Thần Tài Là Ai? Sự Tích, ý Nghĩa Của Ngày Vía Thần Tài
Có thể bạn quan tâm
Thờ cúng là một trong những nét đẹp trong tín ngưỡng của người Việt. Người Việt thờ cúng những vị thần với mong muốn cầu tài lộc, sức khỏe. Chắc hẳn và đã từng nghe đến thần Tài rồi đúng không nào? Ngày vía Thần Tài cũng xuất phát từ ý nghĩa khá đặc biệt từ vị thần này. Cùng tìm hiểu nhé!
I. Thần Tài là ai?
Thần tài có nguồn gốc bắt nguồn từ đất nước Trung Quốc. Và theo truyền thuyết của họ thì đây là nhân vật lịch sử có thật. Người ấy mang tên Phạm Lãi. Ông được biết đến là một trung thần của Việt Vương Câu Tiễn. Ông được cho một trong những vị thần hết lòng phò tá vua Việt Vương trong hoạn nạn.
Sau khi cùng Việt Vương Câu Tiễn bình định nước nhà, Phạm Lãi đã cùng người yêu là Tây Thi bỏ trốn quan trường về ở ẩn. Với mong muốn có một cuộc đời yên bình. Sau đó, nhờ vào tài năng xuất chúng của mình, Phạm Lãi trở thành một nhà thương buôn thành đạt. Người đời tôn sùng gọi là Đào Công và được tôn là Thần Tài.
Tục lệ thờ cúng thần kiểm Tiền Tài cũng được hình thành. Người dân lấy mùng 10 Tết làm ngày của vị thần này. Họ thờ cúng ông để cầu mong cả năm sung túc tiền tài đầy nhà.
II. Có mấy vị thần tài
Theo nhiều giả thiết để lại thì, Văn cúng thần tài gồm hai vị Bạch tinh quân và Lộc tinh quân giúp trông coi tiền tài của gia chủ. Bạch tinh quân được cho xuất hiện với hình tượng một vị thần mặt trắng, tóc dài dáng vẻ oai phong lẫm liệt. Lộc tinh quân thì có địa vị được xếp ngang với hai vị thần là Phúc và Thọ. Hai vị này được tượng trưng cho tài lộc và sự thăng quan tiến chức trong công việc.
Triệu Công Minh một nhân vật cũng được coi là thần tài. Đúng như cách gọi, vị thần này thường mặc chiến bào, cưỡi hổ, đầu đội mũ vàng với gương mặt sạm đen và râu dài, đậm. Vị thần mang biểu tượng của sự dũng mãnh. Quan Công rất được ưa chuộng và phổ biến trong phong thủy vì có thể giúp trừ ma, trấn công.
Một truyền thuyết khác cho rằng Thần tiền Tài bị “rơi” xuống trần gian vì một lần lỡ say rượu. Sự xuất hiện của ngài mang may mắn cho những gia đình thần đã từng đến. Ngày 10 được coi là ngày mà ngài bay về trời. Khi ngài bay về trời, dân gian lấy ngày này làm ngày vía của ông. Họ tin tưởng rằng, mua vàng sẽ gặp nhiều phúc lộc, sung túc suốt cả năm.
III. Ý nghĩa ngày Vía Thần Tài mà bạn không nên bỏ qua
Giới doanh nhân, thương nhân đặc biệt coi trọng ngày này. Bởi không chỉ là ngày cảm ơn thần Tài đã phù hộ cả 1 năm qua. Mà còn mong đổi vía, lấy vía của thần tiền Tài để phù hộ cho gia chủ làm ăn sung túc.
Người ta cho rằng, ngài là vị thần cai quản tiền bạc. Và tiền bạc chính là biểu tượng của Tài lộc. Do vậy, thờ vị thần này với mong muốn đem tài lộc đến cho gia chủ. Không chỉ tài lộc, vị thần này còn được coi là biểu tượng của may mắn. Vì vậy trước khi làm một công việc gì đó, mọi người thường cầu Thần Tài phù hộ cho công việc được suôn sẻ, thuận buồm xuôi gió, tài lộc hanh thông.
IV. Cúng vía Thần Tài cần chuẩn bị những gì?
Với những người tôn sùng vị thần này, việc chuẩn bị cúng vía cực kỳ quan trọng. Tương truyền, cua biển và heo quay, chuối chín vàng là 3 món được ngài ưa thích. Từ đó, trong ngày mùng 10 Tết luôn được chuẩn bị những lễ vật để cúng ngày vía thần tài này.
