Thận Trọng Khi Bổ Sung Canxi Trong Giai đoạn Mang Thai
Có thể bạn quan tâm
Ngoài các loại vitamin và các khoáng chất cần thiết bổ sung hàng ngày trong thời kỳ mang thai, có lẽ các mẹ bầu quan tâm bổ sung canxi nhất để củng cố cho sự hình thành và phát triển khung xương của bé, giúp bé vận động cứng cáp và có một chiều cao tốt sau này.
Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng biết là bổ sung canxi cũng có giới hạn, vượt mức giới hạn này thì lợi bất cập hại, sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng đến mẹ và con. Vì khả năng hấp thụ canxi đường ruột sẽ tăng lên khi mang thai nên không phải cứ uống canxi gấp 2-3 lần người bình thường là tốt mà phải luôn luôn hỏi ý kiến bác sĩ và dựa vào tình trạng sức khỏe của mình.
1. Tác dụng phụ của canxi khi dùng quá liều
Tổ chức Y Tế Thế giới khuyến cáo phụ nữ có thai bổ sung từ 1.5 – 2.0 g canxi nguyên tố mỗi ngày. Bổ sung canxi quá mức khuyến cáo có thể gây nên một số tác dụng phụ như:
– Tăng canxi trong máu và nước tiểu.
– Hội chứng sữa – kiềm: xảy ra khi uống thuốc bổ sung canxi cùng với sữa.
– Táo bón
– Khó tiêu
– Buồn nôn
– Đầy hơi
– Đau bụng
– Ngứa
– Nổi mẩn, mề đay
– Ăn không ngon
– Khô miệng, khát nước
– Đi tiểu nhiều.
– Có nguy cơ bị sỏi thận
– Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến lẫn lộn, mê sảng, hôn mê và nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
2. Thận trọng khi bổ sung canxi
Bổ sung canxi bằng đường uống thường được xem là an toàn đối với các bà mẹ mang thai và cho con bú. Tránh các thuốc bổ sung canxi từ đá trầm tích (dolomite), vỏ ốc hoặc xương vì những thành phần này có thể chứa chì ở mức cao. Những người mắc các bệnh như canxi máu cao, canxi trong nước tiểu cao, cường giáp, bướu xương, sỏi thận, các rối loạn về thận cần thận trọng khi bổ sung canxi.
Dùng cẩn trọng với những người bị thiếu axit clohidric (HCl) trong dịch vị vì thiếu chất này có thể làm giảm đi khả năng bài tiết canxi.
Người bị rối loạn nhịp tim cũng cần thận trọng vì một số lượng lớn canxi đi vào cơ thể có thể làm cho tim đập chậm hoặc nhanh hơn.
3. Bổ sung canxi đúng cách như thế nào?
Việc bổ sung canxi cũng có thể cản trở sự hấp thu chất sắt nên không nên uống hai viên sắt và canxi cùng lúc, hoặc bạn có thể uống thêm vitamin C khi dùng hai viên bổ sung này (hiện nay có một số viên vitamin tổng hợp hai thành phần này để cơ thể có thể hấp thụ cả hai cùng lúc).
Canxi có thể ảnh hưởng quá trình điều trị tuyến giáp, do đó không dùng thuốc bổ sung canxi cùng với thuốc điều trị tuyến giáp mà nên cách ít nhất 4 tiếng.
Không uống canxi cùng với sữa. Nên ăn một chút trước khi bổ sung canxi để kích thích dịch vị tiết ra, giúp bài tiết canxi thừa.
Tránh hút thuốc vì có thể làm giảm khả năng hấp thụ canxi trong ruột và có thể gây ra loãng xương.
Từ khóa » Bổ Sung Canxi Cho Bà Bầu Bị Sỏi Thận
-
Bà Bầu Bị Sỏi Thận Có Nên Uống Canxi Không? - Sắt
-
Những điều Cần Biết Dành Cho Mẹ Bầu Bị Sỏi Thận Trong Thai Kỳ
-
Cháu Bị Sỏi Thận, Có Nên Bổ Sung Thuốc Canxi Khi Mang Bầu?
-
Chế độ Dinh Dưỡng Cho Mẹ Bầu Bị Sỏi Thận Khi Mang Thai
-
Điều Trị Sỏi Thận Khi Mang Thai Có Hiệu Quả Không? | TCI Hospital
-
Bị Sỏi Thận Khi Mang Thai Phải Làm Sao? | TCI Hospital
-
Làm Thế Nào Nếu Bị Sỏi Thận Khi Mang Thai? - Vinmec
-
Sai Lầm Khi Bổ Sung Canxi Cho Mẹ Bầu: Mẹ Bị Sỏi Thận Mà Con Vẫn ...
-
Bổ Sung Canxi Thế Nào để Tránh Sỏi Thận? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Bệnh Nhân Sỏi Thận Có Nên Bổ Sung Canxi
-
Sỏi Thận Và Thai Kỳ: Phụ Nữ Mang Thai Cần Biết.
-
Bị Sỏi Thận Khi Mang Thai Có ảnh Hưởng Gì Không?
-
Bà Bầu Bị Sỏi Thận Phải Làm Sao? Có ảnh Hưởng Tới Thai Nhi Không?
-
Mẹ Bầu Bị Sỏi Thận Nên ăn Gì? 4 Thực Phẩm Dành Cho ...