đó phổ biến nhất là Thần Tài trong truyền thuyết của Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ và truyền thuyết Tây Tạng. Cụ thể như sau:

2.1. Theo truyền thuyết của Trung Quốc

Thần Tài được ghi nhận xuất hiện đầu tiên tại Trung Quốc và đã xuất hiện với tương đối nhiều những dị bản khác nhau. Truyền thuyết liên quan tới vị thần này đang được nhắc tới nhiều nhất đó là.

Từ thời xa xưa, một người làm nghề lái buôn sinh sống tại Trung Hoa có tên gọi là Âu Minh đã gặp được Thủy Thần khi vô tình đi qua hồ Thanh Thảo. Lúc này Thủy Thần đã giao cho ngài một người tên là Như Nguyện và ngài đã đem Như Nguyện trở về nhà và nuôi nấng. Kể từ đó công việc buôn bán kinh doanh của ông đã ngày càng trở nên thành công và rực rỡ hơn.

Một ngày tết nọ, vì không hiểu là lý do gì mà Âu Minh đã đánh Như Nguyện khiến cô sợ quá và đã chui vào bên trong đống rác, cũng biến mất từ đó. Kể từ ngày đó trở đi Âu Minh rời vào trạng thái làm ăn, buôn bán bị thua lỗ và ngày càng trở nên nghèo nàn hơn. Cũng từ đây mà người đời xem Như Nguyện là Thần Tài và họ đã lập bàn thờ để thờ cúng. Bàn thờ Thần Tài được lập và đặt tại góc khuất của ngôi nhà. Theo như điển tích này thì vào 3 ngày tết sẽ đưa ra tục lệ kiêng quét nhà và hốt rác để không làm mất Thần Tài đang ẩn náu ở bên trong đống rác.

Ông Thần Tài theo truyền thuyết của Trung Quốc

Ông Thần Tài theo truyền thuyết của Trung Quốc

2.2. Theo truyền thuyết tại Việt Nam

Thần Tài xuất hiện rất lâu đời trong đời sống tâm linh của người dân Việt. Ông được xem là một dạng thổ thần và có nhiệm vụ hộ mệnh cho xóm làng, cai quản khu vực đất đai và phù hộ, độ mệnh cho con người khỏe mạnh, phát tài phát lộc.

Người dân Việt khi bước đầu đi khai hoang đã gặp phải rất nhiều thử thách, khó khăn. Cũng chính từ đây đã hình thành ý niệm có các vị thần luôn theo sát. Các vị thần đó được xem như chỗ dựa tâm linh vững chắc trên con đường khai hoang, mưu sinh của người dân.

Thần đất chính là thần bảo vệ cho mùa màng, hoa màu trái cây được tươi tốt, bội thu và đồng thời cũng là vị thần trông coi tiền tài, vàng bạc cho mọi người.

2.3. Theo truyền thuyết tại Ấn Độ

Theo truyền thuyết tại Ấn Độ, Thần Tài có nguồn gốc từ Bổ Đại La Hán hay còn được gọi đó là Nhân Yết Đà Tôn Giá. Đây chính là một trong những thập bát La Hán. Ngài thường xuyên đi bắt rắn. Khi đi thường mang theo một túi vải to đeo trên lưng và đi vào trong rừng tìm bắt những con rắn độc. Sau đó Ngài sẽ nhổ bỏ răng độc của rắn rồi thả đi.

Do đó một số loại tượng Thần Tài được miêu tả dưới đang đứng và có cầm thêm một cái túi to. Hai tay của ngài đang hướng thẳng lên trời. Trên môi luôn nở ra nụ cười thoải mái, tươi vui chính là biểu tượng của sự thành công, may mắn, mãn nguyện.