Thông thường người làm kinh doanh thờ vị thần này hay làm lễ ở nơi kinh doanh của họ. Điều này mang ý nghĩa mong ngài ghé qua và nhận được may mắn đúng nơi. Còn nếu cúng ở nhà riêng họ thường đặt mâm cúng trước cửa, hay ngoài sân, ban. Tốt nhất, nếu đặt cúng ở nhà riêng thì nên cúng trong nhà.
1. Ngày Vía Thần Tài nên mua gì?
Vàng là vật biểu tượng cho giàu sang, phú quý. Vì thế, người kinh doanh thường có xu hướng đi mua vàng. Ngày vía mua vàng để cầu gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong việc làm ăn, kinh doanh.
2. Tại sao nên thờ thần Tiền tài?
Trong đời sống tâm linh của người Việt Nam rất coi trọng các vị thần. Nếu thổ thần được xem như thần thổ địa trong nhà. Thổ địa giúp cai quản đất đai, phù hộ và giúp đỡ con người trong làm ăn buôn bán. Thì vị thần này được xem là giúp trông coi gia súc, đất đai và tiền bạc châu báu. Người Việt có xu hướng thờ 3 vị thần trong nhà
Việc thờ cúng đối với tiềm thức của người Việt Nam mang lại lợi ích tinh thần vô cùng to lớn trong các gia đình
V. Nên đặt bàn thờ thần tài như nào cho đúng?
Nhiều người cho rằng ban thờ các vị thần nên đặt ở trên cao để thể hiện sự tôn kính. Nhưng vị thần này lại có cách đặt bàn thờ khác biệt. Bàn thờ ngài phải được đặt ở dưới đất ở một góc trước nhà ( thường là ngay cửa ra vào ) và kê sát tường. Nên sắm bàn thờ có bao xung quanh để tránh tác nhân không mong muốn.
Lưu ý đặt bàn thờ đúng cách thì hãy đặt theo cách sau:
Phải đặt ở nơi sáng sủa, đầy đủ ánh sáng. Và nên trang bị các loại đèn trang trí với màu sắc cổ kính, trang nghiêm. Nếu đặt bàn thờ ở những góc khuất ít người thì sẽ không nghênh đón được tiền bạc và may mắn vào nhà.
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết về thần tài cũng như văn hoá tâm linh của người Việt. Hãy quan sát xem nhà bạn đã đặt bàn thờ đúng cách chưa? Nếu chưa hãy chỉnh lại cho đúng để đón được nhiều tài lộc nhé.
Xem thêm: Ngày Tam Nương là ngày gì? Nguồn gốc, ý nghĩa, kiêng kỵ điều gì?
Xem thêm: Tiết Thanh Minh là ngày nào? Nguồn gốc, ý nghĩa Tiết Thanh Minh đối với người Việt
Từ khóa » Sự Tích Thần Tài Và Thổ địa
-
Sự Tích Và Tục Thờ Ông Địa - Thần Tài - Văn Hóa Tâm Linh
-
Sự Tích Và Tục Thờ Ông Địa - Thần Tài Ngày Tết - Hình Ảnh Việt Nam
-
Nguồn Gốc, ý Nghĩa Tục Thờ Thần Tài Và Thần Thổ Địa
-
Thần Tài Là Ai? Sự Tích Của ông Thần Tài Qua Các Truyền Thuyết
-
Sự Tích Về Thần Tài
-
Sự Tích Về ông địa Và Thần Tài Trong Dân Gian - YouTube
-
Cổ Tích Việt Nam | Tích Thần Tài Thổ Địa - YouTube
-
Sự Tích Thần Tài - Thờ Thần Tài Và Mua Vàng Ngày Vía ... - YouTube
-
Ông Địa Là Ai? Cách Phân Biệt ông Địa (Thổ Công) Và Thần Tài
-
Sự Tích ông Thần Tài - Đồ Gỗ An Phát
-
Nguồn Gốc Ông Địa, Thần Tài: Phật Tử Có Nên Thờ Trong Nhà?
-
Sự Tích Ông Địa - Kho Tàng Truyện Cổ Tích Chọn Lọc
-
Thần Tài Là Ai? Nguồn Gốc Và ý Nghĩa Của Tục Thờ Thần Tài
-
Thần Tài – Wikipedia Tiếng Việt