Thận Trọng Khi Sử Dụng Albumin
Có thể bạn quan tâm
Mới đây, Cục Quản lý Dược có Công văn số 1711/QLD-TT về thông tin phản ứng có hại liên quan đến thuốc relab 20% (albumin 20%). Trước đó, Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc cũng đã có thông báo về chuỗi báo cáo phản ứng có hại liên quan đến thuốc relab nhận được từ các BVĐK Hà Giang, BVĐK Bắc Cạn, BVĐK Thống nhất Đồng Nai và BV Bình Dân TP.HCM trong năm 2012 và đầu năm 2013.
Trong các trường hợp đã báo cáo phản ứng có hại, sau khi truyền thuốc đa số bệnh nhân đều có biểu hiện rét run, sốt, mệt, khó thở; một số bệnh nhân bị rét run, huyết áp tăng, mạch nhanh kèm theo sốt cao. Đây là biểu hiện phản ứng có hại của thuốc xảy ra liên tục với cùng một thuốc trên nhiều lô sản xuất của cùng một nhà sản xuất trong một thời gian ngắn.
Truyền albumin dưới sự giám sát chặt chẽ của nhân viên y tế.
Albumin là gì?
Albumin là protein quan trọng nhất của huyết thanh tham gia vào hai chức năng chính là duy trì áp lực thẩm thấu keo trong huyết tương, đồng thời liên kết và vận chuyển các chất có phân tử lượng nhỏ như bilirubin, hormon steroid, acid béo và các hoạt chất thuốc trong máu khi bệnh nhân đang điều trị.
Công dụng của các chế phẩm có albumin
Thuốc này được dùng để điều trị sốc giảm thể tích; phụ trợ trong thẩm tách máu cho bệnh nhân chịu sự thẩm tách dài ngày hoặc cho những bệnh nhân quá tải dịch và không thể dung nạp lượng lớn dung dịch muối trong điều trị sốc hoặc hạ huyết áp; trong các phẫu thuật tim phổi. Có thể chỉ định trong hội chứng suy hô hấp cấp ở người lớn, chấn thương nặng hoặc phẫu thuật làm sự mất albumin gia tăng, thận hư cấp, suy gan cấp hoặc cổ trướng. Tuyệt đối không dùng trong trường hợp thiếu máu nặng hoặc suy tim với thể tích máu nội mạch bình thường hoặc tăng. Người có bệnh sử dị ứng với albumin cũng không được dùng.
Trên thị trường dược phẩm hiện nay có khá nhiều biệt dược của albumin. Dung dịch albumin được điều chế từ huyết tương. Dung dịch đậm đặc chứa 15-20% protein toàn phần. Các phản ứng có hại (ADR) có thể xảy ra như sốc phản vệ, dị ứng, nôn, nổi mày đay... có thể do các phân tử bị đông vón trong chế phẩm hoặc có mặt các kháng thể kháng protein di truyền của albumin người. Trường hợp sử dụng thuốc bị sốc hay dị ứng cần ngừng ngay thuốc đang sử dụng và xử trí theo quy trình chống sốc phản vệ của Bộ Y tế quy định.
Cần thận trọng khi truyền albumin
Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, các bệnh viện có sử dụng albumin cần làm tốt công tác thông tin và cảnh báo về những phản ứng có hại của thuốc có chứa albumin, đồng thời hướng dẫn nhân viên y tế tăng cường theo dõi bệnh nhân đã được kê đơn sử dụng thuốc albumin 20%, phát hiện và xử trí kịp thời các trường hợp phản ứng có hại của thuốc (nếu có). Cục Quản lý Dược đã có công văn yêu cầu Viện Kiểm nghiệm thuốc TW và Viện Kiểm nghiệm thuốc TP.HCM lấy mẫu thuốc albumin nói trên để kiểm tra chất lượng, sau đó sẽ xem xét và tiếp tục xử lý.
ThS. Lê Quốc Thịnh
Từ khóa » Dịch Truyền đạm Albumin
-
Những điều Cần Biết Về Thuốc Albumin | Vinmec
-
Những điều Cần Biết Về Truyền Albumin Trong Hội Chứng Thận Hư
-
Albumin Là Thuốc Gì? Công Dụng & Liều Dùng Hello Bacsi
-
️ Vai Trò Của Dịch Truyền Albumin Trên Bệnh Nhân Hồi Sức
-
Dịch Truyền Tĩnh Mạch: Albumin
-
Albumin - Dược Thư
-
Thuốc: HUMAN ALBUMIN BATEX 200g/l (Hoạt Chất Human Albumin)
-
Sử Dụng Hợp Lý Albumin Trên Thực Hành Lâm Sàng
-
ALBUMIN - Bệnh Viện Quân Y 7A
-
Human Albumin Baxter 200G/L 20% 50ml - Nhà Thuốc Long Châu
-
Dung Dịch Tiêm Truyền Human Albumin 20% Biotest (50ml)
-
Truyền Albumin Trong Những Bệnh Nhân Chọc Tháo Dịch Báng Lượng ...
-
Albiomin 20%(200G/I) 50Ml - Nhà Thuốc Long Châu