>>> XEM NGAY: Những điều thú vị về Thổ Địa mà bạn chưa biết

2.4. Theo truyền thuyết tại Tây Tạng

Nguồn gốc sự ra đời của ông Thần Tài còn được ghi chép lại trong truyền thuyết của Tây Tạng. Theo Phật Giáo Tây Tạng có 5 vị Thần Tài và còn được gọi là Thần Tài Ngũ Sắc. 5 vị Thần Tài đó lần lượt sẽ gồm có Bạch Thần Tài, Hoàng Thần Tài, Lam Thần Tài, Hồng Thần Tài và Hắc Thần Tài.

Hoàng Thần Tài chính là vị thần đứng đầu của chư vị Thần Linh. Ngài phụ trách cai quản tài bạch tại Phương Bắc, chủ quản bảo khổ. Ngài cũng được người dân cung dưỡng lớn nhất trong các vị Thần Tài.

Câu chuyện nguồn gốc Hoàng Thần Tài xuất phát với nhiều truyền thuyết khác nhau nhưng mọi người biết đến câu chuyện Ngài đã bảo vệ cho Đức Phật tránh khỏi sự quấy nhiễu của yêu ma.

Ngài chính là Đại Bồ Tát đã chứng 5 đạo và 10 đất. Khi Đức Phật đang giảng giáo kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tại ngọn núi Griddhakuta tại vùng đất Rajgir thuộc vào khu vực Trung Ấn thì ma quỷ xuất hiện và gây chuyện khiến cho ngọn núi thiêng đã bị sạt lở xuống.

Lúc này Hoàng Thần Tài đã thể hiện được sự dũng cảm và dùng thân thể của chính bản thân mình để bảo vệ cho Đức Phật và chúng sinh trở về bình an vô sự.

Hoàng Thần Tài sau này cũng đã được Đức Phật ủy thác cho sử dụng Phật Pháp, kết hợp cùng với thần lực của bản thân để giác ngộ cho chúng sinh đói khát, nghèo khổ để họ có thể đi theo con đường của Phật Pháp. Đồng Thời Đức Phật cũng đã giao cho Hoàng Thần Tài làm Đại Hộ Pháp để giúp bảo hộ toàn bộ những dòng truyền thừa.

Thần Tài trong truyền thuyết Tây Tạng

3. Những vị Thần Tài tại Việt Nam?

Xét về mặt tâm linh của Việt Nam, Thần Tài gồm có 2 vị đó là: Văn Thần Tài và Võ Thần Tài. Mỗi vị sẽ có những đặc điểm khác nhau đó là:

3.1. Văn Thần Tài

Văn Thần Tài sẽ gồm có hai vị đó chính là Bạch Tinh Quân và Lộc Tinh Quân. Các vị này sẽ có nhiệm vụ trông giữ cho tiền bạc của các gia chủ. Trong đó Bạch Tinh Quân thường được miêu tả dưới hình dạng của một vị thần mang gương mặt trắng, có mái tóc dài và troong vô cùng mãnh liệt. Lộc Tinh Quân có địa vị tương đương và được xếp ngang hàng đối với 2 vị thần đó là Phúc và Thọ, mang biểu tượng cho sự may mắn, tài lộc và cơ hội thăng chức trong công việc. Văn Thần Tài

Văn Thần Tài

3.2. Võ Thần Tài

Võ Thần Tài có tên gọi là Triệu Công Minh. Vị thần xuất hiện với một bộ chiến bào, cưỡi hổ, đầu đội chiếc mũ vàng. Gương mặt của ngài sạm đen và để râu rất dài. Biểu tượng của vị thần này chính là sự dũng mãnh nên rất được ưa chuộng để trừ ma và trấn công.

Thần Tài với biểu tượng dũng mãnh

Thần Tài với biểu tượng dũng mãnh

4. Lý do xuất hiện ngày vía Thần Tài

Chắc hẳn chúng ta đã nghe qua rất nhiều về ngày vía Thần Tài. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ ngày này mang ý nghĩa gì mà được rất nhiều người lựa thờ cúng, đặc biệt là những doanh nhân, thương nhân, kinh doanh, buôn bán.

