Thận Trọng Khi Chữa Bệnh Bằng Phương Pháp Cạo Gió - Báo Đắk Lắk
Có thể bạn quan tâm
Cạo gió là một cách làm dân gian được sử dụng phổ biến để trị các chứng bệnh cảm cúm, đau nhức cơ thể. Tuy nhiên, nếu áp dụng không cẩn thận, biện pháp này sẽ gây nên những tai biến nguy hiểm.
Theo quan niệm của Đông y, cảm lạnh là cảm mạo, cảm cúm, trúng gió... hay gặp khi trời lạnh. Khi đó, không khí lạnh sẽ “thâm nhập” vào cơ thể qua lỗ chân lông và đường hô hấp, gây đau đầu, sổ mũi, ho, kèm theo các khớp xương nhức mỏi, sốt nhẹ. Vì vậy, dân gian hay dùng phương pháp cạo để “đẩy gió” ra bên ngoài nhằm giải cảm, giảm các chứng mệt mỏi để hóa giải cơ bắp, phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên, nếu sử dụng không thận trọng, phương pháp này sẽ gây nên những hậu quả nguy hiểm.
Mỗi lần nhức đầu, đau mỏi, chị Nguyễn Thị Nhàn (thôn 4, xã Cư Êbur, TP. Buôn Ma Thuột) đều có thói quen cạo gió, bắt gió mới cảm thấy dễ chịu. Đợt cảm cúm vừa rồi, chị cạo gió mạnh tay quá nên chỗ cạo gió trên vai bị bầm tím, sưng đỏ, gây đau. Khi chị đi khám, bác sĩ không cho chị cạo gió nữa vì chị có những bệnh lý khiến việc cạo gió trở nên không an toàn.
Ảnh minh họa. |
Lương y Võ Thuận Hóa, Phó Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Đắk Lắk cho biết, cạo gió có tác dụng trị đau, nhức mỏi do nhiễm nước (dầm mưa lâu, đang đổ mồ hôi vội tắm ngay), do đi nắng về bị nhức đầu, nhức mỏi do ngồi lâu, nằm sai tư thế, làm việc nặng, bị cảm gây mỏi cơ. Cách cạo là dùng dầu gió, bôi lên chỗ bị đau, dùng vật cứng dạng tròn, nhẵn như đồng xu hay đầu muỗng để cạo nhẹ nhàng. Ví dụ đau cổ - vai thì cạo gió từ hai bên cột sống cổ kéo xuống vai, đau lưng thì cạo dọc hai bên cột sống lưng…
Việc cạo gió nhằm làm vỡ một số mạch máu ngoại biên li ti, giải quyết tình trạng ứ huyết gây đau nhức. Việc vỡ những mạch máu nhỏ này không gây nguy hiểm ở người bình thường. Còn việc "bắt gió" theo kiểu dùng dầu bôi lên và day từ hai thái dương kéo vào ấn đường, có khi ngắt cho đỏ cả khu vực này thì không đúng. Không nên dùng dầu tại vùng này vì gần mắt, dễ gây hại cho mắt. Cách day ấn huyệt đúng là day hai huyệt Thái dương, hoặc có thể day từ trong ra ngoài: từ ấn đường dọc theo cung mày ra đến hai bên thái dương. Ngoài ra có thể day ấn huyệt Phong trì sau gáy.
Lương y Võ Thuận Hóa cũng lưu ý, không phải ai cũng có thể cạo gió; những trường hợp không được cạo gió gồm: người bị cao huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết, phụ nữ có thai. Tuyệt đối không cạo gió cho trẻ em bởi da của trẻ rất non và mỏng nên rất dễ xung huyết, khí huyết cũng rất yếu sẽ không chịu được nhiệt độ cao khi cạo gió. Khi cạo gió xong nên uống một cốc trà gừng hoặc một bát cháo tía tô với hành hoặc uống một cốc nước sôi để nguội pha chút muối. Người bệnh nằm yên trên giường sau khi được cạo gió, không đi ra ngoài vì dễ nhiễm lạnh, đặc biệt không được tắm sau khi cạo gió. Cạo gió là một phương pháp trị liệu đơn giản nhưng trong mọi trường hợp vẫn cần được khám và chỉ định cụ thể của các thầy thuốc chuyên khoa.
Liên Chi
Từ khóa » Cạo Gió Bầm đen Là Bệnh Gì
-
Bệnh Cảm, Có Cần Cạo Gió đến Mức đỏ Bầm? - Báo Tuổi Trẻ
-
Cạo Gió đỏ Bầm – Phương Pháp Dân Gian Trị Bệnh Hiệu Quả
-
Cạo Gió Và Những điều Cần Lưu ý - VnExpress Sức Khỏe
-
Cạo Gió Cũng Có "chống Chỉ định"
-
Suýt Chết Vì... Cạo Gió
-
Tại Sao Cạo Gió Da Lại đỏ?
-
Cạo Gió Giải Cảm Tùy Tiện Có Thể Dẫn Tới Tử Vong
-
Top 15 Cạo Gió Bầm đen Là Bệnh Gì
-
Giác Hơi Bị Thâm Và Những điều Cần Phải Biết - YouMed
-
Cạo Gió - Sức Khỏe - Hoa Xương Rồng
-
Xuất Hiện Vết Bầm Tím Trên Da, Chuyên Gia Cảnh Báo Dấu Hiệu Cần đi ...
-
Giải Thích Hiện Tượng Trúng Gió - Tại Sao Cạo Gió Lại đỡ Mệt
-
CÓ NÊN CẠO GIÓ KHÔNG?
-
Cạo Gió – Wikipedia Tiếng Việt