Ngày vía Thần Tài là ngày để cảm ơn các vị Thần Tài đã phù hợp cho gia chủ trong vòng 1 năm qua. Đồng thời đây còn là ngày đổi vía, lấy vía của ông Thần Tài để giúp cho gia đình gặp được nhiều may mắn, tài lộc, sung túc và thịnh vượng.

Người ta tin rằng việc thờ cúng Thần Tài sẽ mang tới nhiều tài lộc đối với giá chủ bởi đây là vị thần cai quản về tiền bạc. Đồng thời hy vọng vị thần này sẽ giúp mang lại nhiều may mắn, giúp cho công việc được thuận buồm xuôi gió, tài lộc lúc nào cũng hanh thông.

Chính những ý nghĩa này mà việc thờ cúng Thần Tài đã trở thành tiềm thức đối với người dân Việt Nam và ngày càng được nhiều gia đình thờ cúng.

Ngày vía Thần Tài là ngày mà gia chủ tỏ lòng biết ơn với các vị thần

Ngày vía Thần Tài là ngày mà gia chủ tỏ lòng biết ơn với các vị thần

5. Sai lầm nghiêm trọng khi thờ cúng Thần Tài bạn nên tránh

Việc thờ cúng Thần Tài cần được thực hiện đúng cách để giúp mang tới tài lộc, sự linh ứng cao nhất. Tuy nhiên khi thờ cúng ông Thần Tài, nhiều gia đình vẫn đang vướng phải một vài sai lầm quan trọng, chẳng hạn như:

5.1. Cắm hương chồng chéo lên nhau

Trong mỗi bát hương gia chủ nên sử dụng cốt là gói Thất Bảo. Nó sẽ giúp giữ tài lộc không bị hao hụt. Lưu ý những gia chủ nào thường cắm hương chồng chéo hoặc cắm vào gói Thất Bảo thì sẽ khiến cho việc thờ cúng Thần Tài không có linh khí.

Sai lầm này sẽ khiến cho gia chủ làm ăn thất bát và luôn rơi vào tình trạng nghèo đói quanh năm.

5.2. Không dán nhãn chữ nho sau lưng tượng Thần Tài

Nhiều gia đình chỉ thỉnh Thần Tài mà quên đi dán nhãn chữ nho sau lưng tượng thần này. Điều này sẽ khiến cho việc thờ cúng cũng trở nên vô nghĩa và không được chứng giám. Khi đó gia đình bạn sẽ không gặp được nhiều may mắn, tài lộc như mong muốn.

5.3. Thiếu bài vị gương

Lập bàn thờ Thần Tài sẽ có mục đích cầu tài cầu lộc. Những vật cần có trên bàn thờ phải được chuẩn bị đầy đủ, đặc biệt là bài vị gương. Nếu gia đình nào thiếu bài vị gương thì sẽ khiến tài lộc bị hao mòn, tiền tài, của cải thất thoát và không để ra được đồng nào.

Cần chuẩn bị đầy đủ bài vị gương trên bàn thờ ông Thần Tài để rước tài lộc, may mắn vào nhà

5.4. Thiếu bát tụ lộc

Bát tụ lộc là bát được làm từ thủy tính có phần đáy sâu, bên trong có chứa nước sạch và được rắc hoa tươi. Nếu trên bàn thờ Tài Lộc thiếu bát tụ lộc thì tài lộc, may mắn sẽ không tới với gia đình bạn.

Những thông tin trên chắc hẳn đã giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về vị Thần Tài và nguồn gốc ra đời của vị thần này. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến Thần Tài hoặc việc lập bàn thờ thờ cúng ông Thần Tài thì hãy liên hệ ngay cho Lôi Phong để được đội ngũ nhân viên của công ty tư vấn chi tiết và miễn phí nhé.

Từ khóa » Sự Tích 5 ông Thần Tài